HÔN MÊ VÃNG SANH ĐẾN CỰC LẠC
Chủ giảng: Pháp sư Tịnh Bổn
Người dịch: Thích nữ Hòa Ý
Người đọc: Nhã Quỳnh
--------------------
Có một người tên Vương Quân, thật ra tuổi tác của anh Vương không lớn, chỉ hơn 20 tuổi thôi, nhưng anh lại mắc bệnh ung thư, trải qua nhiều lần phẫu thuật mà vẫn không khỏi, vì vậy anh Vương bị căn bệnh này giày vò rất đau khổ.
Thế nên Đức Phật nói “luân hồi là khổ” chính là do đó. Vậy nhưng việc này có điểm xấu, cũng có điểm tốt. Vì nhờ nhân duyên này mà anh Vương có cơ hội biết đến Phật A-di-đà. Song, người khác giới thiệu Phật A-di-đà cho anh không phải là vị Phật từ bi. Họ nói không từ bi thế nào? Họ nói “thế giới Cực Lạc của Phật A-di-đà rất tốt, chúng ta nên đến đó, thế nhưng bây giờ anh phải cố gắng dụng công thật giỏi, tích lũy công đức. Dù cho anh niệm Phật cũng phải niệm đến không có vọng tưởng tạp niệm thì Phật A-di-đà mới đến dẫn anh đi, nếu không anh chắc chắn đọa địa ngục”.
Thế mới bảo, gặp phải người không biết nói còn đỡ, sợ nhất là gặp phải kẻ ăn nói bừa bãi. Những người này thật là quá đáng, lại có thể thốt ra những lời tàn nhẫn như thế với một người mắc bệnh nan y, đau khổ nằm trên giường bệnh.
Vốn dĩ anh Vương rất có niềm tin với Tịnh Độ Phật A-di-đà, thế nhưng lại biết đến một Phật A-di-đà không từ bi như vậy thì lại lần nữa rơi vào tuyệt vọng. Đúng không các vị, nếu Phật A-di-đà bắt buộc, yêu cầu một bệnh nhân ung thư phải ngồi dậy ngồi thiền, nỗ lực tu hành, tiêu trừ vọng tưởng tạp niệm thì có nhẫn tâm không? Rất nhẫn tâm.
Điều này tựa như nói một người không thể đi lại phải chạy maraton vậy. Người ta đã không thể đi lại được thì sao mà chạy maraton đây? Đây chẳng phải là “cậy thế gây khó dễ” hay sao?
Cho nên, biết đến Phật A-di-đà không từ bi như vậy nên anh Vương vẫn rất đau khổ, thân thể mắc bệnh nan y không có cách cứu chữa rồi, thế nhưng không ngờ sinh mạng của mình còn bị Phật A-di-đà phán tử hình. Thân tâm của anh hoàn toàn chìm trong tuyệt vọng.
May thay liên hữu của chúng ta có nhận được lời mời đến thăm anh. Họ thấy anh Vương lúc ấy sắc mặt như người chết, vừa nhìn thì cảm thấy rất không tốt. Anh Vương nói, hiện tại buổi tối hay ban ngày, bất kể là ngủ hay là tỉnh thì anh đều nhìn thấy cảnh tượng rất nhiều rắn đến quấy nhiễu anh. Vì hồi nhỏ, anh thích đánh rắn, dày vò rắn. Hồi ấy, không nghĩ đến việc có báo ứng hay không, nhưng bây giờ mới biết, quả là có nhân quả.
Do đó, bây giờ anh rất sợ hãi. Liên hữu hỏi anh “Vì sao anh không niệm Phật?”. Anh Vương nói, người ta nói với anh, niệm Phật vãng sanh không dễ thế đâu, Phật A-di-đà còn yêu cầu mình phải chuẩn bị các thứ tư lương, nếu không có tu hành trì giới hay làm gì đó thì đều không được. Hơn nữa họ còn nói, anh phải niệm Phật đến mức mỗi một phút, mỗi một giây, mỗi một ý niệm đều là Phật hiệu, nếu không thì không phải niệm Phật.
Anh Vương nói “Những người không mắc bệnh thì đương nhiên có thể dễ dàng thực hiện, còn bây giờ tôi bệnh đến mức bệnh khổ ăn vào tận sâu tâm khảm thì sao có thể niệm Phật đến không có vọng tưởng chứ? Niệm Phật được là đã khá lắm rồi, còn bắt phải niệm đến không có vọng tưởng, đây đều là những đau khổ mắc bệnh mà người chưa từng bị bệnh không thể nào hiểu được”.
