Thầy dẫn trò nhập môn, tu hành do cá nhân. Thật thà, nghe lời, thật làm, người ấy là người biết học.
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 83
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Sư phụ lãnh tấn môn, tu hành tại cá nhân thầy dẫn trò nhập môn, tu hành do cá nhân. Có thành tựu hay không, chẳng liên quan đến thầy cho lắm, mà vấn đề ở chỗ quý vị khéo học, tức là quý vị biết học. Câu thường xuyên được nói trong Tông Môn là hội ma? hiểu không? Câu ấy có ý nghĩa rất sâu! Thật sự biết học, không chỉ học giống như Khổng Tử, mà có khi còn vượt trội, học trò giỏi hơn thầy! Cổ nhân đã nói: Thanh xuất ư lam, nhi thắng ư lam màu xanh phát xuất từ màu chàm mà trỗi hơn màu chàm, đấy là học trò vượt trội thầy, do biết học. Chẳng biết học thì thầy dạy bảo quý vị hằng ngày, quý vị vẫn chẳng thể thành tựu! Do vậy, chữ Hội hiểu này có quan hệ khá lớn! Thế nào mới là Hội? Thật sự hiểu thì nói thật ra sáu chữ đã gồm trọn: Thật thà, nghe lời, thật sự hành, người ấy là người biết học. Quý vị phải biến những thứ đã học thành cuộc sống của chính mình, chẳng hạn như Ngũ Luân giảng về quan hệ, quý vị hiểu rõ, biết tôn ty trên dưới, đối với bậc trưởng thượng phải tôn kính, đối với kẻ dưới phải yêu thương, phải làm được như thế. Làm những gì? Mười hai chữ! Tất cả đức hạnh, Ngũ Luân, Tứ Duy, Bát Đức của Trung Quốc được gom chung lại thành mười hai chữ hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm sỉ, nhân ái, hòa bình. Mười hai chữ ấy được hoàn toàn biểu hiện trong cuộc sống, công việc, xử sự, đãi người, tiếp vật, tức là quý vị đã hiểu. Quý vị học theo thánh sẽ là thánh nhân, học theo hiền sẽ là hiền nhân, trọn chẳng kém cổ thánh tiên hiền, mà cũng có thể là quý vị sẽ vượt trỗi họ. Quý vị học Phật, có thể thành Phật; học Bồ Tát, có thể thành Bồ Tát.
Vì thế, trong học tập và chính mình vận dụng cũng khác nhau, học tập là cơ sở, nhất định phải chiếu theo quy củ, theo nề nếp, chớ nên sai lầm thì căn cội của quý vị mới được vun bồi sâu xa. Học giảng kinh theo lối phức giảng huấn luyện nhẫn nhục, chính mình có kiến giải gì muốn giảng, nhất định phải nhẫn, thầy chẳng chấp thuận, chẳng phải là thầy hẹp hòi, không cho quý vị phát biểu ý kiến, mà nhằm bồi dưỡng công phu định lực và lòng khiêm hư cho quý vị. Sợ nhất là ngạo mạn, nếu một người có mảy may ngạo mạn thì xong rồi, giống như trong Luận Ngữ có nói, phu tử đã nêu tỷ dụ: Như hữu Châu Công chi tài chi mỹ, sử kiêu thả lận, kỳ dư tắc bất túc quán dã Dẫu có tài hay khéo như Châu Công, nhưng nếu vừa kiêu ngạo lại vừa keo kiệt thì những điều tốt đẹp khác chẳng đáng để xét tới nữa. Quý vị muốn đạt được học vấn ấy thì điều ấy kỵ nhất, mảy may ngạo mạn sẽ hủy sạch toàn bộ. Do vậy, quý vị áp chế điều gì? Giằn ép tập khí ngạo mạn. Đối với chuyện bồi dưỡng thế hệ kế tiếp, cổ thánh tiên hiền dụng tâm vất vả; do vậy, có thể biết là chẳng dễ dàng, thật sự quan tâm quý vị, thật sự bồi dưỡng quý vị.
