Người không biết niệm Phật, trong miệng niệm Phật, trong tâm còn sanh phiền não, tham, sân, si, mạn.

13 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 228
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không

Lậu là đại danh từ chỉ cho phiền não, ngày xưa hiện tại cũng không ngoại lệ, ngày xưa có một ví dụ, thí như ly trà này của chúng tôi, ly trà này đựng trà, đựng thức uống, nếu như phía dưới bị hư hỏng, thì quí vị đựng đồ gì nó đều chảy, đều bị chảy hết. Phật nói tâm chúng ta cũng giống như cái ly đựng nước vậy, hiện tại có phiền não, phiền não chính là lỗ thủng, những công đức mà quí vị tu được đều lọt hết, đây thật là phiền não, công đức không giữ được. Từ đâu mà lọt mất ? Từ tham sân si mạn nghi mà lọt mất, có năm lỗ thủng. Năm thứ này là năm lỗ thủng lớn, còn có lỗ thủng nhỏ nữa. Oán hận não nộ phiền là lỗ nhỏ, đựng một tí đồ cũng lọt hết. Ví dụ này của Phật thật là hay. Vậy phải làm sao? Chúng ta phải trám những lỗ thủng này lại. Công đức chúng ta tu được liền có thể bảo tồn. Cho nên lậu là đại danh từ phiền não. Phiền não căn bản là tham, sân, si, mạn, nghi. Tùy phiền não oán hận não nộ phiền. Những thứ này là bình thường không thể có. Nhưng phiền não này đã sanh rễ trong tâm mình rồi, bất cứ lúc nào cũng có thể phát tác. Lúc nó phát tác, quí vị phải có tâm cảnh giác cao độ, quí vị mới có thể ngăn ngừa. Cổ đức thường khuyên răn chúng ta “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Niệm là gì? Chính là những phiền não này, nó khởi lên không sợ, quí vị phải giác ngộ cho nhanh. Giác ngộ gì? Chuyển nó trở lại. Người tu pháp môn Tịnh Độ thì dùng một câu Phật hiệu. Tham tâm khởi lên, lập tức liền phát giác, A Di Đà Phật liền thay thế cho nó. Làm cho những tâm tham không thể tiếp tục tăng trưởng, ý niệm này lập tức liền tiêu mất. Sự việc không thuận tâm, tâm sân nhuế khởi lên, niệm này vừa mới khởi, niệm thứ hai liền nam mô A Di Đà Phật, đè lên tâm sân nhuế, đây gọi là thực sự tu hành. Người niệm Phật như vậy là thật biết niệm. Quí vị xem niệm niệm đều dập phiền não xuống, dập lâu rồi tự nhiên liền không còn nữa. Người không biết niệm Phật, trong miệng niệm Phật, trong tâm còn sanh phiền não, đó là không biết niệm, họ không dập xuống được, để cho phiền não phá hoại toàn bộ công phu niệm Phật của quí vị. Cho nên công phu niệm Phật không đắc lực. Đạo lý chính là đây vậy. Từ đó có thể biết, tu hành thực sự là phải đoạn phiền não trước, sau đó công phu tu hành liền đắc lực. Dùng phương pháp gì để dập phiền não? Vẫn là dùng biện pháp mà Đức Phật dạy cho chúng ta, biện pháp Phật dạy rất nhiều, tám vạn bốn ngàn tế hạnh, đó đều là phương pháp, trong vô lượng phương pháp đó thực sự mà nói, phương pháp thù thắng nhất, phương pháp đơn giản nhất, phương pháp thực dụng nhất, không gì bằng một câu danh hiệu. Bất luận là phiền não gì khởi hiện hành, khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, bất luận là sự việc gì, chỉ cần niệm vừa mới khởi, niệm thứ hai chính là A Di Đà Phật. Điều này tốt, một mặt có thể đè bẹp được phiền não, mặt khác kết nối được với con đường của A Di Đà Phật, nhất hướng chuyên niệm, cầu sanh Tịnh Độ, sợi dây này đã kết nối được rồi. Đây là phương pháp tu học vô cùng thù thắng.
Lậu tận tỳ kheo, chữ lậu này, dưới đây nói là trì lậu, tức là một tên khác của phiền não. Trong kinh Phật thường dùng chữ này để làm tiêu biểu.
“Phiền não hiện hành”, hiện là hiện tại, hành là hành động, hiện nay chúng ta thường nói là phát tác. Hiện tại phiền não quí vị phát tác rồi, tham, sân, si, mạn phát tác rồi, oán hận não nộ phiền phát tác rồi, làm cho tâm liên tục, tản mạn không ngừng, nên gọi là lậu. Lúc phiền não này phát tác, nó từng cái từng cái nối tiếp nhau, nên gọi là “liên chú”.
Đoạn này nói về tâm chính là ý niệm. Bồ Tát Di Lặc nói với chúng ta, một cái khảy móng tay có 32 ức trăm ngàn niệm, niệm niệm thành hình, hình đều có thức, lời này là chân thật. Hiện tại các nhà lượng tử vật lý học chứng minh rồi. Khoa học, khoa học tối cao chứng minh sự việc này là thật, không phải là giả. Niệm đầu tiên phiền não khởi lên rồi, niệm thứ hai lại là phiền não, niệm thứ ba vẫn là phiền não nối tiếp phát sanh, vậy thì phiền phức rồi! Quí vị nên biết một khảy móng tay, ví dụ như niệm tham, có bao nhiêu niệm tham? 32 ức trăm ngàn niệm. Đơn vị là trăm ngàn, bách thiên là một trăm ngàn, đổi cách tính theo cách nói của người Trung Quốc là 320 triệu, quí vị xem một cái búng tay, phiền não của quí vị là 320 triệu, một giây đồng hồ, một giây chúng ta khảy nhanh thì được mấy lần? Tôi tin có người có thể khảy được năm lần, một giây đồng hồ. Nếu như một giây khảy năm lần vậy thì bao nhiêu niệm? 1600 triệu, trong một giây 1600 triệu vọng niệm. Vọng niệm này toàn là tham. Thứ này lợi hại biết bao! Tham, sân nhuế, ngu si, ngạo mạn, hoài nghi, năm phiền não lớn. Sự hoài nghi này chuyên môn đối với thánh giáo, hoài nghi đối với Thánh hiền nhân, hoài nghi đối với Phật Bồ Tát. Vậy là quí vị cũng hết cách rồi. Dùng tâm hoài nghi để mà học tập, quí vị không đạt được gì cả. Pháp thế xuất thế gian phải dùng tâm thái như thế nào, quí vị mới có thể thực sự cầu được? Chân thành cung kính.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không