TÔI ĐÃ QUYẾT ĐỊNH VÃNG SANH RỒI
Chủ giảng: Pháp sư Tịnh Bổn
Người dịch: Thích nữ Hòa Ý
Người đọc: Tuệ Tri
------------------
Pháp sư nọ có trải nghiệm thế này, ông có được sự gợi mở như thế từ cha của mình. Cha mẹ của ông đều là người niệm Phật, cha qua đời trước khi ông xuất gia. Lúc ấy ông nói việc này đã để lợi ấn tượng vô cùng sâu sắc cho ông. Cha ông thật ra là một nông dân chất phác mộc mạc, cả đời là một người rất bình thường. Có lần, cha bị bệnh rất nặng, ông đến bệnh viện thăm cha, thấy tình trạng có lẽ là cha sắp qua đời. Không ngờ lúc ấy mẹ hỏi cha: “Ông thế này vãng sanh thế giới Cực Lạc không trở ngại gì chứ?”, lúc ấy vị pháp sư vẫn chưa xuất gia, không học Phật nhiều, cũng không biết mẹ hỏi cha câu này có nghĩa gì. Bất ngờ là lúc ấy cha trả lời: “Aida, đừng lo, hiện tại tôi đã quyết định vãng sanh rồi”.
Bấy giờ mắt cha chỉ hơi hé mở, nhưng ngữ khí lại rất chắc chắn, kiên định nói bản thân quyết định vãng sanh Tịnh Độ. Mẹ ông nghe xong vô cùng vui mừng, liền nói: “Vậy thì quá tốt, quá mừng rồi”. Tiếp sau người cha an tường vãng sanh Tịnh Độ trong không khí niệm Phật. Việc này đối với con trai mà nói quả là ấn tượng sâu sắc. Sau này ông mới biết, câu nói này của cha thật ra là tâm đắc tốt nhất. Tâm thái của người niệm Phật nên thế nào?
Thật ra chỉ một câu “Tôi đã quyết định vãng sanh”, bất kể hôm nay chúng ta học nhiều hơn đi chăng nữa, thì vì một câu “tôi đã quyết định vãng sanh” này mà thôi. Hôm nay chúng ta niệm Phật vì để có thể quyết định vãng sanh Tịnh Độ. Đạo lý càng thâm áo hơn thật ra cũng không bằng câu nói ngắn ngủi, an tâm như thế. Đúng không các vị?
Chúng ta học nhiều cũng tốt, đến cuối cùng khi đối điện với cái chết, ngoại trừ quyết định an tâm vãng sanh ra, thật ra căn bản những cái khác đều không ích chi, đúng không?
Khi phải chết còn có thể nói gì, lẽ nào phải nói Phật pháp, còn phải nói công phu, thần thông sao. Giống những bậc học Phật nổi tiếng trước đây như Âu Dương Cảnh Vô, hay là Tô Đông Pha, học vấn của học rất cao, nhưng sau cùng, họ phải dựa vào công phu tu hành của mình để vượt qua biển lớn sanh tử, cũng là mê mang hồ đồ, cũng là không vượt qua nổi. Cho nên người hiện tại cả ngày nói thiền tu của mình, bàn công phu của mình, nói thật ra thì đó chính là không tự lượng sức mình. Các vị, công phu của chúng ta có tốt như thế không?
Chúng ta nghĩ, nếu hôm nay chúng ta ăn phải thức ăn hư, đau bụng, tìm không được nhà vệ sinh, bạn có biết cảm giác đó không? Lúc ấy, bạn vẫn nói mình có công phu không. Hiện tại bạn sốt 40 độ sắp hôn mê tới nơi, bạn vẫn có thể nói mình thanh tịnh không. Lúc ấy, bạn đợi một thêm một giây thôi cũng đau khổ, vậy thì càng không cần nói mình dựa vào công phu “mèo ba chân” của mình để vượt qua biển lớn sanh tử siêu cấp này.
Đại sư Ngẫu Ích nói: “Đối với cửa ải lâm chung ở cõi Ta-bà thì tự lực tu hành khó đủ sức để vượt qua nhất”.
Câu này nghĩa là ở thế giới Ta-bà này mà dựa vào công phu tu hành của mình là khó đủ sức nhất để vượt qua cửa ải sanh tử. Dù cho là người tu hành càng thâm nhập thì chỉ cần họ vẫn còn chút tập khí nhỏ thì đều sẽ đọa lạc. Cổ nhân nói 10 người dựa vào sự tu hành của bản thân để thành tựu thì có 9 người mê muội ở cửa ải sanh tử sau cùng là như thế.