Con người hiện thời thiếu phước, nếu dùng chuyện này bó buộc họ, họ sẽ cảm thấy tự do bị xâm phạm, chẳng phục, xong luôn. Do vậy, thầy có thể dạy hay không ? Chẳng thể dạy ! Chúng tôi ở Đài Trung gồm hơn hai mươi học trò theo thầy, trong số đó, chúng tôi biết, có ba bốn người thầy hoàn toàn nghe theo họ, chính họ thích như thế nào, thầy bèn chiều theo như thế ấy, chẳng hề chỉ trích. Đối với những ai thật sự nghe lời, thầy rất nghiêm khắc, có đánh, có chửi! Chúng tôi cũng thấy sao mà thầy đối xử đặc biệt tốt với những đồng học khác, luôn cười hề hề? Tuy chúng tôi không nói ra, nhưng thầy nhìn ra thái độ của chúng tôi, tìm tôi, cho biết vì sao thầy đối xử tốt đẹp đối với những người ấy như thế? Họ không chịu học, chẳng nghe lời. Kẻ chẳng nghe lời, không chịu học, quý vị chỉ trích hắn, hắn chẳng tiếp nhận, còn oán hận, cớ gì phải kết oán với kẻ khác? Quý vị chịu học, tôi bèn dạy; quý vị không chịu học, được thôi! Tùy ý, dự thính! Chúng tôi mới liễu giải dụng tâm của thầy Lý! Đấy là chỗ chúng ta phải học tập, quyết định chớ nên đắc tội với người khác, điều ấy quan trọng lắm! Chịu học là chuyện của hắn, không chịu học cũng là chuyện của hắn, cần gì miễn cưỡng? Trường học thời cổ có thể miễn cưỡng, vì sao? Cả xã hội đều yêu cầu như vậy. Xã hội hiện thời là tự do, cởi mở, xã hội chẳng đòi hỏi, chúng ta phải tùy thuận thói đời, phải tùy thuận tâm tình thế gian, chớ nên không biết điều này! Sau khi quý vị hiểu rõ, cuộc sống, xử sự, đãi người, tiếp vật của quý vị sẽ sống động, hoạt bát, chẳng khô khan tí nào, thiện nhân ưa thích quý vị, mà kẻ bất thiện cũng ưa thích quý vị. Đó gọi là học Phật, đúng là Bồ Tát sở tại chi xứ, linh nhất thiết chúng sanh sanh hoan hỷ tâm Bồ Tát ở chỗ nào đều làm cho hết thảy chúng sanh sanh tâm hoan hỷ, thật đấy! Học Phật mà còn có chấp trước, oán hận, lầm lẫn quá đỗi, quý vị học Phật bằng cách nào? Đức Phật dạy quý vị đoạn phiền não, tăng trưởng Bồ Đề. Chúng ta thấy ngài A Nan kết tập pháp tạng, như thị pháp môn, ngã tùng Phật văn pháp môn như thế, ta nghe từ đức Phật, nhất định phải có ý nghĩa thâm mật trong ấy. Chúng ta đã học tập thì hãy vận dụng ngay trong cuộc sống.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Sư phụ lãnh tấn môn, tu hành tại cá nhân thầy dẫn trò nhập môn, tu hành do cá nhân. Có thành tựu hay không, chẳng liên quan đến thầy cho lắm, mà vấn đề ở chỗ quý vị khéo học, tức là quý vị biết học. Câu thường xuyên được nói trong Tông Môn là hội ma? hiểu không? Câu ấy có ý nghĩa rất sâu! Thật sự biết học, không chỉ học giống như Khổng Tử, mà có khi còn vượt trội, học trò giỏi hơn thầy! Cổ nhân đã nói: Thanh xuất ư lam, nhi thắng ư lam màu xanh phát xuất từ màu chàm mà trỗi hơn màu chàm, đấy là học trò vượt trội thầy, do biết học. Chẳng biết học thì thầy dạy bảo quý vị hằng ngày, quý vị vẫn chẳng thể thành tựu! Do vậy, chữ Hội hiểu này có quan hệ khá lớn! Thế nào mới là Hội? Thật sự hiểu thì nói thật ra sáu chữ đã gồm trọn: Thật thà, nghe lời, thật sự hành, người ấy là người biết học. Quý vị phải biến những thứ đã học thành cuộc sống của chính mình, chẳng hạn như Ngũ Luân giảng về quan hệ, quý vị hiểu rõ, biết tôn ty trên dưới, đối với bậc trưởng thượng phải tôn kính, đối với kẻ dưới phải yêu thương, phải làm được như thế. Làm những gì? Mười hai chữ! Tất cả đức hạnh, Ngũ Luân, Tứ Duy, Bát Đức của Trung Quốc được gom chung lại thành mười hai chữ hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm sỉ, nhân ái, hòa bình. Mười hai chữ ấy được hoàn toàn biểu hiện trong cuộc sống, công việc, xử sự, đãi người, tiếp vật, tức là quý vị đã hiểu. Quý vị học theo thánh sẽ là thánh nhân, học theo hiền sẽ là hiền nhân, trọn chẳng kém cổ thánh tiên hiền, mà cũng có thể là quý vị sẽ vượt trỗi họ. Quý vị học Phật, có thể thành Phật; học Bồ Tát, có thể thành Bồ Tát.
