Trước mắt quí vị hai con đường, một đường là Thế giới Cực Lạc, một đường là vô gián địa ngục..???

19 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 347
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Nếu như chúng ta thực sự biết được, thế giới này lục đạo luân hồi khổ, địa ngục là khổ nhất! Chúng ta có tạo nghiệp địa ngục hay không? Trong lịch sử Trung Quốc Lý Thế Dân là hoàng đế tốt, không có ai không xưng tán. Ngày nay đô thị lớn trên toàn thế giới đều có phố Đường Nhân. Vì sao nó không được gọi là phố Hán nhân? Vì sao không gọi là phố Hoa Nhân, mà gọi phố Đường Nhân? Ngày nay gọi người Trung Quốc là người Đường. Quí vị sẽ hiểu chánh giáo của nhà Đường, xứng đáng được người đời sau hoài niệm biết bao. Ông ta vào địa ngục rồi, vì sao đọa vào địa ngục? vì tạo nghiệp địa ngục. Nghiệp địa ngục là ngũ nghịch thập ác. Ngày nay chúng ta có tạo nghiệp hay không? Sát sanh, trộm cắp, tà dâm,vọng ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt, ỷ ngữ, tham lam, sân nhuế, ngu si, mười tội này đều tạo tức là tội địa ngục. Hoàng đế tốt tạo nghiệp này rồi, cũng phải chịu quả báo. Địa ngục khổ lắm, khổ lắm, không thể hình dung được. Bây giờ bày ra trước mắt quí vị hai con đường, một đường là Thế giới Cực Lạc, một đường là vô gián địa ngục, chúng ta đi con đường nào? Bản thân có quyền quyết định, bản thân có quyền lựa chọn. Có lẽ chúng ta sẽ hỏi: chúng ta không có thiện căn, phước đức đó, tội nghiệp chúng ta tạo quá nhiều, bản thân biết chắc chắn đọa địa ngục, làm sao có thể vãng sanh? Quí vị trong đời này, có được duyên này gặp được Tịnh Độ, gặp được Phật Pháp, gặp được Đại Thừa, gặp được Tịnh Độ, gặp được bộ Vô Lượng Thọ Kinh Hội Tập Bản này, tức đã nói rõ quí vị là một người có thiện căn, phước đức, nhân duyên. Điều kiện này quí vị đã đầy đủ rồi. Thậm chí thiện căn, phước đức không đủ, cũng có thể như vậy, nhưng quí vị có thể bù đắp được. Cần bao nhiêu thời gian mới có thể bù đắp được? Điều này không nhất định, nếu như quí vị có chân tâm, quí vị có thành ý, tâm chân thành cung kính, quí vị sẽ bù được rất nhanh. Chí thành cung kính, trong kinh A Di Đà nói một ngày đến bảy ngày, quí vị sẽ bù đắp đầy đủ thiện căn, phước đức này. Quí vị sẽ có thể đến Thế giới Cực Lạc, đến thân cận Phật A Di Đà.
Ấn Quang đại sư nói rất hay: mười phần thành kính, quí vị có thể bù đắp mười phần thiện căn, phước đức; một phần cung kính, quí vị có thể bù đắp được một phần, đều do bản thân quí vị thôi. Cách bù đắp như thế nào? Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói với chúng ta: “phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”, quí vị sẽ bù đắp được.
Chân thành cung kính là gì? Tôi đối với pháp môn này, tôi đối với danh hiệu này thâm tín không nghi, tôi thực sự tin tưởng nó, tôi thực sự niệm Phật, tất cả những ưu tư vướng mắc trong lòng, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đều buông xuống. Trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra không có gì cả, đó gọi là chí thành cung kính. Dùng tâm này để niệm Phật, chính là điều trong kinh thường nói, và cổ đức cũng thường nói “nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật”, quí vị câu câu chữ chữ đều cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà. Cho nên trong kinh nói: niệm một câu Phật A Di Đà, tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội, là dùng tâm như vậy niệm một câu, niệm một ngày đến bảy ngày tội vô lượng kiếp đều tiêu sạch, đều tiêu hết. Nếu như niệm Phật mà trong tâm vẫn còn tạp niệm, vẫn còn vọng tưởng, thì công phu của quí vị đã bị phá hỏng rồi. Không phải không hiệu nghiệm mà là vọng niệm ở trong đó phá hoại mất công phu, nghi hoặc ở trong đó phá hoại mất. Đang niệm niệm rồi hoài nghi là thật hay là giả? Không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn, năng lượng này lớn lắm thay!
Ba câu này nói ra thì rất dễ, nhưng làm được thực sự rất khó. Khó ở chỗ nào? Quí vị rất lạ lẫm đối với Thế giới Cực Lạc, quí vị không quen thuộc. Cổ đức dạy người sơ học, có một cách dạy rất tốt, dạy quí vị chuyển nơi lạ thành quen, chuyên nơi quen thành nơi lạ, trao đổi như vậy. Hiện nay chúng ta quen thuộc những thứ gì? Sát đạo dâm vọng rất quen, tự tư tự lợi rất quen, danh văn lợi dưỡng rất quen, ngũ dục lục trần rất quen, niệm niệm không quên những thứ này. Đối với Thế giới Cực Lạc, đối với Phật A Di Đà rất xa lạ, thường thường quên mất, không nhớ đến. Cho nên chư vị tổ sư bảo chúng ta chuyển biến, biến Phật A Di Đà xa lạ, Thế giới Cực Lạc xa lạ trở thành quen thuộc; những thứ hiện nay đang quen thuộc xa rời nó, dần dần sẽ xa lạ. Đó là biện pháp tốt, cũng như tôi đã nói, luôn đặt Phật A Di Đà ở trong tâm. Tâm tôi chính là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà chính là tâm tôi. Trong tâm ngoài Phật A Di Đà ra không có gì cả, ngay cả ý niệm hoằng pháp lợi sanh đều không có, thực sự đã chuyển rồi. Hoằng pháp lợi sanh là việc phụ, gặp duyên thì làm, không có duyên thì không nên làm, không phan duyên. Đạo lý này không thể không biết vậy.



Trước mắt quí vị hai con đường, một đường là Thế giới Cực Lạc, một đường là vô gián địa ngục, chúng ta đi con đường nào
Category
Hòa Thượng Tịnh Không