Buông xả liền được đi làm Phật; không buông xả, bạn sẽ tiếp tục xoay vần trong vòng Lục đạo luân hồi
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ. Tập 74 - 75
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Lời này nói thật có đạo lý, thế nên bản thân chúng ta phải hiểu. Trên lý nói được rất rõ ràng; trên mặt sự, bản thân chúng ta cần phải nỗ lực. Nỗ lực làm cái gì ? Chính là buông xả, chứ không ngoài cái gì khác. Buông xả liền được đi làm Phật; không buông xả, nhất định phải biết, bạn sẽ tiếp tục xoay vần trong vòng Lục đạo luân hồi. Chúng ta cứ ngẫm mà xem, chúng ta có bằng lòng tiếp tục luân hồi trong vòng Lục đạo không. Hay là bằng lòng chịu buông xả, vãng sanh Thế giới Cực Lạc, thân cận A Di Đà Phật đây ? Tình chấp phải buông, mà tài sắc danh lợi cũng phải buông. Sau cùng nhất, đến thân tâm Thế giới cũng phải nhất loạt buông bỏ hết, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật mà thôi. Ngoại trừ A Di Đà Phật ra, cái gì cũng không có. Giống như Hải Hiền Lão hòa thượng vậy, bạn liền có thể nhập vào cảnh giới của Ngài.
Hiện tại tôi đang giảng kinh, người thật sự nghe hiểu không nhiều; đại khái khoảng hai mươi người cũng tìm không ra, thật không dễ. Vì sao bạn nghe không hiểu vậy? Vì tâm khí bao chao, vọng tưởng quá nhiều, tạp niệm, công việc quá nhiều. Không buông bỏ được những chuyện còn dính mắc trong lòng, nó sẽ chướng ngại việc bạn nghe kinh. Sau khi nghe kinh một ngàn lần, tâm bạn sẽ định lại; tâm thanh tịnh hiện tiền, “Thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Trên đề kinh chúng ta, mức độ thấp nhất chính là trong vòng một năm sẽ tu tâm thanh tịnh, vạn duyên buông xả. Tâm thanh tịnh là sở chứng đắc của A La Hán; sự nhất tâm bất loạn, lý nhất tâm bất loạn là Bồ Tát, là sở chứng đắc của Pháp thân Bồ Tát. Muốn đạt “bình đẳng, giác”, nhất định phải đắc thanh tịnh trước; sau đó mới có thể đắc “bình đẳng, giác”. Cái này còn quan trọng hơn bất kỳ thứ gì. Chân thật muốn vãng sanh Thế giới Cực Lạc, không buông xả là không được, cái gì cũng phải buông hết.
Mong sao tất cả mọi người đều có thể làm đến được, tán thán lẫn nhau; không được phê bình, không được hủy báng lẫn nhau. Phê bình, hủy báng sẽ khiến cho đại chúng trong xã hội nảy lòng hoài nghi đối với Phật pháp, đối với mọi tôn giáo; khiến họ đánh mất tín tâm. Trách nhiệm nhân - quả, khiến người khác mất đi tín tâm rất lớn; đánh mất tín tâm thì trên kinh Phật nói là đoạn Pháp thân huệ mạng; tội còn nặng hơn so với tội giết người. Bạn đoạn Pháp thân huệ mạng của họ, quả báo đều là ở Địa ngục, hết sức đáng sợ; không thể làm cái chuyện này được. Chúng ta mà nghe thấy lời phỉ báng, trong tâm phải mau chóng niệm “A Di Đà Phật”, đừng để những chuyện bên lề đến làm phiền chúng ta. Phải bảo hộ cho cái tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng của chính mình. Nếu không thể nhẫn chịu được, vậy thì hãy tránh đi chỗ khác; còn như có thể nhẫn chịu, vậy thì cứ ở đó mà niệm Phật. Họ hủy báng chúng ta, chúng ta hãy niệm Phật hồi hướng cho họ, thế thì đúng rồi; hy vọng có thể làm giảm bớt tội nghiệp của họ. Đối người, đối việc, đối vật đều phải đem cái chân tướng sự thật, mà làm cho sáng tỏ rõ ràng; không làm sáng tỏ rõ ràng, sẽ dẫn đến việc đi phê bình, hủy báng. Như thế, rất dễ hàm oan cho người. Người phải nhận lãnh mối hàm oan to lớn ấy, lại không có nơi để giải oan. Cái nhân - quả ấy ai sẽ chịu đây? Người gây ra lỗi ấy, trước mắt họ không biết, chết rồi thì sẽ biết ngay, đến lúc đó hối hận không kịp.
