Trên miệng niệm A Di Đà Phật, nhưng trong tâm không có, trong ý thức ko có. Vậy gọi là ko biết niệm.
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 494
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Ở đây toàn bộ đều là niệm đạo chi tự nhiên, quý vị xem công đức nhiều như vậy, nhưng chỉ một phương pháp hoàn thành, chính là dùng chân tâm niệm Phật A Di Đà. Phật hiệu này công đức quả là siêu việt, không thể nghĩ bàn! Chư Phật Bồ Tát chứng được vô lượng vô biên công đức, chỉ trong một câu Phật hiệu, câu Phật hiệu này là đại viên mãn. Nếu chúng ta không xem qua kinh điển đại thừa, không biết đến Kinh Vô Lượng Thọ, cho rằng câu A Di Đà Phật này chẳng ai không biết niệm ? Vì quá dễ ! Thực tế mà nói, không dễ chút nào. Người thật sự biết niệm không nhiều, người chỉ học ngoài miệng không ít. Trên miệng niệm A Di Đà Phật, nhưng trong tâm không có, trong ý thức không có, trong hành động không có, như vậy gọi là không biết niệm.
Cổ đức có câu: “miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, niệm khô cổ họng chỉ uổng công”, đây là không biết niệm. Họ không biết công đức của câu Phật hiệu này, không nhận thức được danh hiệu Phật, cũng không nhận thức về thế giới Cực Lạc. Bởi thế tuy niệm Phật, niệm cũng tốt, không phải không được, nhưng chỉ kết duyên với Phật A Di Đà. Cổ đức nói trồng chủng tử kim cang vào trong A lại da của họ, đời này không đạt được lợi ích, phải đợi đến đời kiếp sau gặp được nhân duyên với Tịnh độ, nó mới khởi tác dụng, họ có ấn tượng sâu sắc hơn.
Khi nào nó mới khởi tác dụng? Khi thật sự đã minh bạch rõ ràng, lúc đó sẽ khởi tác dụng, nó khởi tác dụng nhất định được vãng sanh. Sanh đến thế giới tây phương Cực Lạc, một đời viên thành Phật đạo, không cần đợi đến đời sau, trong một đời chắc chắn thành Phật. Chứng được quả vị cứu cánh, trở về tự tánh, trở về thường tịch quang.
Ngày nay chúng ta đã niệm Phật không biết bao nhiêu năm, hỏi quý vị có nắm chắc việc vãng sanh chăng? Lắc đầu, không chắc chắn. Hòa thượng bảy tám mươi tuổi, niệm Phật suốt một đời, hỏi ngài có nắm chắc được vãng sanh chăng? Hòa thượng chân thật trả lời rằng, không chắc, nguyên nhân vì sao ?
Mấy năm trước, cư sĩ Hoàng Trung Xướng ở Thẩm Quyến, khoảng hơn 30 tuổi. Anh ta bế quan đọc Kinh Vô Lượng Thọ, đọc Kinh A Di Đà, hy vọng trong vòng ba năm đạt được hiểu quả. Đúng như nguyện, hai năm mười tháng, biết trước giờ chết và đã vãng sanh, làm ra tấm gương cho chúng ta thấy, là thật không phải giả. Anh ta vốn là muốn thử xem, nghe tôi giảng kinh đến chỗ niệm Phật vãng sanh trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục và Vãng Sanh Truyện.
Thế nên chúng ta niệm Phật là phải chân thành, đây là việc quan trọng, là đại sự, ngoài ra đều là việc nhỏ nhặt, không đáng để trong lòng, niệm Phật như thế nào ? Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra thì không còn gì nữa.