Không bằng nói, chúng ta niệm Phật, tiếp nhận sự cứu độ của Phật A-di-đà, có sự an tâm nương tựa Phật A-di-đà, như Phật A-di-đà nói: “Ánh sáng chiếu khắp mười phương cõi nước, nhiếp thủ không bỏ chúng sanh niệm Phật”.
Phật A-di-đà nắm chặt người niệm Phật chúng ta, cái gì gọi là “nhiếp thủ không bỏ”?
.....................
Tịnh Độ tông sở dĩ có thể khiến chúng ta hoàn toàn an tâm, chính vì tất cả đều đến từ Phật A-di-đà, không phải nghe người khác nói, cũng không xét bản thân chúng ta có nhân duyên thế nào, chỉ có nương nguyện lực Phật A-di-đà, chỉ cần Phật A-di-đà vẫn ở đây thì tất thảy đều không thành vấn đề. Như thế mới có thể khiến chúng ta đại an tâm triệt để, sinh mạng của chúng ta thật ra cũng mới có thể đạt được sự trọn vẹn chân chính, vì đã quyết định vãng sanh Tịnh Độ.
Nhưng một người có nhận thức về sinh mạng, chỉ có nói “đời này tôi chỉ cần ăn uống chơi bời sống hết đời, tiền thế lai sinh thế nào tôi mặc kệ”. Như thế, pháp môn niệm Phật anh ta cũng không nghe lọt tai, song cũng không cần lo lắng, vì Phật A-di-đà từ bi, người thế gian có câu nói “rồi sẽ có ngày đợi được bạn”, bởi vì người người đều sẽ đối diện với cái chết, tại thế giới này chẳng có ai là vô duyên với cái chết, vì mỗi người đều sẽ chết, chỉ là vấn đề sớm muộn mà thôi, đúng không? Vì thế, dù hiện tại bạn không tiếp nhận, sau này, khi đối diện với cái chết cũng phải tiếp nhận, hoặc là sau khi tắt thở, thân trung ấm mới tiếp nhận cũng được, nếu không thì đợi đến đời sau, bạn xem, thật là sẽ có ngày đợi được bạn. Vô lượng thọ của Phật A-di-đà là vì để có ngày đợi được bạn. Chỉ là nói, hiện tại chúng ta gặp được rồi, vậy chúng ta hiện tại tiếp nhận, hiện tại niệm Phật thì tâm tâm tương ưng với Phật A-di-đà, như thế là viên mãn từ lâu.
Nam-mô A-di-đà Phật
Người dịch: Thích nữ Hòa Ý
Người đọc: Tuệ Tri
------------------
Pháp sư nọ có trải nghiệm thế này, ông có được sự gợi mở như thế từ cha của mình. Cha mẹ của ông đều là người niệm Phật, cha qua đời trước khi ông xuất gia. Lúc ấy ông nói việc này đã để lợi ấn tượng vô cùng sâu sắc cho ông. Cha ông thật ra là một nông dân chất phác mộc mạc, cả đời là một người rất bình thường. Có lần, cha bị bệnh rất nặng, ông đến bệnh viện thăm cha, thấy tình trạng có lẽ là cha sắp qua đời. Không ngờ lúc ấy mẹ hỏi cha: “Ông thế này vãng sanh thế giới Cực Lạc không trở ngại gì chứ?”, lúc ấy vị pháp sư vẫn chưa xuất gia, không học Phật nhiều, cũng không biết mẹ hỏi cha câu này có nghĩa gì. Bất ngờ là lúc ấy cha trả lời: “Aida, đừng lo, hiện tại tôi đã quyết định vãng sanh rồi”.
Bấy giờ mắt cha chỉ hơi hé mở, nhưng ngữ khí lại rất chắc chắn, kiên định nói bản thân quyết định vãng sanh Tịnh Độ. Mẹ ông nghe xong vô cùng vui mừng, liền nói: “Vậy thì quá tốt, quá mừng rồi”. Tiếp sau người cha an tường vãng sanh Tịnh Độ trong không khí niệm Phật. Việc này đối với con trai mà nói quả là ấn tượng sâu sắc. Sau này ông mới biết, câu nói này của cha thật ra là tâm đắc tốt nhất. Tâm thái của người niệm Phật nên thế nào?
Thật ra chỉ một câu “Tôi đã quyết định vãng sanh”, bất kể hôm nay chúng ta học nhiều hơn đi chăng nữa, thì vì một câu “tôi đã quyết định vãng sanh” này mà thôi. Hôm nay chúng ta niệm Phật vì để có thể quyết định vãng sanh Tịnh Độ. Đạo lý càng thâm áo hơn thật ra cũng không bằng câu nói ngắn ngủi, an tâm như thế. Đúng không các vị?
