NGHE SƯ PHỤ NÓI_TẬP 87_GIÁO DỤC THÁNH HIỀN NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 3:48
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 3:48
 
1x
37 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
NGHE SƯ PHỤ NÓI
TẬP 87
GIÁO DỤC THÁNH HIỀN NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Buổi trò chuyện cùng quan khách ngày 20/5/2018
Giáo dục của người Trung Hoa, từ xưa đến nay, là giáo dục gì vậy? Là giáo dục thánh hiền. Mục đích của giáo dục là giúp người đó thành thánh nhân, thành hiền nhân. Cho nên giáo dục thánh hiền kéo dài năm ngàn năm, nhất định không thể đánh mất, sau khi đánh mất thì xã hội sẽ động loạn, vậy thì khổ vô cùng tận.
Sự nhận biết của giáo dục Trung Hoa cực kỳ rõ ràng, giáo dục này từ đâu mà có? Từ hiếu thân tôn sư. Bất hiếu với cha mẹ, không tôn trọng sư trưởng thì không cách nào tiếp nhận được nền giáo dục này. Hiện nay, không có người hiếu thảo cha mẹ, cũng không có người kính trọng sư trưởng, nền giáo dục này sẽ diệt vong, sẽ trở thành cái tên trong lịch sử, đây là một việc lớn!
Do đó, hiện nay tôi đang khích lệ học sinh, cũng khích lệ thầy cô, sự nghiệp của chúng ta là gì vậy? Tiếp nối đời trước, dẫn dắt đời sau, là việc lớn! Tìm lại giáo dục năm ngàn năm của tổ tiên, tìm ra rồi nó không cũ kỹ, nó không phải là đồ hư, là đồ tốt, hiệu nghiệm. Hiện nay, mọi người đều muốn hòa bình, hòa bình từ đâu có? Tìm không ra.
Gốc của giáo dục Trung Hoa vô cùng đơn giản, chính là hiếu thân tôn sư, đây là đại căn đại bản của năm ngàn năm văn hóa. Con người bất hiếu với cha mẹ, không tôn trọng sư trưởng, không làm được gì cả; cũng không còn luân lý, đạo đức, nhân quả, vậy thì tạo nghiệp. Phật pháp giảng: Thiện có thiện báo, ác có ác báo. Quả báo ở ngay trước mặt, quý vị quan sát tỉ mỉ thì quý vị có thể thấy được. Vậy làm sao đây?
Nền giáo dục của Trung Hoa bắt đầu từ khi nào? Khi người mẹ mang thai, bắt đầu từ thai giáo. Không phải là mấy tuổi đi học, mà là khi người mẹ mang thai đã được học, chúng vẫn chưa ra đời thì đã tiếp nhận thai giáo của người mẹ. Vì vậy, cắm gốc rễ giáo dục là do ai cắm? Do người mẹ. Cho nên năm ngàn năm của Trung Hoa, đời nào cũng có hiền nhân, thánh hiền quân tử, giáo dục của họ chính là thánh hiền quân tử.
Khi mang thai, tư tưởng, lời nói và hành vi của người mẹ đều ảnh hưởng đến thai nhi, cho nên họ phải thể hiện phong cách của người thánh hiền, trẻ con tự nhiên sẽ tiếp nhận. Nền tảng luân lý là như vậy.
Chúng tôi chỉ hy vọng viện Hán học có thể xây dựng ở khắp Châu Âu, vực dậy và khôi phục lại Hán học của Trung Hoa. Việc làm này đối với nền giáo dục Trung Hoa sẽ khởi tác dụng rất lớn. Hiện nay làm vẫn còn kịp, trong mười năm; mười năm này chúng ta không làm thì sau này sẽ rất khó khăn. Vì sao vậy? Hiện nay, vẫn còn tìm được vài người đọc sách cổ, rất ít, phải tìm những người này đến dạy. Những người này có thể đều không có học vị, nhưng họ có học thức thật, Trung Hoa vẫn còn văn hóa. Sau mười năm, những người này đều qua đời, một người thầy cũng tìm không được, lúc đó muốn làm cũng gặp khó khăn rồi, văn hóa năm ngàn năm sẽ bị đứt đoạn, trở thành đồ cổ, vậy thì đáng thương thay!
Category
Video Pháp thoại
Show more