Thiền sư Trung Phong nói: “Tâm tôi tức là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà tức là tâm tôi”. Ngoài công việc ra, thời gian làm việc không nhiều lắm, sau khi làm việc xong lập tức niệm Phật, chính là Phật A Di Đà, buông bỏ hết những điều vụn vặt. Nhất định thời gian niệm Phật mỗi ngày phải vượt qua thời gian vọng niệm, không niệm Phật liền khởi vọng niệm. Một ngày 24 tiếng, thử xem mình niệm được bao nhiêu danh hiệu Phật? Và có bao nhiêu vọng tưởng? Vọng tưởng nhiều hơn Phật hiệu, coi như không chắc được vãng sanh. Phật hiệu vượt qua vọng tưởng, vãng sanh mới nắm chắc được. Điều này rất khó khăn đối với người mới học, nhưng khó khăn ta có thể dùng pháp phương tiện như đọc kinh, nghe kinh. Đọc tụng, nghe kinh đều là niệm Phật, đây là nhớ Phật.
Chúng ta phải quen thuộc, phải rõ về thế giới Cực Lạc, phải nhận thức về Phật A Di Đà. Vậy thì bộ kinh này tốt nhất, cứ nghe lặp đi lặp lại nhiều lần, giống như cư sĩ Lưu Tố Vân vậy, suốt 10 năm chỉ nghe bộ kinh này và chỉ niệm một câu Phật hiệu. Trong tâm bà Phật A Di Đà nhiều, chúng ta dự đoán chắc đến 80% Phật hiệu, tạp niệm chỉ có 20%, công phu của bà rất nổi bật. Quý vị hỏi bà ta có chắc vãng sanh chăng? Chắc, bà có thể vãng sanh bất cứ lúc nào. Bây giờ Phật A Di Đà chưa tiếp dẫn bà, như vậy là sao? Chính bà biết, thị hiện cho mọi người thấy, đây cũng là việc công đức, nên hoan hỷ tiếp nhận làm tấm gương tốt cho mọi người_mười năm là thành tựu. Chúng ta lãng phí bao nhiêu lần mười năm như vậy, quả là đáng tiếc? Vì không y giáo phụng hành ! Xuất gia mười năm, nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, có thể trở thành bậc tôn sư mẫu mực.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Ở đây toàn bộ đều là niệm đạo chi tự nhiên, quý vị xem công đức nhiều như vậy, nhưng chỉ một phương pháp hoàn thành, chính là dùng chân tâm niệm Phật A Di Đà. Phật hiệu này công đức quả là siêu việt, không thể nghĩ bàn! Chư Phật Bồ Tát chứng được vô lượng vô biên công đức, chỉ trong một câu Phật hiệu, câu Phật hiệu này là đại viên mãn. Nếu chúng ta không xem qua kinh điển đại thừa, không biết đến Kinh Vô Lượng Thọ, cho rằng câu A Di Đà Phật này chẳng ai không biết niệm ? Vì quá dễ ! Thực tế mà nói, không dễ chút nào. Người thật sự biết niệm không nhiều, người chỉ học ngoài miệng không ít. Trên miệng niệm A Di Đà Phật, nhưng trong tâm không có, trong ý thức không có, trong hành động không có, như vậy gọi là không biết niệm.
Cổ đức có câu: “miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, niệm khô cổ họng chỉ uổng công”, đây là không biết niệm. Họ không biết công đức của câu Phật hiệu này, không nhận thức được danh hiệu Phật, cũng không nhận thức về thế giới Cực Lạc. Bởi thế tuy niệm Phật, niệm cũng tốt, không phải không được, nhưng chỉ kết duyên với Phật A Di Đà. Cổ đức nói trồng chủng tử kim cang vào trong A lại da của họ, đời này không đạt được lợi ích, phải đợi đến đời kiếp sau gặp được nhân duyên với Tịnh độ, nó mới khởi tác dụng, họ có ấn tượng sâu sắc hơn.
