DI ĐÀ QUANG NHIẾP NGƯỜI NIỆM PHẬT

2 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Chủ giảng: Pháp sư Huệ Tịnh
Người dịch: Thích nữ Hòa Ý
Người đọc: Diệu Hương
----------------------
Hôm nay là ngày Vía Di-đà, cũng là bổn tôn của Tịnh Độ tông, ngày đản sanh của Nam-mô A-di-đà Phật, đồng thời cũng là ngày Phật quang chiếu khắp mãnh liệt nhất. Nghĩa là chỉ cần niệm Phật thì có ánh sáng của Phật chiếu soi, người người niệm Phật, người người phóng quang, người người cát tường, nơi nơi niệm Phật, nơi nơi phóng quang, nơi nơi an lành. Có liên quan niệm Phật thì được Phật A-di-đà phóng ánh sáng chiếu soi nhiếp thủ. Điều này có y cứ kinh văn.
Kinh Quán Vô Lượng Thọ quán thứ 9 nói Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn nghìn tướng, trong mỗi một tướng đều có tám vạn bốn nghìn tùy hình hảo, trong mỗi một hình hảo lại có tám vạn bốn nghìn ánh sáng, mỗi mỗi “ánh sáng chiếu khắp mười phương thế giới, nhiếp thủ không bỏ chúng sanh niệm Phật”.
Nhiếp thủ không bỏ nghĩa là gì? Là khi còn bình sanh đã được nhiếp thủ, tức là đối với chúng sanh niệm Phật khi còn bình sanh thì đã bảo hộ họ mãi đến khi họ lâm chung, tiếp dẫn họ vãng sanh thế giới Cực Lạc. Quán triệt trọn vẹn, bảo hộ nhiếp thủ, không bỏ không rời, cho nên nói “nhiếp thủ không bỏ”. Điều này nói từ “thụ”. Nói từ “hoành” thì tâm Phật là bình đẳng, người xuất gia niệm Phật thì Phật A-di-đà nhiếp thủ không bỏ, người tại gia niệm Phật thì Phật A-di-đà cũng nhiếp thủ không bỏ giống như vậy, sẽ không vì xuất gia tại gia mà có sự khác biệt, mặc dù cao tăng căn cơ lanh lợi, vừa niệm Phật thì trong tâm thanh tịnh mà phàm phu tục tử thông thường phiền não nghiệp chướng sâu nặng, dù cho họ niệm Phật mà vọng tưởng tạp niệm bủa vây, thế nhưng sự nhiếp thủ của Phật A-di-đà vẫn thế, không có khác biệt, vẫn bình đẳng. Có thể nói “khi bình sanh đã nhiếp thủ, mãi đến lâm chung vẫn không bỏ”.
Thế nên Đại sư Thiện Đạo trong Vãng sanh lễ tán nói: “Sắc thân Di-đà như núi vàng, tướng hảo quang minh chiếu mười phương, chỉ có niệm Phật được ánh sáng nhiếp, nên biết bản nguyện mạnh vô cùng”. Tức là quang minh Di-đà đầy khắp cả vũ trụ, có công năng, tác dụng gì? Quán kinh nói: “Nhiếp thủ không bỏ chúng sanh niệm Phật”. Câu văn kinh này chính là đang giải thích tác dụng và mục đích của “ánh sáng chiếu khắp mười phương thế giới”, cũng là tác dụng và mục đích ánh sáng của Di-đà, là “nhiếp thủ không bỏ chúng sanh niệm Phật” được nói trong Quán kinh, nghĩa là “nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật”. Ý nghĩa phía sau đoạn văn kinh này tức là không có chúng sanh niệm Phật không được nhiếp thủ không bỏ, có niệm Phật thì có nhiếp thủ không bỏ.
...............................
Công đức cảnh giới đạt được lại vô cùng cao siêu. Vì sao, được vãng sanh quyết định, được thoát khỏi luân hồi, được vãng sanh Cực Lạc thành Phật, đây chẳng phải là cảnh giới cao siêu vô cùng sao?
Cũng là công đức siêu việt vô cùng. Chỉ là niệm Phật mà thôi liền có công đưc thù thắng như thế, cho nên trong Vãng sanh luận chú Đại sư Đàm Loan nói pháp môn niệm Phật Tịnh Độ tông là “chỗ cùng cực của Đại thừa, là chiếc thuyền thuận gió bất thoái”, còn Đại sư Ấn Quang nói: “Hạ thủ dễ mà thành công cao; dụng công ít mà hiệu quả nhanh”.
Ngày Vía Di-đà mọi người đều đang niệm Phật chúc mừng, thế thì khai thị hôm nay dừng ở đây, mong rằng đại chúng: người người niệm Phật, người người được quang minh Phật nhiếp thủ không bỏ, mãi đến vãng sanh thành Phật.

Nam-mô A-di-đà Phật
Category
Dharma