Liên hữu chúng ta nghe vậy thì biết rằng anh Vương đã hiểu lầm Phật A-di-đà. Thế nên họ liền an ủi anh: “Anh xem, Đức Phật trong Quán kinh có nói, dù cho kẻ ngũ nghịch thập ác niệm Phật thì cũng được Phật A-di-đà cứu độ như thường, nghiệp địa ngục cũng được tiêu trừ như thế. Mà ngũ nghịch thập ác thì nào có tư lương gì? Do đó, Phật A-di-đà từ xưa đến nay chưa từng có yêu cầu chúng ta phải chuẩn bị tư lương gì cả. Đó đều là người đời sau tự thêm bừa cho Phật A-di-đà thôi. Kinh A-di-đà càng có mười phương chư Phật chứng minh niệm Phật quyết định được độ. Không biết gì cũng đừng bối rối, anh niệm Phật thì liền viên mãn. Nếu anh niệm Phật mà không thể được cứu độ thì lưỡi của Phật đã phải bị thối nát rồi, vì đây là điều Phật bảo chứng mà. Cho nên chúng ta cứ nghe theo lời Phật nói là được, đừng để ý lời người khác nói bừa”.
Liên hữu an ủi anh Vương như vậy. Anh vừa nghe lời thế thì thật sự cảm thấy an tâm vô cùng với sự cứu độ Phật A-di-đà, thật sự bắt đầu lại niệm Phật, không sợ hãi, không kinh sợ giống như trước đây nữa.
Có buổi sáng nọ, người nhà của anh cùng anh niệm Phật. Niệm được một nửa thì đột nhiên anh Vương bệnh đau đớn đến mức hôn mê. Người nhà tiếp tục ngồi bên cạnh niệm Phật cho anh. Hai tiếng sau, anh Vương lại lần nữa tỉnh lại. Người nhà hỏi anh: “Con thế nào rồi?”, anh Vương nói “Bây giờ con không sao cả, tất cả lo sợ đều không còn, vì lúc nãy Phật A-di-đà đã đưa con đến thế giới Cực Lạc tốt đẹp nhất rồi”.
Nói xong, anh nhìn tượng Phật rồi từ từ nhắm mắt lại, an tường mỉm cười vãng sanh Tịnh Độ.
Các vị, một bệnh nhân ung thư, lâm chung nghiệp chướng hiện tiền, sợ hãi kinh hoàng, thậm chí bị bệnh tật giày vò rất đau khổ, đau đến hôn mê, thế nhưng có ảnh hưởng đến sự cứu độ của Phật A-di-đà không? Không ảnh hưởng.
......................
Nam-mô A-di-đà Phật
Người dịch: Thích nữ Hòa Ý
Người đọc: Nhã Quỳnh
--------------------
Có một người tên Vương Quân, thật ra tuổi tác của anh Vương không lớn, chỉ hơn 20 tuổi thôi, nhưng anh lại mắc bệnh ung thư, trải qua nhiều lần phẫu thuật mà vẫn không khỏi, vì vậy anh Vương bị căn bệnh này giày vò rất đau khổ.
Thế nên Đức Phật nói “luân hồi là khổ” chính là do đó. Vậy nhưng việc này có điểm xấu, cũng có điểm tốt. Vì nhờ nhân duyên này mà anh Vương có cơ hội biết đến Phật A-di-đà. Song, người khác giới thiệu Phật A-di-đà cho anh không phải là vị Phật từ bi. Họ nói không từ bi thế nào? Họ nói “thế giới Cực Lạc của Phật A-di-đà rất tốt, chúng ta nên đến đó, thế nhưng bây giờ anh phải cố gắng dụng công thật giỏi, tích lũy công đức. Dù cho anh niệm Phật cũng phải niệm đến không có vọng tưởng tạp niệm thì Phật A-di-đà mới đến dẫn anh đi, nếu không anh chắc chắn đọa địa ngục”.
Thế mới bảo, gặp phải người không biết nói còn đỡ, sợ nhất là gặp phải kẻ ăn nói bừa bãi. Những người này thật là quá đáng, lại có thể thốt ra những lời tàn nhẫn như thế với một người mắc bệnh nan y, đau khổ nằm trên giường bệnh.
Vốn dĩ anh Vương rất có niềm tin với Tịnh Độ Phật A-di-đà, thế nhưng lại biết đến một Phật A-di-đà không từ bi như vậy thì lại lần nữa rơi vào tuyệt vọng. Đúng không các vị, nếu Phật A-di-đà bắt buộc, yêu cầu một bệnh nhân ung thư phải ngồi dậy ngồi thiền, nỗ lực tu hành, tiêu trừ vọng tưởng tạp niệm thì có nhẫn tâm không? Rất nhẫn tâm.
Điều này tựa như nói một người không thể đi lại phải chạy maraton vậy. Người ta đã không thể đi lại được thì sao mà chạy maraton đây? Đây chẳng phải là “cậy thế gây khó dễ” hay sao?