Khi nào nó mới khởi tác dụng? Khi thật sự đã minh bạch rõ ràng, lúc đó sẽ khởi tác dụng, nó khởi tác dụng nhất định được vãng sanh. Sanh đến thế giới tây phương Cực Lạc, một đời viên thành Phật đạo, không cần đợi đến đời sau, trong một đời chắc chắn thành Phật. Chứng được quả vị cứu cánh, trở về tự tánh, trở về thường tịch quang.
Ngày nay chúng ta đã niệm Phật không biết bao nhiêu năm, hỏi quý vị có nắm chắc việc vãng sanh chăng? Lắc đầu, không chắc chắn. Hòa thượng bảy tám mươi tuổi, niệm Phật suốt một đời, hỏi ngài có nắm chắc được vãng sanh chăng? Hòa thượng chân thật trả lời rằng, không chắc, nguyên nhân vì sao ?
Mấy năm trước, cư sĩ Hoàng Trung Xướng ở Thẩm Quyến, khoảng hơn 30 tuổi. Anh ta bế quan đọc Kinh Vô Lượng Thọ, đọc Kinh A Di Đà, hy vọng trong vòng ba năm đạt được hiểu quả. Đúng như nguyện, hai năm mười tháng, biết trước giờ chết và đã vãng sanh, làm ra tấm gương cho chúng ta thấy, là thật không phải giả. Anh ta vốn là muốn thử xem, nghe tôi giảng kinh đến chỗ niệm Phật vãng sanh trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục và Vãng Sanh Truyện.
Thế nên chúng ta niệm Phật là phải chân thành, đây là việc quan trọng, là đại sự, ngoài ra đều là việc nhỏ nhặt, không đáng để trong lòng, niệm Phật như thế nào ? Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra thì không còn gì nữa.
Thiền sư Trung Phong nói: “Tâm tôi tức là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà tức là tâm tôi”. Ngoài công việc ra, thời gian làm việc không nhiều lắm, sau khi làm việc xong lập tức niệm Phật, chính là Phật A Di Đà, buông bỏ hết những điều vụn vặt. Nhất định thời gian niệm Phật mỗi ngày phải vượt qua thời gian vọng niệm, không niệm Phật liền khởi vọng niệm. Một ngày 24 tiếng, thử xem mình niệm được bao nhiêu danh hiệu Phật? Và có bao nhiêu vọng tưởng? Vọng tưởng nhiều hơn Phật hiệu, coi như không chắc được vãng sanh. Phật hiệu vượt qua vọng tưởng, vãng sanh mới nắm chắc được. Điều này rất khó khăn đối với người mới học, nhưng khó khăn ta có thể dùng pháp phương tiện như đọc kinh, nghe kinh. Đọc tụng, nghe kinh đều là niệm Phật, đây là nhớ Phật.
Chúng ta phải quen thuộc, phải rõ về thế giới Cực Lạc, phải nhận thức về Phật A Di Đà. Vậy thì bộ kinh này tốt nhất, cứ nghe lặp đi lặp lại nhiều lần, giống như cư sĩ Lưu Tố Vân vậy, suốt 10 năm chỉ nghe bộ kinh này và chỉ niệm một câu Phật hiệu. Trong tâm bà Phật A Di Đà nhiều, chúng ta dự đoán chắc đến 80% Phật hiệu, tạp niệm chỉ có 20%, công phu của bà rất nổi bật. Quý vị hỏi bà ta có chắc vãng sanh chăng? Chắc, bà có thể vãng sanh bất cứ lúc nào. Bây giờ Phật A Di Đà chưa tiếp dẫn bà, như vậy là sao? Chính bà biết, thị hiện cho mọi người thấy, đây cũng là việc công đức, nên hoan hỷ tiếp nhận làm tấm gương tốt cho mọi người_mười năm là thành tựu. Chúng ta lãng phí bao nhiêu lần mười năm như vậy, quả là đáng tiếc? Vì không y giáo phụng hành ! Xuất gia mười năm, nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, có thể trở thành bậc tôn sư mẫu mực.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không