NGHĨ ĐẾN, NÓI ĐẾN, LÀM ĐẾN
Nguyên Tác: Pháp sư Tịnh Tông
Người Dịch: Thích Nữ Hòa Hiệp
Người Đọc: Diệu Hương
----------------
Đầu tiên ở trong tâm có nguyện vọng tốt đẹp, đây là “nghĩ đến”.
Tiếp tục tư duy tỉ mỉ, lại còn ấp ủ, khiến cho nguyện vọng này thành hình, rõ ràng, và nói ra nơi miệng, viết ra trên giấy, đây là “nói đến”
Ngoài việc đã nói đến, âm thanh rõ ràng, thì bản thân tự chặt đứt đường lui, nhận được sự thúc giục, rảo từng bước mạnh mẽ tiến tới mục tiêu, làm được một phần thì làm được một phần, làm được hai phần thì làm được hai phần, mãi cho đến sau cùng khi đạt đến mục đích, đây gọi là “làm đến”.
Nói yêu thương, nói từ bi, cũng như thế.
Cảnh giới của từ bi cao quá, đừng nói là đại từ đại bi, ngay cả từ bi nhỏ nhoi cũng khó đạt đến, cho nên hạ thấp xuống một bậc, nói là “yêu thương”, nhưng yêu thương cũng không phải là nói ra được thì có thể làm đến được.
Được Di-đà cứu độ, đáng lý ra chúng ta nên yêu thương tất cả chúng sanh, yêu mến tất cả mọi người ở thế gian, nhưng chúng ta vẫn còn tập khí sâu nặng, phân biệt ta người, cho nên lúc nào cũng nên dùng tâm yêu thương của Phật A-di-đà tưới tẩm bản thân, soi chiếu bản thân, sưởi ấm bản thân, và hấp thu năng lượng ấy để yêu thương người khác.
Trước tiên là có tâm yêu thương, sau đó lại có lời nói yêu thương, sau cùng là biểu hiện ra hành động của tình thương.
Trong đó, lời nói yêu thương là môi giới để liên kết giữa tâm và hạnh, tuy nhất thời làm không đến nơi đến chốn, hoặc là không thể làm đến trọn vẹn, nhưng cũng không ngại mà dũng cảm nói ra, nói ra rồi thì không phải coi là đã xong, mà nói ra rồi mới là bắt đầu, tiếp theo sẽ hành động.
Tất cả điều này đều là được triển khai trong phần Tục đế của pháp môn Di-đà cứu độ, không phải là Nan hành đạo, cũng không lấy đây làm tiêu chuẩn để đánh giá người, chỉ là cá nhân phát tâm thì đáng lý ra nên như thế.
Như khúc gỗ bị lửa thiêu, gỗ tức là lửa. Khúc gỗ phàm phu phiền não được ngọn lửa Di-đà thiêu cháy, cũng sẽ vừa cháy vừa bốc khói. Nếu nói theo tin sâu cơ pháp, lửa vĩnh viễn là Phật, gỗ mãi mãi là ta, gỗ và lửa vĩnh viễn không tách rời nhau, Phật và phàm một thể, đây là cuộc sống ở thế gian của người niệm Phật, chẳng thể hoàn toàn là lửa, hay hoàn toàn là gỗ.
Hầu hết người học Phật thường nói “phát bồ-đề tâm”, siêu vượt hơn ức vạn lần so với “yêu thương”, làm nổi không? Làm không nổi được. Nhưng vẫn không ngại ngày ngày tư duy, ngày ngày tụng nói, nhờ đó để cảnh tỉnh, khích lệ bản thân.
Người niệm Phật được sự cứu độ của Phật A-di-đà, cảm thọ, nhận lấy, hưởng thụ lòng từ ái của Phật A-di-đà, lúc nào cũng sống trong ánh sáng của Phật A-di-đà, dùng tình yêu thương của Đức Di-đà để yêu thương mình, yêu thương người, thật sự là điều đương nhiên, là lẽ dĩ nhiên, là pháp vốn như thế.
Nhưng bất chợt chúng ta quên mất tình thương của Phật A-di-đà, tập tính phàm phu liền bộc lộ ra, múa vuốt nhe nanh, mặc tình làm càn, đổi khách làm chủ, cho nên hãy thường suy ngẫm, thường nói, thường chia sẻ, thường khen ngợi tình thương của Phật A-di-đà, để cho tình thương của Ngài trở thành máu huyết, cá tính của chúng ta, để cho Phật A-di-đà thật sự sống ở trong tâm chúng ta, trở thành chủ nhân của tâm ta. Di-đà làm chủ, lời Ngài nói câu nào cũng đều là lời nói yêu thương.
Phàm phu không có tình thương, Di-đà có tình thương, phàm phu nhận lãnh tình thương của Phật A-di-đà, cũng sẽ có tình thương. Học tập, bắt chước, sử dụng tình thương của Phật A-di-đà, yêu thương bản thân, yêu thương người khác, vĩnh viễn không có điểm dừng. Đời nay, ngoài việc này ra thì còn có có thể làm được gì nữa, còn muốn gì nữa chứ?
