Người niệm Phật nhiều, người biết niệm Phật không nhiều. ở đây quan trọng nhất là buông bỏ.
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập -492
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
ở đây quan trọng nhất là buông bỏ.
Tôi gặp Chương Gia đại sư, ngày đầu tiên đại sư dạy tôi: Nhìn thấu, buông bỏ. Lúc đó đối với hai câu này tôi hình như hiểu nhìn như không hiểu. Hình như hiểu, nhưng trên thực tế thì không hiểu. Trải qua nhiều năm rèn luyện cũng hiểu được. Chúng ta vừa mới nói buông bỏ tham sân si mạn nghi, buông bỏ oán hận não nộ phiền, buông bỏ sát đạo dâm vọng tửu, đây là trình độ nào? Học vị A la hán, trình độ thấp nhất, không cao. Nhưng trình độ này cao hơn thiên nhân, thiên nhân không sánh được. Nên nếu có thể tu học được như vậy, cho dù ở trong lục đạo, chắc chắn không đọa vào ba đường ác. Nếu tiến thêm một bước, như những điều Đức Phật dạy trong kinh điển: đoạn tận kiến tư phiền não, liền ra khỏi luân hồi lục đạo. Chúng ta tu học như vậy, đoạn tham sân si mạn nghi, đoạn oán hận não nộ phiền, đoạn sát đạo dâm vọng tửu, đây là cơ sở rất tốt. Có sơ sở tốt đẹp này, nâng cao cảnh giới là điều đơn giản, cũng chính là quý vị đã đầy đủ điều kiện để đạt được những học vị trong Phật học. Không có điều kiện này không đạt được học vị.
Cứu cánh Bồ Tát chư ba la mật. Ba la mật có nghĩa là cứu cánh viên mãn, mỗi khoa mục đều thể hiện một cách tốt đẹp, đều viên mãn. Nhi thường an trú bất sanh bất diệt chư tam ma địa. Tam ma địa là thiền định. Có rất nhiều phương pháp đạt được thiền định, nên gọi là chư tam ma địa. Hiện nay chúng ta dùng phương pháp gì ? Dùng phương pháp trì danh niệm Phật, chư vị nên biết, đây là tu tam ma địa, tu như thế nào ? Khi gặp thuận cảnh hay gặp thiện duyên, thuận cảnh chính là hoàn cảnh tốt, vô cùng tốt đẹp. Thiện duyên là gì? Quý vị gặp người khác đều hoan hỷ, đều là người rất tốt với quý vị, ở đây rất dễ sanh tham ái, nếu sanh tham ái rất phiền phức, vì sao vậy? Vì tham ái là phiền não, tham sân si mạn nghi là phiền não, không phải việc tốt. Ở trong hoàn cảnh này phải có trí tuệ, không sanh tham ái, sanh ra điều gì? Sanh cảm ân, nhất định không có tham ái. Nếu là nghịch duyên, hoàn cảnh không tốt, luôn luôn có chướng ngại, nhân sự không tốt là ác duyên. Đều là đến tìm phiền phức, đến hủy báng, đố kỵ, thậm chí là hãm hại. Trong hoàn cảnh này không sanh oán hận, vừa sanh oán hận lại khởi phiền não, đây gọi là công phu tu hành thật sự. Luôn dùng tâm thanh tịnh bình đẳng để đối đãi mọi hoàn cảnh, mọi nhân sự. Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, như vậy là đúng.
Khi sống trong hoàn cảnh mà thực tế không thể nhẫn được, tập khí rất nặng phải làm sao? Tất cả đều trở về với một câu Phật hiệu, đây là biết niệm Phật. Khi tham tâm khởi lên, đổi thành A Di Đà Phật, Phật A Di Đà không có tham tâm. Tâm oán hận sanh khởi liền A Di Đà Phật, tâm oán hận không còn. Dùng câu niệm Phật này tu tam ma địa, gọi là niệm Phật tam ma địa, đây gọi là thật sự biết niệm!
Người niệm Phật nhiều, người biết niệm Phật không nhiều. Người biết niệm Phật sẽ đoạn tận tất cả tập khí phiền não, như vậy là thành công. Ngày ngày niệm Phật mà không đoạn được tập khí phiền não, vậy là không có hiệu quả. Tuy không thể nói họ không uổng công niệm Phật, nhưng họ niệm chỉ là đang trồng một hạt giống Phật A Di Đà trong A lại da thức, ngay trong đời này không được thọ dụng. Quý vị xem đến khi nào mới được thọ dụng ? Khi nào quý vị có thể dùng phương pháp này chế phục được tập khí phiền não. Chế phục trước, sau đó mới đoạn tận, như vậy là thành công, đó gọi là biết niệm. Niệm Phật như thế không khác gì tu thiền, còn tiện lợi hơn tu thiền, dễ dàng hơn tu thiền, vì mọi lúc mọi nơi họ đều có thể duy trì công phu không gián đoạn, quả thật rất thù thắng !