Cả cổ thánh tiên hiền, chư Phật, Bồ Tát, Tổ sư đại đức đều dạy chúng ta học Phật, phải học nhẫn nhục Ba la mật. “Nhẫn nhục Tiên nhân” là tấm gương tốt nhất cho chúng ta. Chịu nỗi oan khuất thế nào, đều không cần nói ra. Làm như thế sẽ tiêu trừ nghiệp chướng của chính mình, gia tăng công đức cho bản thân; không cần phải giải oan, không cần phải trả thù làm gì, không được phép làm như thế. Đại thừa, “Nhất” là Tịnh tông, trong tâm phải xem hết thảy chúng sanh đều là Phật. “Lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai”, nhất định không được hủy báng. Họ hủy báng ta, sỉ nhục ta, hãm hại ta, ta vẫn là cảm ơn họ. Vì sao vậy? Vì tiêu nghiệp chướng giúp ta. Đời này của ta, không tạo cái nghiệp nặng như thế, thì cũng có thể là do đời trước đã làm. Bao đời bao kiếp về trước, chúng ta đâu có bảo đảm được, thế thì nên hoan hỷ vui vẻ mà nhận lấy. Oan khuất thế nào đều tình nguyện nhận lãnh, tốt!
Trong tâm chẳng việc gì, một câu “A Di Đà Phật niệm” đến cùng. Chúng ta đối với thế gian này, cái gì cũng không cầu, chỉ cầu vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Cho nên, chúng ta đối với bất kỳ người nào đều có thể chung sống rất tốt. Với người vô tranh, với đời vô cầu, có cầu có tranh liền sẽ có xung đột. Chúng ta không cầu ắt không có xung đột, chẳng hề xung đột với bất kỳ ai, thật sự là “Thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Cho nên, lời bàn luận của chúng ta phải công bằng, không có Thiên vị mặt nào; cũng không chỉ trích phương diện nào hết, phê bình cái này cái kia; không có chuyện đó, đại công vô tư.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Lời này nói thật có đạo lý, thế nên bản thân chúng ta phải hiểu. Trên lý nói được rất rõ ràng; trên mặt sự, bản thân chúng ta cần phải nỗ lực. Nỗ lực làm cái gì ? Chính là buông xả, chứ không ngoài cái gì khác. Buông xả liền được đi làm Phật; không buông xả, nhất định phải biết, bạn sẽ tiếp tục xoay vần trong vòng Lục đạo luân hồi. Chúng ta cứ ngẫm mà xem, chúng ta có bằng lòng tiếp tục luân hồi trong vòng Lục đạo không. Hay là bằng lòng chịu buông xả, vãng sanh Thế giới Cực Lạc, thân cận A Di Đà Phật đây ? Tình chấp phải buông, mà tài sắc danh lợi cũng phải buông. Sau cùng nhất, đến thân tâm Thế giới cũng phải nhất loạt buông bỏ hết, trong tâm chỉ có A Di Đà Phật mà thôi. Ngoại trừ A Di Đà Phật ra, cái gì cũng không có. Giống như Hải Hiền Lão hòa thượng vậy, bạn liền có thể nhập vào cảnh giới của Ngài.
Hiện tại tôi đang giảng kinh, người thật sự nghe hiểu không nhiều; đại khái khoảng hai mươi người cũng tìm không ra, thật không dễ. Vì sao bạn nghe không hiểu vậy? Vì tâm khí bao chao, vọng tưởng quá nhiều, tạp niệm, công việc quá nhiều. Không buông bỏ được những chuyện còn dính mắc trong lòng, nó sẽ chướng ngại việc bạn nghe kinh. Sau khi nghe kinh một ngàn lần, tâm bạn sẽ định lại; tâm thanh tịnh hiện tiền, “Thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Trên đề kinh chúng ta, mức độ thấp nhất chính là trong vòng một năm sẽ tu tâm thanh tịnh, vạn duyên buông xả. Tâm thanh tịnh là sở chứng đắc của A La Hán; sự nhất tâm bất loạn, lý nhất tâm bất loạn là Bồ Tát, là sở chứng đắc của Pháp thân Bồ Tát. Muốn đạt “bình đẳng, giác”, nhất định phải đắc thanh tịnh trước; sau đó mới có thể đắc “bình đẳng, giác”. Cái này còn quan trọng hơn bất kỳ thứ gì. Chân thật muốn vãng sanh Thế giới Cực Lạc, không buông xả là không được, cái gì cũng phải buông hết.