Nam-mô A-di-đà Phật!
Người Dịch: Thích Nữ Hòa Hiệp
Người Đọc: Diệu Hương
----------------
Đầu tiên ở trong tâm có nguyện vọng tốt đẹp, đây là “nghĩ đến”.
Tiếp tục tư duy tỉ mỉ, lại còn ấp ủ, khiến cho nguyện vọng này thành hình, rõ ràng, và nói ra nơi miệng, viết ra trên giấy, đây là “nói đến”
Ngoài việc đã nói đến, âm thanh rõ ràng, thì bản thân tự chặt đứt đường lui, nhận được sự thúc giục, rảo từng bước mạnh mẽ tiến tới mục tiêu, làm được một phần thì làm được một phần, làm được hai phần thì làm được hai phần, mãi cho đến sau cùng khi đạt đến mục đích, đây gọi là “làm đến”.
Nói yêu thương, nói từ bi, cũng như thế.
Cảnh giới của từ bi cao quá, đừng nói là đại từ đại bi, ngay cả từ bi nhỏ nhoi cũng khó đạt đến, cho nên hạ thấp xuống một bậc, nói là “yêu thương”, nhưng yêu thương cũng không phải là nói ra được thì có thể làm đến được.
Được Di-đà cứu độ, đáng lý ra chúng ta nên yêu thương tất cả chúng sanh, yêu mến tất cả mọi người ở thế gian, nhưng chúng ta vẫn còn tập khí sâu nặng, phân biệt ta người, cho nên lúc nào cũng nên dùng tâm yêu thương của Phật A-di-đà tưới tẩm bản thân, soi chiếu bản thân, sưởi ấm bản thân, và hấp thu năng lượng ấy để yêu thương người khác.
Trước tiên là có tâm yêu thương, sau đó lại có lời nói yêu thương, sau cùng là biểu hiện ra hành động của tình thương.
Trong đó, lời nói yêu thương là môi giới để liên kết giữa tâm và hạnh, tuy nhất thời làm không đến nơi đến chốn, hoặc là không thể làm đến trọn vẹn, nhưng cũng không ngại mà dũng cảm nói ra, nói ra rồi thì không phải coi là đã xong, mà nói ra rồi mới là bắt đầu, tiếp theo sẽ hành động.
Tất cả điều này đều là được triển khai trong phần Tục đế của pháp môn Di-đà cứu độ, không phải là Nan hành đạo, cũng không lấy đây làm tiêu chuẩn để đánh giá người, chỉ là cá nhân phát tâm thì đáng lý ra nên như thế.
Như khúc gỗ bị lửa thiêu, gỗ tức là lửa. Khúc gỗ phàm phu phiền não được ngọn lửa Di-đà thiêu cháy, cũng sẽ vừa cháy vừa bốc khói. Nếu nói theo tin sâu cơ pháp, lửa vĩnh viễn là Phật, gỗ mãi mãi là ta, gỗ và lửa vĩnh viễn không tách rời nhau, Phật và phàm một thể, đây là cuộc sống ở thế gian của người niệm Phật, chẳng thể hoàn toàn là lửa, hay hoàn toàn là gỗ.
Hầu hết người học Phật thường nói “phát bồ-đề tâm”, siêu vượt hơn ức vạn lần so với “yêu thương”, làm nổi không? Làm không nổi được. Nhưng vẫn không ngại ngày ngày tư duy, ngày ngày tụng nói, nhờ đó để cảnh tỉnh, khích lệ bản thân.
Người niệm Phật được sự cứu độ của Phật A-di-đà, cảm thọ, nhận lấy, hưởng thụ lòng từ ái của Phật A-di-đà, lúc nào cũng sống trong ánh sáng của Phật A-di-đà, dùng tình yêu thương của Đức Di-đà để yêu thương mình, yêu thương người, thật sự là điều đương nhiên, là lẽ dĩ nhiên, là pháp vốn như thế.
Nhưng bất chợt chúng ta quên mất tình thương của Phật A-di-đà, tập tính phàm phu liền bộc lộ ra, múa vuốt nhe nanh, mặc tình làm càn, đổi khách làm chủ, cho nên hãy thường suy ngẫm, thường nói, thường chia sẻ, thường khen ngợi tình thương của Phật A-di-đà, để cho tình thương của Ngài trở thành máu huyết, cá tính của chúng ta, để cho Phật A-di-đà thật sự sống ở trong tâm chúng ta, trở thành chủ nhân của tâm ta. Di-đà làm chủ, lời Ngài nói câu nào cũng đều là lời nói yêu thương.
Phàm phu không có tình thương, Di-đà có tình thương, phàm phu nhận lãnh tình thương của Phật A-di-đà, cũng sẽ có tình thương. Học tập, bắt chước, sử dụng tình thương của Phật A-di-đà, yêu thương bản thân, yêu thương người khác, vĩnh viễn không có điểm dừng. Đời nay, ngoài việc này ra thì còn có có thể làm được gì nữa, còn muốn gì nữa chứ?
Nam-mô A-di-đà Phật!
- Category
- Dharma