DUYÊN ĐỊNH VÃNG SANH

4 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Chủ giảng: Pháp sư Tịnh Tông
Người dịch: Thích nữ Hòa Ý
Người đọc: Tuệ Tri
--------------
Phật giáo chúng ta nói “duyên khởi” pháp duyên khởi. Duyên vô cùng quan trọng, có thể nói duyên quyết định mọi việc. Có câu rằng “hữu duyên thiên lý lai tương hội, vô duyên đối diện bất tương phùng”. Thế giới Cực Lạc cách chúng ta cả 10 vạn ức cõi nước, làm sao vãng sanh được, có duyên thì có thể vãng sanh. Có duyên gì? Có 3 loại duyên: thân duyên, cận duyên, tăng thượng duyên thì vãng sanh.
“Anh dựa vào đâu nói anh vãng sanh thế giới Tây phương Cực Lạc, dựa vào tu giỏi sao, anh khai ngộ chưa” “chưa”, “vậy anh trì giới thanh tịnh à” “không có” “tam học giới định tuệ viên mãn rồi sao” “vẫn chưa”, “tư lương phước đức đủ rồi?” “chưa đủ” “vậy anh dựa vào đâu mà vãng sanh?” “tôi dựa vào việc tôi niệm Phật, tôi niệm Phật có duyên, tôi có duyên phận với Phật A-di-đà”, có duyên thì không còn gì để nói nữa, phải không.
Có duyên, tất cả đáp án đều có sẵn rồi, bởi vì có duyên mà. “Hữu duyên thiên lý lai tương hội”, có người bạn thấy họ chẳng ra làm sao cả, còn có người quan hệ rất tốt, là do họ có duyên phận.
Các vị đang ngồi đây, trong nhà có con trai, con gái tìm bạn gái, bạn trai, duyên phận của chúng lôi kéo nhau, nên bạn đừng làm những việc kỳ lạ. Bạn không thích, nhưng người ta lại có phải gả cho bạn đâu, đúng không? Đây là duyên của các con. Bạn nhất định phải thận trọng, bạn có thể nói kiến nghị của bạn, bạn có thể cùng con tham khảo, nhưng bạn không thể ngăn cản, bạn phải hiểu chúng có duyên với nhau.
.................................
“Hoạn nạn có nhau”. Hiện tại thế gian này có vô vàn tai họa, khó khăn, nguy hiểm, nhất là khi lâm chung, khi ấy mới thật là “hoạn nạn thấy chân tình”, người có mối quan hệ mật thiết, bình thường mối quan hệ với chúng ta tốt vô cùng, khi ấy bạn có tai nạn lớn thì liền “bye bye”. Đây mà gọi là anh em, là mối quan hệ mật thiết sao? Đây là hoạn nạn có nhau sao. Trong thời điểm quan trọng nhất, cần bạn bè nhất thì dậm chân tại chỗ, nhấc bước bỏ chạy. Không phải, còn Phật A-di-đà thế nào? “lúc mạng sắp hết, Phật và thánh chúng tự đến nghinh tiếp”. Sau đó “sự trói buộc của các nghiệp tà không có thể làm trở ngại được”, toàn bộ đều tiêu trừ, rút đao tương trợ giúp bạn. Còn có nghiệp chướng gì, ma quỷ gì chứ, thảy đều quét sạch, đây chính là mối quan hệ mật thiết. Cho nên, Phật quang nhiếp thủ, quyết định vãng sanh.
Đương nhiên chúng ta ở đây cũng chỉ là chúng sanh chúng ta, thật ra mối quan hệ người chuyên tu niệm Phật với Phật A-di-đà, nói “thân” tức là rất xa lạ, nói “cận” tức là đã rất xa, nói “tăng thượng” tức đã là sức mạnh không đủ lớn. Vì sao, vì chúng ta chỉ cần niệm “Nam-mô A-di-đà Phật” thì đã là một thể với Phật A-di-đà, là một thể thì còn nói thân gì nữa chứ, nói “thân” tức là có hai cái, mối quan hệ thân thiết, chẳng lẽ một thể là bản thân thân với bản thân sao?
“Phật Phổ, anh thân với ai nhất”, “con thân với Phật nhất”. Khẳng định là bạn tìm không được bạn bè nữa, thiên hạ có lẽ là lẻ loi 1 mình. “Bạn thân với ai nhất”, “con thân với mình nhất”, vậy chắc chắn là không có bạn bè rồi. Một thể chính là không nói thân, một thể chính là chữ “thân” này cũng không đủ để hình dung, nói “bạn gần gũi ai nhất”, “tôi gần gũi tôi nhất”, hay là lẻ loi một mình, bản thân không nói gần với bản thân, nghĩa là có một người khác. Cho nên, chúng ta một thể với Phật A-di-đà, nói thân nói gần, nói gần tức là đã xa rồi, nói tăng thượng, một thể rồi thì có tăng thượng gì, bạn chính là Ngài, Ngài chính là bạn, bạn phải đọa vào địa ngục, Phật cũng đi, bạn không thể vứt bỏ, mối quan hệ 1 thể, cho nên nhất định vãng sanh , không nghi ngờ.

Nam-mô A-di-đà Phật
Category
Dharma