TẠI SAO LỜI PHẬT NÓI LẠI ĐÁNG TIN
Tác giả: Pháp sư Tịnh Tông
Người dịch: Nhuận Mãn Qua
Người đọc: Chúc Ngọc
-----------------
Hỏi: Tại sao lời Phật nói lại đáng tin?
Đáp: Đây không phải là điều mà chúng ta có thể trả lời được. Giống như một nhóm người mù, từ khi sinh ra đã không nhìn thấy, nếu như có người mắt sáng bảo với họ rằng “ở nơi xa có một ngọn núi, trên trời có mặt trời mặt trăng chiếu sáng, lại có mây trắng bay, hoa màu đỏ, lá cây màu xanh”, đối với những người mù khi nói những điều này thì họ làm sao biết điều anh ta nói là đáng tin? Đương nhiên hoàn toàn không có năng lực để phán đoán.
Vì vậy, những phàm phu ngu si như chúng ta, một mảng tối tăm vô minh, thì sao có đủ tư cách để phán đoán Phật pháp thâm sâu vi diệu mà Phật nói là đáng tin hay không đáng tin chứ? Chúng ta căn bản không thể mở miệng để nói đáng tin hay không đáng tin, bởi vì tất cả đều đen tối. Nói đáng tin hay không đáng tin, phải có sự hiểu biết căn bản mới có thể phán đoán được.
Vì vậy, đứng ở lập trường của phàm phu, không thể đưa ra một câu trả lời rõ ràng.
Nhưng cũng không phải nói rằng không có chút khả năng hiểu biết nào cả. Khả năng hiểu biết chính là “nhân gần chỉ xa”, chính là cảnh giới xa xôi mà Phật từng nói, như thế giới tha phương, thần thông của chư Phật Bồ-tát bất khả tư nghị, những điều này đương nhiên chúng ta hoàn toàn không biết được; nhưng ngoài những điều này, Đức Phật còn khai thị những hiện tượng của con người thế gian, thân tâm chúng sanh phiền não vô số, những điều này tự thân chúng ta trải qua. Chúng ta có thể thông qua những điều này để hiểu lời Phật nói phù hợp với thực tế.
Ví như lúc nãy mới nói về người mù, họ không biết được trên trời có cả bầu trời sao, có màu sắc, nhưng nếu phía sau đầu anh ta có một vết sẹo, điều này thì không ai biết được, nhưng với người mù mà nói, chỉ có tự mình sờ mới biết được, còn đối phương thì hoàn toàn không cần sờ vào, họ có thể nói rõ ràng sáng tỏ. Thì biết được rằng đối phương hiểu, anh ta có thể nhìn thấy. Đối với người mù mà nói, ngoài việc tự mình sờ ra, thì không còn cách nào khác, bởi vì tất cả là một màu đen tối. Vậy thì đối phương dĩ nhiên biết, hoặc anh ta nói nhìn thấy là điều có thể.
Bởi thế, là một phàm phu, hay là cứ hiểu những chuyện ngay ở bên mình thôi. Nếu mọi người xem kinh Phật, không thể hiểu hết được, bởi vì nội dung kinh Phật giảng thực sự quá rộng lớn, chuyện gần chuyện xa đều nói tới.
Vì vậy nói tin Phật, một là nhân duyên quá khứ, “Phật nói gì thì tôi tin”, đối với người như vậy, đương nhiên cũng không cần hiểu biết quá nhiều, chính là tín ngưỡng. Thứ hai, chính là phải như lý tư duy, Phật pháp của Đức Phật hoàn toàn không phải ngăn chặn sự hoài nghi của con người, nhưng sự hoài nghi này phải như lý, chính là nói có quy tắc hợp lý, có tư duy chính xác, như vậy mới phân biệt rõ ràng, có chọn lọc, điều này được cho phép, thậm chí được tán thưởng. Chỉ có một việc, chính là phải nghe nhiều, suy nghĩ thận trọng, phân biệt rõ ràng, có thể đọc nhiều xem nhiều sách Phật pháp, đọc nhiều kinh điển Phật giáo, khi đọc nhiều rồi tự nhiên trong tâm sinh khởi trí tuệ; huống hồ là tự tánh trong mỗi chúng ta, vốn có sự tồn tại trí tuệ của Phật tánh.
Đương nhiên, Đức Phật nói pháp thực sự có sự khác biệt với cách nghĩ của chúng sanh, bởi vì Phật nói chúng sanh đang ở trong sự mê mờ, điên đảo. Ví dụ đơn giản nhất, chúng ta đều cho rằng có “ngã”, có sự vật thực tế bên ngoài; nhưng Phật nói “vô ngã”, tất cả vạn pháp vốn không. Nếu Phật pháp đơn giản như vậy, thì chẳng phải Phật điên rồi sao? Ở đây rõ ràng có “ngã”, sao nói “vô ngã”? Không phải đơn giản như vậy được, ở đây có trí tuệ, có đạo lý thâm sâu vi diệu, điều này người bình thường không nói được.
Nam-mô A-di-đà Phật .
Người dịch: Nhuận Mãn Qua
Người đọc: Chúc Ngọc
-----------------
Hỏi: Tại sao lời Phật nói lại đáng tin?
Đáp: Đây không phải là điều mà chúng ta có thể trả lời được. Giống như một nhóm người mù, từ khi sinh ra đã không nhìn thấy, nếu như có người mắt sáng bảo với họ rằng “ở nơi xa có một ngọn núi, trên trời có mặt trời mặt trăng chiếu sáng, lại có mây trắng bay, hoa màu đỏ, lá cây màu xanh”, đối với những người mù khi nói những điều này thì họ làm sao biết điều anh ta nói là đáng tin? Đương nhiên hoàn toàn không có năng lực để phán đoán.
Vì vậy, những phàm phu ngu si như chúng ta, một mảng tối tăm vô minh, thì sao có đủ tư cách để phán đoán Phật pháp thâm sâu vi diệu mà Phật nói là đáng tin hay không đáng tin chứ? Chúng ta căn bản không thể mở miệng để nói đáng tin hay không đáng tin, bởi vì tất cả đều đen tối. Nói đáng tin hay không đáng tin, phải có sự hiểu biết căn bản mới có thể phán đoán được.
Vì vậy, đứng ở lập trường của phàm phu, không thể đưa ra một câu trả lời rõ ràng.
Nhưng cũng không phải nói rằng không có chút khả năng hiểu biết nào cả. Khả năng hiểu biết chính là “nhân gần chỉ xa”, chính là cảnh giới xa xôi mà Phật từng nói, như thế giới tha phương, thần thông của chư Phật Bồ-tát bất khả tư nghị, những điều này đương nhiên chúng ta hoàn toàn không biết được; nhưng ngoài những điều này, Đức Phật còn khai thị những hiện tượng của con người thế gian, thân tâm chúng sanh phiền não vô số, những điều này tự thân chúng ta trải qua. Chúng ta có thể thông qua những điều này để hiểu lời Phật nói phù hợp với thực tế.
Ví như lúc nãy mới nói về người mù, họ không biết được trên trời có cả bầu trời sao, có màu sắc, nhưng nếu phía sau đầu anh ta có một vết sẹo, điều này thì không ai biết được, nhưng với người mù mà nói, chỉ có tự mình sờ mới biết được, còn đối phương thì hoàn toàn không cần sờ vào, họ có thể nói rõ ràng sáng tỏ. Thì biết được rằng đối phương hiểu, anh ta có thể nhìn thấy. Đối với người mù mà nói, ngoài việc tự mình sờ ra, thì không còn cách nào khác, bởi vì tất cả là một màu đen tối. Vậy thì đối phương dĩ nhiên biết, hoặc anh ta nói nhìn thấy là điều có thể.
Bởi thế, là một phàm phu, hay là cứ hiểu những chuyện ngay ở bên mình thôi. Nếu mọi người xem kinh Phật, không thể hiểu hết được, bởi vì nội dung kinh Phật giảng thực sự quá rộng lớn, chuyện gần chuyện xa đều nói tới.
Vì vậy nói tin Phật, một là nhân duyên quá khứ, “Phật nói gì thì tôi tin”, đối với người như vậy, đương nhiên cũng không cần hiểu biết quá nhiều, chính là tín ngưỡng. Thứ hai, chính là phải như lý tư duy, Phật pháp của Đức Phật hoàn toàn không phải ngăn chặn sự hoài nghi của con người, nhưng sự hoài nghi này phải như lý, chính là nói có quy tắc hợp lý, có tư duy chính xác, như vậy mới phân biệt rõ ràng, có chọn lọc, điều này được cho phép, thậm chí được tán thưởng. Chỉ có một việc, chính là phải nghe nhiều, suy nghĩ thận trọng, phân biệt rõ ràng, có thể đọc nhiều xem nhiều sách Phật pháp, đọc nhiều kinh điển Phật giáo, khi đọc nhiều rồi tự nhiên trong tâm sinh khởi trí tuệ; huống hồ là tự tánh trong mỗi chúng ta, vốn có sự tồn tại trí tuệ của Phật tánh.
Đương nhiên, Đức Phật nói pháp thực sự có sự khác biệt với cách nghĩ của chúng sanh, bởi vì Phật nói chúng sanh đang ở trong sự mê mờ, điên đảo. Ví dụ đơn giản nhất, chúng ta đều cho rằng có “ngã”, có sự vật thực tế bên ngoài; nhưng Phật nói “vô ngã”, tất cả vạn pháp vốn không. Nếu Phật pháp đơn giản như vậy, thì chẳng phải Phật điên rồi sao? Ở đây rõ ràng có “ngã”, sao nói “vô ngã”? Không phải đơn giản như vậy được, ở đây có trí tuệ, có đạo lý thâm sâu vi diệu, điều này người bình thường không nói được.
Nam-mô A-di-đà Phật .
- Category
- Dharma