Cho nên, biết đến Phật A-di-đà không từ bi như vậy nên anh Vương vẫn rất đau khổ, thân thể mắc bệnh nan y không có cách cứu chữa rồi, thế nhưng không ngờ sinh mạng của mình còn bị Phật A-di-đà phán tử hình. Thân tâm của anh hoàn toàn chìm trong tuyệt vọng.
May thay liên hữu của chúng ta có nhận được lời mời đến thăm anh. Họ thấy anh Vương lúc ấy sắc mặt như người chết, vừa nhìn thì cảm thấy rất không tốt. Anh Vương nói, hiện tại buổi tối hay ban ngày, bất kể là ngủ hay là tỉnh thì anh đều nhìn thấy cảnh tượng rất nhiều rắn đến quấy nhiễu anh. Vì hồi nhỏ, anh thích đánh rắn, dày vò rắn. Hồi ấy, không nghĩ đến việc có báo ứng hay không, nhưng bây giờ mới biết, quả là có nhân quả.
Do đó, bây giờ anh rất sợ hãi. Liên hữu hỏi anh “Vì sao anh không niệm Phật?”. Anh Vương nói, người ta nói với anh, niệm Phật vãng sanh không dễ thế đâu, Phật A-di-đà còn yêu cầu mình phải chuẩn bị các thứ tư lương, nếu không có tu hành trì giới hay làm gì đó thì đều không được. Hơn nữa họ còn nói, anh phải niệm Phật đến mức mỗi một phút, mỗi một giây, mỗi một ý niệm đều là Phật hiệu, nếu không thì không phải niệm Phật.
Anh Vương nói “Những người không mắc bệnh thì đương nhiên có thể dễ dàng thực hiện, còn bây giờ tôi bệnh đến mức bệnh khổ ăn vào tận sâu tâm khảm thì sao có thể niệm Phật đến không có vọng tưởng chứ? Niệm Phật được là đã khá lắm rồi, còn bắt phải niệm đến không có vọng tưởng, đây đều là những đau khổ mắc bệnh mà người chưa từng bị bệnh không thể nào hiểu được”.
Liên hữu chúng ta nghe vậy thì biết rằng anh Vương đã hiểu lầm Phật A-di-đà. Thế nên họ liền an ủi anh: “Anh xem, Đức Phật trong Quán kinh có nói, dù cho kẻ ngũ nghịch thập ác niệm Phật thì cũng được Phật A-di-đà cứu độ như thường, nghiệp địa ngục cũng được tiêu trừ như thế. Mà ngũ nghịch thập ác thì nào có tư lương gì? Do đó, Phật A-di-đà từ xưa đến nay chưa từng có yêu cầu chúng ta phải chuẩn bị tư lương gì cả. Đó đều là người đời sau tự thêm bừa cho Phật A-di-đà thôi. Kinh A-di-đà càng có mười phương chư Phật chứng minh niệm Phật quyết định được độ. Không biết gì cũng đừng bối rối, anh niệm Phật thì liền viên mãn. Nếu anh niệm Phật mà không thể được cứu độ thì lưỡi của Phật đã phải bị thối nát rồi, vì đây là điều Phật bảo chứng mà. Cho nên chúng ta cứ nghe theo lời Phật nói là được, đừng để ý lời người khác nói bừa”.
Liên hữu an ủi anh Vương như vậy. Anh vừa nghe lời thế thì thật sự cảm thấy an tâm vô cùng với sự cứu độ Phật A-di-đà, thật sự bắt đầu lại niệm Phật, không sợ hãi, không kinh sợ giống như trước đây nữa.
Có buổi sáng nọ, người nhà của anh cùng anh niệm Phật. Niệm được một nửa thì đột nhiên anh Vương bệnh đau đớn đến mức hôn mê. Người nhà tiếp tục ngồi bên cạnh niệm Phật cho anh. Hai tiếng sau, anh Vương lại lần nữa tỉnh lại. Người nhà hỏi anh: “Con thế nào rồi?”, anh Vương nói “Bây giờ con không sao cả, tất cả lo sợ đều không còn, vì lúc nãy Phật A-di-đà đã đưa con đến thế giới Cực Lạc tốt đẹp nhất rồi”.
Nói xong, anh nhìn tượng Phật rồi từ từ nhắm mắt lại, an tường mỉm cười vãng sanh Tịnh Độ.
Các vị, một bệnh nhân ung thư, lâm chung nghiệp chướng hiện tiền, sợ hãi kinh hoàng, thậm chí bị bệnh tật giày vò rất đau khổ, đau đến hôn mê, thế nhưng có ảnh hưởng đến sự cứu độ của Phật A-di-đà không? Không ảnh hưởng.
......................
Nam-mô A-di-đà Phật
- Category
- Dharma