TĐ:662-Không nghe lời người già , thiệt thòi ngay trước mắt

111 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
TĐ:662-Không nghe lời người già , thiệt thòi ngay trước mắt
Danh sách phát:[501~700]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoi22RlhqWh3peARX_iQ3ME
Danh sách phát:[301~500] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrH7VywuhabTR6EbcPheheD

Danh sách phát~1: [Trọn bộ 02-039- 001~300]
https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrWiWdvFOql5MiLNDPPgimq
Danh sách phát~2: [Trọn bộ 02-039- 301~600]
https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpjQ4ciTMj6SGbNjBxTSeoJ

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 316
Thời gian từ:00h30:31:06 - 00h48:23:25
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org

Bộ lễ thượng thư chính là bộ trưởng giáo dục, thị lang chính là thứ trưởng. Nó có tả hữu hai vị thị lang, nghĩa là có hai vị thứ trưởng. Như ngày nay nói, một người là chánh vụ thứ trưởng, một người là thường vụ thứ trưởng, tức là hai vị thứ trưởng. Tể tướng khi bận công việc nên không thể chấp sự, thì lễ bộ thượng thư thay thế. Từ những chế độ ngày xưa này, quý vị quan sát tỷ mỷ mới thấy rằng, trong truyền thống chính trị Trung quốc đã đem giáo dục xếp ở vị trí hàng đầu. “Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”. Nói cách khác, toàn bộ chính trị là vì để phục vụ cho giáo dục. Nền trị an lâu dài của quốc gia này, xã hội này trong mấy ngàn năm là nhờ có nền chính trị vì giáo dục này. Điều này chúng ta không thể không biết.
Còn chính phủ hiện nay, nhà Thanh mất nước đến cận đại này. Xã hội cận đại trên toàn thế giới, không còn bàn đến giáo dục nữa. Đem kinh tế, của cải xếp lên vị trí đầu tiên. Tất cả đều là vì phục vụ cho kinh tế, cho của cải. Giáo dục cũng trở thành vị họ mà phục vụ. Mạnh Tử nói rất hay, lợi là điều mà con người nhất định tranh dành. Đem lợi ích đặt ở hàng đầu, tất cả vì lợi mà phục vụ. Đây là văn hoá của người tây phương, cạnh tranh. Cạnh tranh mà cao hơn nữa là đấu tranh. Đấu tranh cao hơn nữa là chiến tranh. Đây là một con đường huỷ diệt, còn giáo dục là đường sống.
Quý vị xem Mạnh Tử gặp Lương Huệ Vương. Lương Huệ Vương thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, cũng coi trọng danh lợi. Tuy giáo dục không sơ suất, nhưng đã rất coi trọng lợi. Mạnh tử nói với Lương Huệ Vương “thượng hạ giao chinh lợi, kỳ quốc nguy hỷ”. Thượng là quân vương, hạ là nhân dân. Mọi người đều tranh lợi thì quốc gia này sẽ nguy hiểm. Bây giờ chúng ta thấy trên địa cầu này có quốc gia nào không tranh lợi? Quốc gia nào không đem lợi ích đặt ở hàng đầu? Nên trên thế giới này người có chí, các nhà khoa học và các nhà triết học đưa ra cảnh cáo: “Nếu không thể khắc chế dục vọng của chính mình, cứ để nó phát triển không hạn chế, thì thế giới này cuối cùng cũng bị huỷ diệt”. Đây là lời chân thật. “Thượng hạ giao tranh lợi, địa cầu nguy hỷ”. Đây không phải là quốc gia, mà địa cầu gặp nguy hiểm. Toàn bộ địa cầu đều biến thành như vậy.
Nhân nghĩa đạo đức không còn. Giáo dục của người xưa dạy điều gì? Giáo dục của Khổng Mạnh chính là dạy nhân nghĩa giúp xã hội đương đại và xã hội trên toàn thế giới thật sự có thể quay đầu, có thể hướng thiện.
Thập niên 70, tiến sĩ Thang Ân Tỷ người Anh là người đầu tiên đề xuất. Ý ông ta nói, cứu vãn vấn đề xã hội của thế kỉ 21 chỉ có học thuyết Khổng Mạnh của Trung Quốc và Phật pháp đại thừa. Học thuyết Khổng Mạnh nói về điều gì? “Khổng viết thành nhân, Mạnh viết thủ nghĩa”, “Phu tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ hỷ”. Chúng ta thực hành hai câu nói này, thì vấn đề xã hội trên thế giới thật sự có thể giải quyết. ... đọc thêm
Category
Trích đoạn Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa