NIỆM PHẬT NGAY ĐÓ CHÍNH LÀ BẤT THOÁI CHUYỂN, QUYẾT ĐỊNH THÀNH TỰU
Chủ giảng: Pháp sư Tịnh Bổn
Người dịch: Thích nữ Hòa Ý
Người đọc: Diệu Hương
--------------
Bồ-tát Long Thọ nói, những pháp môn khác ngoại trừ tu hành rất nhiều còn phải tu rất lâu, hơn nữa sẽ có tiến lùi, đọa lạc.
Nhưng với niệm Phật thì Bồ-tát nói là “tức thời nhập tất định”, nghĩa là ngay khi niệm Phật thì đã được thành tựu, không cần thời gian. Ngay khi chúng ta chịu tiếp nhận câu “Nam-mô A-di-đà Phật” thì lập tức được viên mãn, hoàn thành Phật đạo.
Vì sao? Vì Phật A-di-đà đã thành tựu xong vô lượng sức công đức rồi. Phật A-di-đà thành tựu tất cả công đức ấy, chúng ta niệm Phật chỉ tiếp nhận mà thôi. Không cần chúng ta tu hành, cho nên không cần thời gian, ngay khi niệm Phật thì thành tựu. Những pháp môn khác vẫn chưa thành tựu xong công đức này, thế nên cần thời gian để từ từ tu, phải tu rất lâu, nếu tu không khéo thì vẫn sẽ đọa lạc.
Đây chính là sự khó khăn của pháp môn khác và sự dễ dàng của pháp môn niệm Phật. Ví như nói, có người tặng quà cho chúng ta và bản thân chúng ta phải tự làm, cái nào nhanh chóng hơn? Đương nhiên là người ta tặng chúng ta nhanh rồi, vì ngay đó hoàn thành. Ví như chính phủ thông báo “Hôm nay bốc thưởng may mắn!”, bốc trúng một chiếc xe hơi thì tặng cho chúng ta, thế thì chúng ta nhận xe, hiện tại liền có một chiếc xe hơi. Nhưng nếu không phải là người khác tặng mà chúng ta phải dựa vào bản thân, tự phát minh ra xe hơi, từ từ lắp ráp linh kiện để thành chiếc xe hoặc là không phát minh, không lắp ráp mà phải tự kiếm tiền, kiếm đủ tiền mới mua được xe. Có khi làm việc giữa chừng thì sếp không hài lòng, bị người ta sa thải hoặc là không có việc làm, không kiếm được tiền thì không mua được xe. Cho nên, nhận xe mà người khác tặng, lập tức cầm được chìa khóa và lái xe đi. Lập tức đạt được lợi ích, không cần tiêu tốn thời gian.
Thế nhưng nếu chúng ta tự mình từ từ kiếm tiền thì phải cần thời gian. Có thể trong quá trình đó sẽ gặp phải những việc không thuận lợi. Do đó, đây chính là điều Bồ-tát Long Thọ nói về sự khác nhau của những pháp môn khác và pháp môn niệm Phật.
Những pháp môn khác cần phải tu rất lâu “ba đại a-tăng-kỳ kiếp”, hơn nữa còn sẽ có thụt lùi, vì họ phải tự từ từ tu, tựa như tự mình từ từ kiếm tiền mua xe vậy. Nhưng niệm Phật thì lập tức thành tựu, vì họ tiếp nhận vô lượng sức công đức mà Phật A-di-đà đã thành tựu, giống như được người khác tặng cho, không cần phải tự tu.
Vậy nên nói niệm Phật không phải là một loại tu hành chính là lẽ này. Vì tu hành là từ từ tu, còn niệm Phật là ngay đó thành tựu. Đương nhiên niệm Phật không thuộc về tu hành, niệm Phật là tiếp nhận mà thôi.
Như ở Ca-na-đa có một bệnh viện bị ma ám, khiến cho các bệnh nhân người nước ngoài kêu la ầm ĩ, buổi tối không thể ngủ được. Sau đó thử qua rất nhiều cách, mời cả linh mục nhưng đều không có hiệu quả. Cuối cùng hết cách chỉ đành thỉnh pháp sư nhà Phật ở địa phương đến siêu độ. Sau khi siêu độ thì không sao nữa. Thế nên, bấy giờ các bệnh nhân ở bệnh viện, mặc dù đều là bệnh nhân người nước ngoài, nước nào cũng có, họ nhờ việc này mà nảy sinh thiện cảm với Phật pháp. Sau này, có một cụ già tên Thomas, bấy giờ vừa đúng ngày sinh nhật 106 tuổi của ông, ông mong muốn bệnh viện có thể sắp xếp người xuất gia đến chúc phúc cho ông (mặc dù ông biết biết Phật pháp là gì), song lại hy vọng người xuất gia có thể đến chúc phúc cho mình. Sau khi các pháp sư đến thì niệm Nam-mô A-di-đà Phật cho ông nghe, nói cho ông biết về Phật A-di-đà. Điều này thật sự rất đặc biệt, vì không giống tiệc sinh nhật của người thế tục hát bài sinh nhật, mà ngày sinh nhật lại niệm “Nam-mô A-di-đà Phật”.
Cho nên ông Thomas và những cụ già khác vừa nghe thì cảm thấy rất thú vị. Không ngờ, đột nhiên ông Thomas 106 tuổi này lại nói, “Woa, hoa sen đến rồi...hoa sen đến rồi..., tôi đi đây, đi nhé, tạm biệt, bye bye”. Nói xong thì tắt thở ở ngay trên giường bệnh. Bấy giờ báo chí địa phương đăng tin, ông nói bằng tiếng anh “Lotus coming, Lotus coming, I am going”...
.............
Vậy hiện tại chúng ta đang niệm Phật, vẫn chưa đến Tịnh Độ không phải là vẫn chưa thành tựu, chỉ là thọ mạng của chúng ta vẫn chưa đến mà thôi. Giống như ông Thomas ở trong câu chuyện trên, ông đã 106 tuổi, dĩ nhiên gặp được Phật A-di-đà, tuổi thọ hết nên đi thôi.
Đại sư Ấn Quang nói “Phật niệm mới phát khởi thì hoa sen ở Tịnh Độ đã nở”. Chúng ta mới niệm Phật thì ở Tịnh Độ Phật A-di-đà có hoa sen của chúng ta. Lập tức, không phải là phải đợi đến khi lâm chung, không phải là phải niệm đến 30 năm mà ngay đó lập tức thành tựu. Như thế mỗi ngày chúng ta niệm Phật, thọ mạng khi nào đến, Phật A-di-đà liền mang theo đóa sen này đến đón chúng ta. Ông Thomas trong câu chuyện này là một ví dụ sống động, ông ấy vốn không biết Phật A-di-đà, không biết thế giới Cực Lạc, cũng không biết thế giới Cực Lạc có hoa sen hay là thế nào, nhưng duyên gặp được Phật A-di-đà, nhìn thấy hoa sen liền vãng sanh.
Điều đó không phải lừa gạt mà đó chính là pháp môn niệm Phật, là sự dễ dàng mà Bồ-tát Long Thọ nói.
Nam-mô A-di-đà Phật
Người dịch: Thích nữ Hòa Ý
Người đọc: Diệu Hương
--------------
Bồ-tát Long Thọ nói, những pháp môn khác ngoại trừ tu hành rất nhiều còn phải tu rất lâu, hơn nữa sẽ có tiến lùi, đọa lạc.
Nhưng với niệm Phật thì Bồ-tát nói là “tức thời nhập tất định”, nghĩa là ngay khi niệm Phật thì đã được thành tựu, không cần thời gian. Ngay khi chúng ta chịu tiếp nhận câu “Nam-mô A-di-đà Phật” thì lập tức được viên mãn, hoàn thành Phật đạo.
Vì sao? Vì Phật A-di-đà đã thành tựu xong vô lượng sức công đức rồi. Phật A-di-đà thành tựu tất cả công đức ấy, chúng ta niệm Phật chỉ tiếp nhận mà thôi. Không cần chúng ta tu hành, cho nên không cần thời gian, ngay khi niệm Phật thì thành tựu. Những pháp môn khác vẫn chưa thành tựu xong công đức này, thế nên cần thời gian để từ từ tu, phải tu rất lâu, nếu tu không khéo thì vẫn sẽ đọa lạc.
Đây chính là sự khó khăn của pháp môn khác và sự dễ dàng của pháp môn niệm Phật. Ví như nói, có người tặng quà cho chúng ta và bản thân chúng ta phải tự làm, cái nào nhanh chóng hơn? Đương nhiên là người ta tặng chúng ta nhanh rồi, vì ngay đó hoàn thành. Ví như chính phủ thông báo “Hôm nay bốc thưởng may mắn!”, bốc trúng một chiếc xe hơi thì tặng cho chúng ta, thế thì chúng ta nhận xe, hiện tại liền có một chiếc xe hơi. Nhưng nếu không phải là người khác tặng mà chúng ta phải dựa vào bản thân, tự phát minh ra xe hơi, từ từ lắp ráp linh kiện để thành chiếc xe hoặc là không phát minh, không lắp ráp mà phải tự kiếm tiền, kiếm đủ tiền mới mua được xe. Có khi làm việc giữa chừng thì sếp không hài lòng, bị người ta sa thải hoặc là không có việc làm, không kiếm được tiền thì không mua được xe. Cho nên, nhận xe mà người khác tặng, lập tức cầm được chìa khóa và lái xe đi. Lập tức đạt được lợi ích, không cần tiêu tốn thời gian.
Thế nhưng nếu chúng ta tự mình từ từ kiếm tiền thì phải cần thời gian. Có thể trong quá trình đó sẽ gặp phải những việc không thuận lợi. Do đó, đây chính là điều Bồ-tát Long Thọ nói về sự khác nhau của những pháp môn khác và pháp môn niệm Phật.
Những pháp môn khác cần phải tu rất lâu “ba đại a-tăng-kỳ kiếp”, hơn nữa còn sẽ có thụt lùi, vì họ phải tự từ từ tu, tựa như tự mình từ từ kiếm tiền mua xe vậy. Nhưng niệm Phật thì lập tức thành tựu, vì họ tiếp nhận vô lượng sức công đức mà Phật A-di-đà đã thành tựu, giống như được người khác tặng cho, không cần phải tự tu.
Vậy nên nói niệm Phật không phải là một loại tu hành chính là lẽ này. Vì tu hành là từ từ tu, còn niệm Phật là ngay đó thành tựu. Đương nhiên niệm Phật không thuộc về tu hành, niệm Phật là tiếp nhận mà thôi.
Như ở Ca-na-đa có một bệnh viện bị ma ám, khiến cho các bệnh nhân người nước ngoài kêu la ầm ĩ, buổi tối không thể ngủ được. Sau đó thử qua rất nhiều cách, mời cả linh mục nhưng đều không có hiệu quả. Cuối cùng hết cách chỉ đành thỉnh pháp sư nhà Phật ở địa phương đến siêu độ. Sau khi siêu độ thì không sao nữa. Thế nên, bấy giờ các bệnh nhân ở bệnh viện, mặc dù đều là bệnh nhân người nước ngoài, nước nào cũng có, họ nhờ việc này mà nảy sinh thiện cảm với Phật pháp. Sau này, có một cụ già tên Thomas, bấy giờ vừa đúng ngày sinh nhật 106 tuổi của ông, ông mong muốn bệnh viện có thể sắp xếp người xuất gia đến chúc phúc cho ông (mặc dù ông biết biết Phật pháp là gì), song lại hy vọng người xuất gia có thể đến chúc phúc cho mình. Sau khi các pháp sư đến thì niệm Nam-mô A-di-đà Phật cho ông nghe, nói cho ông biết về Phật A-di-đà. Điều này thật sự rất đặc biệt, vì không giống tiệc sinh nhật của người thế tục hát bài sinh nhật, mà ngày sinh nhật lại niệm “Nam-mô A-di-đà Phật”.
Cho nên ông Thomas và những cụ già khác vừa nghe thì cảm thấy rất thú vị. Không ngờ, đột nhiên ông Thomas 106 tuổi này lại nói, “Woa, hoa sen đến rồi...hoa sen đến rồi..., tôi đi đây, đi nhé, tạm biệt, bye bye”. Nói xong thì tắt thở ở ngay trên giường bệnh. Bấy giờ báo chí địa phương đăng tin, ông nói bằng tiếng anh “Lotus coming, Lotus coming, I am going”...
.............
Vậy hiện tại chúng ta đang niệm Phật, vẫn chưa đến Tịnh Độ không phải là vẫn chưa thành tựu, chỉ là thọ mạng của chúng ta vẫn chưa đến mà thôi. Giống như ông Thomas ở trong câu chuyện trên, ông đã 106 tuổi, dĩ nhiên gặp được Phật A-di-đà, tuổi thọ hết nên đi thôi.
Đại sư Ấn Quang nói “Phật niệm mới phát khởi thì hoa sen ở Tịnh Độ đã nở”. Chúng ta mới niệm Phật thì ở Tịnh Độ Phật A-di-đà có hoa sen của chúng ta. Lập tức, không phải là phải đợi đến khi lâm chung, không phải là phải niệm đến 30 năm mà ngay đó lập tức thành tựu. Như thế mỗi ngày chúng ta niệm Phật, thọ mạng khi nào đến, Phật A-di-đà liền mang theo đóa sen này đến đón chúng ta. Ông Thomas trong câu chuyện này là một ví dụ sống động, ông ấy vốn không biết Phật A-di-đà, không biết thế giới Cực Lạc, cũng không biết thế giới Cực Lạc có hoa sen hay là thế nào, nhưng duyên gặp được Phật A-di-đà, nhìn thấy hoa sen liền vãng sanh.
Điều đó không phải lừa gạt mà đó chính là pháp môn niệm Phật, là sự dễ dàng mà Bồ-tát Long Thọ nói.
Nam-mô A-di-đà Phật
- Category
- Dharma