Mong sao tất cả mọi người đều có thể làm đến được, tán thán lẫn nhau; không được phê bình, không được hủy báng lẫn nhau. Phê bình, hủy báng sẽ khiến cho đại chúng trong xã hội nảy lòng hoài nghi đối với Phật pháp, đối với mọi tôn giáo; khiến họ đánh mất tín tâm. Trách nhiệm nhân - quả, khiến người khác mất đi tín tâm rất lớn; đánh mất tín tâm thì trên kinh Phật nói là đoạn Pháp thân huệ mạng; tội còn nặng hơn so với tội giết người. Bạn đoạn Pháp thân huệ mạng của họ, quả báo đều là ở Địa ngục, hết sức đáng sợ; không thể làm cái chuyện này được. Chúng ta mà nghe thấy lời phỉ báng, trong tâm phải mau chóng niệm “A Di Đà Phật”, đừng để những chuyện bên lề đến làm phiền chúng ta. Phải bảo hộ cho cái tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng của chính mình. Nếu không thể nhẫn chịu được, vậy thì hãy tránh đi chỗ khác; còn như có thể nhẫn chịu, vậy thì cứ ở đó mà niệm Phật. Họ hủy báng chúng ta, chúng ta hãy niệm Phật hồi hướng cho họ, thế thì đúng rồi; hy vọng có thể làm giảm bớt tội nghiệp của họ. Đối người, đối việc, đối vật đều phải đem cái chân tướng sự thật, mà làm cho sáng tỏ rõ ràng; không làm sáng tỏ rõ ràng, sẽ dẫn đến việc đi phê bình, hủy báng. Như thế, rất dễ hàm oan cho người. Người phải nhận lãnh mối hàm oan to lớn ấy, lại không có nơi để giải oan. Cái nhân - quả ấy ai sẽ chịu đây? Người gây ra lỗi ấy, trước mắt họ không biết, chết rồi thì sẽ biết ngay, đến lúc đó hối hận không kịp.
Cả cổ thánh tiên hiền, chư Phật, Bồ Tát, Tổ sư đại đức đều dạy chúng ta học Phật, phải học nhẫn nhục Ba la mật. “Nhẫn nhục Tiên nhân” là tấm gương tốt nhất cho chúng ta. Chịu nỗi oan khuất thế nào, đều không cần nói ra. Làm như thế sẽ tiêu trừ nghiệp chướng của chính mình, gia tăng công đức cho bản thân; không cần phải giải oan, không cần phải trả thù làm gì, không được phép làm như thế. Đại thừa, “Nhất” là Tịnh tông, trong tâm phải xem hết thảy chúng sanh đều là Phật. “Lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai”, nhất định không được hủy báng. Họ hủy báng ta, sỉ nhục ta, hãm hại ta, ta vẫn là cảm ơn họ. Vì sao vậy? Vì tiêu nghiệp chướng giúp ta. Đời này của ta, không tạo cái nghiệp nặng như thế, thì cũng có thể là do đời trước đã làm. Bao đời bao kiếp về trước, chúng ta đâu có bảo đảm được, thế thì nên hoan hỷ vui vẻ mà nhận lấy. Oan khuất thế nào đều tình nguyện nhận lãnh, tốt!
Trong tâm chẳng việc gì, một câu “A Di Đà Phật niệm” đến cùng. Chúng ta đối với thế gian này, cái gì cũng không cầu, chỉ cầu vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Cho nên, chúng ta đối với bất kỳ người nào đều có thể chung sống rất tốt. Với người vô tranh, với đời vô cầu, có cầu có tranh liền sẽ có xung đột. Chúng ta không cầu ắt không có xung đột, chẳng hề xung đột với bất kỳ ai, thật sự là “Thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Cho nên, lời bàn luận của chúng ta phải công bằng, không có Thiên vị mặt nào; cũng không chỉ trích phương diện nào hết, phê bình cái này cái kia; không có chuyện đó, đại công vô tư.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không