Vì thế, trong học tập và chính mình vận dụng cũng khác nhau, học tập là cơ sở, nhất định phải chiếu theo quy củ, theo nề nếp, chớ nên sai lầm thì căn cội của quý vị mới được vun bồi sâu xa. Học giảng kinh theo lối phức giảng huấn luyện nhẫn nhục, chính mình có kiến giải gì muốn giảng, nhất định phải nhẫn, thầy chẳng chấp thuận, chẳng phải là thầy hẹp hòi, không cho quý vị phát biểu ý kiến, mà nhằm bồi dưỡng công phu định lực và lòng khiêm hư cho quý vị. Sợ nhất là ngạo mạn, nếu một người có mảy may ngạo mạn thì xong rồi, giống như trong Luận Ngữ có nói, phu tử đã nêu tỷ dụ: Như hữu Châu Công chi tài chi mỹ, sử kiêu thả lận, kỳ dư tắc bất túc quán dã Dẫu có tài hay khéo như Châu Công, nhưng nếu vừa kiêu ngạo lại vừa keo kiệt thì những điều tốt đẹp khác chẳng đáng để xét tới nữa. Quý vị muốn đạt được học vấn ấy thì điều ấy kỵ nhất, mảy may ngạo mạn sẽ hủy sạch toàn bộ. Do vậy, quý vị áp chế điều gì? Giằn ép tập khí ngạo mạn. Đối với chuyện bồi dưỡng thế hệ kế tiếp, cổ thánh tiên hiền dụng tâm vất vả; do vậy, có thể biết là chẳng dễ dàng, thật sự quan tâm quý vị, thật sự bồi dưỡng quý vị.
Con người hiện thời thiếu phước, nếu dùng chuyện này bó buộc họ, họ sẽ cảm thấy tự do bị xâm phạm, chẳng phục, xong luôn. Do vậy, thầy có thể dạy hay không ? Chẳng thể dạy ! Chúng tôi ở Đài Trung gồm hơn hai mươi học trò theo thầy, trong số đó, chúng tôi biết, có ba bốn người thầy hoàn toàn nghe theo họ, chính họ thích như thế nào, thầy bèn chiều theo như thế ấy, chẳng hề chỉ trích. Đối với những ai thật sự nghe lời, thầy rất nghiêm khắc, có đánh, có chửi! Chúng tôi cũng thấy sao mà thầy đối xử đặc biệt tốt với những đồng học khác, luôn cười hề hề? Tuy chúng tôi không nói ra, nhưng thầy nhìn ra thái độ của chúng tôi, tìm tôi, cho biết vì sao thầy đối xử tốt đẹp đối với những người ấy như thế? Họ không chịu học, chẳng nghe lời. Kẻ chẳng nghe lời, không chịu học, quý vị chỉ trích hắn, hắn chẳng tiếp nhận, còn oán hận, cớ gì phải kết oán với kẻ khác? Quý vị chịu học, tôi bèn dạy; quý vị không chịu học, được thôi! Tùy ý, dự thính! Chúng tôi mới liễu giải dụng tâm của thầy Lý! Đấy là chỗ chúng ta phải học tập, quyết định chớ nên đắc tội với người khác, điều ấy quan trọng lắm! Chịu học là chuyện của hắn, không chịu học cũng là chuyện của hắn, cần gì miễn cưỡng? Trường học thời cổ có thể miễn cưỡng, vì sao? Cả xã hội đều yêu cầu như vậy. Xã hội hiện thời là tự do, cởi mở, xã hội chẳng đòi hỏi, chúng ta phải tùy thuận thói đời, phải tùy thuận tâm tình thế gian, chớ nên không biết điều này! Sau khi quý vị hiểu rõ, cuộc sống, xử sự, đãi người, tiếp vật của quý vị sẽ sống động, hoạt bát, chẳng khô khan tí nào, thiện nhân ưa thích quý vị, mà kẻ bất thiện cũng ưa thích quý vị. Đó gọi là học Phật, đúng là Bồ Tát sở tại chi xứ, linh nhất thiết chúng sanh sanh hoan hỷ tâm Bồ Tát ở chỗ nào đều làm cho hết thảy chúng sanh sanh tâm hoan hỷ, thật đấy! Học Phật mà còn có chấp trước, oán hận, lầm lẫn quá đỗi, quý vị học Phật bằng cách nào? Đức Phật dạy quý vị đoạn phiền não, tăng trưởng Bồ Đề. Chúng ta thấy ngài A Nan kết tập pháp tạng, như thị pháp môn, ngã tùng Phật văn pháp môn như thế, ta nghe từ đức Phật, nhất định phải có ý nghĩa thâm mật trong ấy. Chúng ta đã học tập thì hãy vận dụng ngay trong cuộc sống.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không