Chúng ta học nhiều cũng tốt, đến cuối cùng khi đối điện với cái chết, ngoại trừ quyết định an tâm vãng sanh ra, thật ra căn bản những cái khác đều không ích chi, đúng không?
Khi phải chết còn có thể nói gì, lẽ nào phải nói Phật pháp, còn phải nói công phu, thần thông sao. Giống những bậc học Phật nổi tiếng trước đây như Âu Dương Cảnh Vô, hay là Tô Đông Pha, học vấn của học rất cao, nhưng sau cùng, họ phải dựa vào công phu tu hành của mình để vượt qua biển lớn sanh tử, cũng là mê mang hồ đồ, cũng là không vượt qua nổi. Cho nên người hiện tại cả ngày nói thiền tu của mình, bàn công phu của mình, nói thật ra thì đó chính là không tự lượng sức mình. Các vị, công phu của chúng ta có tốt như thế không?
Chúng ta nghĩ, nếu hôm nay chúng ta ăn phải thức ăn hư, đau bụng, tìm không được nhà vệ sinh, bạn có biết cảm giác đó không? Lúc ấy, bạn vẫn nói mình có công phu không. Hiện tại bạn sốt 40 độ sắp hôn mê tới nơi, bạn vẫn có thể nói mình thanh tịnh không. Lúc ấy, bạn đợi một thêm một giây thôi cũng đau khổ, vậy thì càng không cần nói mình dựa vào công phu “mèo ba chân” của mình để vượt qua biển lớn sanh tử siêu cấp này.
Đại sư Ngẫu Ích nói: “Đối với cửa ải lâm chung ở cõi Ta-bà thì tự lực tu hành khó đủ sức để vượt qua nhất”.
Câu này nghĩa là ở thế giới Ta-bà này mà dựa vào công phu tu hành của mình là khó đủ sức nhất để vượt qua cửa ải sanh tử. Dù cho là người tu hành càng thâm nhập thì chỉ cần họ vẫn còn chút tập khí nhỏ thì đều sẽ đọa lạc. Cổ nhân nói 10 người dựa vào sự tu hành của bản thân để thành tựu thì có 9 người mê muội ở cửa ải sanh tử sau cùng là như thế.
Không bằng nói, chúng ta niệm Phật, tiếp nhận sự cứu độ của Phật A-di-đà, có sự an tâm nương tựa Phật A-di-đà, như Phật A-di-đà nói: “Ánh sáng chiếu khắp mười phương cõi nước, nhiếp thủ không bỏ chúng sanh niệm Phật”.
Phật A-di-đà nắm chặt người niệm Phật chúng ta, cái gì gọi là “nhiếp thủ không bỏ”?
.....................
Tịnh Độ tông sở dĩ có thể khiến chúng ta hoàn toàn an tâm, chính vì tất cả đều đến từ Phật A-di-đà, không phải nghe người khác nói, cũng không xét bản thân chúng ta có nhân duyên thế nào, chỉ có nương nguyện lực Phật A-di-đà, chỉ cần Phật A-di-đà vẫn ở đây thì tất thảy đều không thành vấn đề. Như thế mới có thể khiến chúng ta đại an tâm triệt để, sinh mạng của chúng ta thật ra cũng mới có thể đạt được sự trọn vẹn chân chính, vì đã quyết định vãng sanh Tịnh Độ.
Nhưng một người có nhận thức về sinh mạng, chỉ có nói “đời này tôi chỉ cần ăn uống chơi bời sống hết đời, tiền thế lai sinh thế nào tôi mặc kệ”. Như thế, pháp môn niệm Phật anh ta cũng không nghe lọt tai, song cũng không cần lo lắng, vì Phật A-di-đà từ bi, người thế gian có câu nói “rồi sẽ có ngày đợi được bạn”, bởi vì người người đều sẽ đối diện với cái chết, tại thế giới này chẳng có ai là vô duyên với cái chết, vì mỗi người đều sẽ chết, chỉ là vấn đề sớm muộn mà thôi, đúng không? Vì thế, dù hiện tại bạn không tiếp nhận, sau này, khi đối diện với cái chết cũng phải tiếp nhận, hoặc là sau khi tắt thở, thân trung ấm mới tiếp nhận cũng được, nếu không thì đợi đến đời sau, bạn xem, thật là sẽ có ngày đợi được bạn. Vô lượng thọ của Phật A-di-đà là vì để có ngày đợi được bạn. Chỉ là nói, hiện tại chúng ta gặp được rồi, vậy chúng ta hiện tại tiếp nhận, hiện tại niệm Phật thì tâm tâm tương ưng với Phật A-di-đà, như thế là viên mãn từ lâu.
Nam-mô A-di-đà Phật
- Category
- Dharma