NGHE SƯ PHỤ NÓI_TẬP 83_THÀNH TỰU NGƯỜI KHÁC CHÍNH LÀ THÀNH TỰU CHÍNH MÌNH

49 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
NGHE SƯ PHỤ NÓI
TẬP 83
THÀNH TỰU NGƯỜI KHÁC CHÍNH LÀ THÀNH TỰU CHÍNH MÌNH
Trò chuyện vào bữa sáng ngày 21/5/2018

Có thể thật sự giác ngộ, chúng ta đoàn kết, làm cho thế giới hòa bình, việc này có ý nghĩa biết bao! Dùng tôn giáo để đoàn kết quần chúng, làm cho thế giới hòa bình, vậy thì trước tiên, những tôn giáo lớn, nhiều tín đồ phải đoàn kết lại. Tất cả tôn giáo đều là một nhà.
Vì sao có nhiều tôn giáo như vậy? Vì thời đại xa xưa giao thông không phát triển, đây là một nguyên nhân chủ yếu. Ngôn ngữ bất đồng, tư tưởng khác nhau. Cho nên các vị thần linh, trong nhà Phật nói là Phật, Bồ Tát ứng cơ thuyết pháp: Con có căn cơ như thế nào thì ta sẽ thuyết pháp như thế ấy cho con; cho nên mới có nhiều tôn giáo như vậy, ứng với các căn cơ khác nhau, mọi người đều có được lợi ích. Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, giao thông tiện lợi, tin tức trên internet truyền đi rất nhanh, cho nên tất cả tôn giáo hiện nay phải tập trung lại. Giáo dục tôn giáo mới là việc tốt, người thế gian sùng bái chân thiện mỹ, chân thiện mỹ là tôn giáo.
Vào thời xưa phải phân chia ra, cải trang thành các hình dáng khác nhau; hiện nay không còn chướng ngại đó nữa, phải trở thành một nhà. Một nhà hiện nay cùng với nhiều nhà tôn giáo được phân chia trước đây chính là một, không phải hai. Làm sao biết được? Đã tìm được trong kinh điển, đều nói ra hết. Cho nên, tôn giáo vốn là một nhà, nhất định phải biết, phân chia thành nhiều tôn giáo như vậy là bất đắc dĩ, do hoàn cảnh khác nhau.
Giữa người và người, sau khi học tập tôn giáo thì nghĩ lại, người thế nào là người tốt? Người khen ngợi người khác là người tốt, người hủy báng người khác là người xấu. Có thể giải thích như vậy: Mọi người đều học không nói lỗi của người khác, họ có lỗi lầm gì cũng không nhắc, quên nó đi, tha thứ cho họ, họ sẽ ăn năn sửa đổi, họ sẽ nghĩ rằng: “Việc tôi làm sai, người khác tha thứ cho tôi; tôi làm một chút việc tốt, người khác khen ngợi tôi”. Như vậy thì họ sẽ cảm động, sẽ cải tà quy chánh. Nếu quý vị phê bình người làm việc xấu, đến khắp nơi nói xấu họ, họ sẽ càng làm việc xấu; họ nghĩ rằng: “Tôi như vậy chưa đủ xấu, tôi sẽ làm thêm việc xấu cho anh xem”. Tâm lý con người bất thường, cho nên cần phải có trí tuệ để ứng phó.
Đặc biệt là bầu cử, khi bầu cử có người luôn phê bình người khác, vậy thì tuyệt đối đừng bầu người này, người này chắc chắn không phải là người tốt. Khi bầu cử, người này luôn khen ngợi người khác, người này là người tốt. Quý vị hết lời khen ngợi người khác, khuyên dân chúng bỏ phiếu cho người đó, chẳng phải là quý vị không trúng cử rồi sao? Tôi không trúng cử là chiến thắng, không phải là thất bại. Vì sao vậy? Họ phải lo những việc rắc rối của xã hội, không cần tôi bận tâm. Tôi cảm thấy họ có thể làm được, họ làm rất tốt, tôi đã tiến cử họ. Kỳ sau nếu lại có cuộc bầu cử, quý vị muốn ứng cử thì không cần dán quảng cáo, mọi người tự nhiên sẽ bầu cho quý vị. Mọi người sẽ nghĩ rằng: “Người này thật sự là người tốt, bạn xem người tốt mà anh ta tiến cử đều rất tốt, đều đáng để người khác kính trọng”. Đây đều là mối quan hệ đã được thiết lập lúc bình thường, không phải là nhất thời.
Category
Video Pháp thoại