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
ở đây quan trọng nhất là buông bỏ.
Tôi gặp Chương Gia đại sư, ngày đầu tiên đại sư dạy tôi: Nhìn thấu, buông bỏ. Lúc đó đối với hai câu này tôi hình như hiểu nhìn như không hiểu. Hình như hiểu, nhưng trên thực tế thì không hiểu. Trải qua nhiều năm rèn luyện cũng hiểu được. Chúng ta vừa mới nói buông bỏ tham sân si mạn nghi, buông bỏ oán hận não nộ phiền, buông bỏ sát đạo dâm vọng tửu, đây là trình độ nào? Học vị A la hán, trình độ thấp nhất, không cao. Nhưng trình độ này cao hơn thiên nhân, thiên nhân không sánh được. Nên nếu có thể tu học được như vậy, cho dù ở trong lục đạo, chắc chắn không đọa vào ba đường ác. Nếu tiến thêm một bước, như những điều Đức Phật dạy trong kinh điển: đoạn tận kiến tư phiền não, liền ra khỏi luân hồi lục đạo. Chúng ta tu học như vậy, đoạn tham sân si mạn nghi, đoạn oán hận não nộ phiền, đoạn sát đạo dâm vọng tửu, đây là cơ sở rất tốt. Có sơ sở tốt đẹp này, nâng cao cảnh giới là điều đơn giản, cũng chính là quý vị đã đầy đủ điều kiện để đạt được những học vị trong Phật học. Không có điều kiện này không đạt được học vị.
Cứu cánh Bồ Tát chư ba la mật. Ba la mật có nghĩa là cứu cánh viên mãn, mỗi khoa mục đều thể hiện một cách tốt đẹp, đều viên mãn. Nhi thường an trú bất sanh bất diệt chư tam ma địa. Tam ma địa là thiền định. Có rất nhiều phương pháp đạt được thiền định, nên gọi là chư tam ma địa. Hiện nay chúng ta dùng phương pháp gì ? Dùng phương pháp trì danh niệm Phật, chư vị nên biết, đây là tu tam ma địa, tu như thế nào ? Khi gặp thuận cảnh hay gặp thiện duyên, thuận cảnh chính là hoàn cảnh tốt, vô cùng tốt đẹp. Thiện duyên là gì? Quý vị gặp người khác đều hoan hỷ, đều là người rất tốt với quý vị, ở đây rất dễ sanh tham ái, nếu sanh tham ái rất phiền phức, vì sao vậy? Vì tham ái là phiền não, tham sân si mạn nghi là phiền não, không phải việc tốt. Ở trong hoàn cảnh này phải có trí tuệ, không sanh tham ái, sanh ra điều gì? Sanh cảm ân, nhất định không có tham ái. Nếu là nghịch duyên, hoàn cảnh không tốt, luôn luôn có chướng ngại, nhân sự không tốt là ác duyên. Đều là đến tìm phiền phức, đến hủy báng, đố kỵ, thậm chí là hãm hại. Trong hoàn cảnh này không sanh oán hận, vừa sanh oán hận lại khởi phiền não, đây gọi là công phu tu hành thật sự. Luôn dùng tâm thanh tịnh bình đẳng để đối đãi mọi hoàn cảnh, mọi nhân sự. Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, như vậy là đúng.
Khi sống trong hoàn cảnh mà thực tế không thể nhẫn được, tập khí rất nặng phải làm sao? Tất cả đều trở về với một câu Phật hiệu, đây là biết niệm Phật. Khi tham tâm khởi lên, đổi thành A Di Đà Phật, Phật A Di Đà không có tham tâm. Tâm oán hận sanh khởi liền A Di Đà Phật, tâm oán hận không còn. Dùng câu niệm Phật này tu tam ma địa, gọi là niệm Phật tam ma địa, đây gọi là thật sự biết niệm!
Người niệm Phật nhiều, người biết niệm Phật không nhiều. Người biết niệm Phật sẽ đoạn tận tất cả tập khí phiền não, như vậy là thành công. Ngày ngày niệm Phật mà không đoạn được tập khí phiền não, vậy là không có hiệu quả. Tuy không thể nói họ không uổng công niệm Phật, nhưng họ niệm chỉ là đang trồng một hạt giống Phật A Di Đà trong A lại da thức, ngay trong đời này không được thọ dụng. Quý vị xem đến khi nào mới được thọ dụng ? Khi nào quý vị có thể dùng phương pháp này chế phục được tập khí phiền não. Chế phục trước, sau đó mới đoạn tận, như vậy là thành công, đó gọi là biết niệm. Niệm Phật như thế không khác gì tu thiền, còn tiện lợi hơn tu thiền, dễ dàng hơn tu thiền, vì mọi lúc mọi nơi họ đều có thể duy trì công phu không gián đoạn, quả thật rất thù thắng !
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không