TĐ:2644-Tất cả vạn pháp đều là tự lực tha lực
TĐ:2644-Tất cả vạn pháp đều là tự lực tha lực
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 553
Thời gian từ: 01h11:57:11- 01h21:27:15
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Tất cả vạn pháp đều là tự lực tha lực, tin tức hợp”. Hai sức mạnh sẽ hợp lại, không tin, hai sức mạnh này sẽ phân tán. Tự lực là bản thân, tha lực là Phật A Di Đà. Hết thảy vạn pháp, tự lực là chủ, là nhân chính, tha lực là trợ duyên. Phật A Di Đà kiến lập thế giới Cực Lạc, nếu không liên quan đến chúng ta, đến đó sẽ vô cùng khó khăn.
Vì sao nói chúng ta đến thế giới Cực Lạc là quyết định có thể đến? Chúng ta và Phật A Di Đà là nhất thể, thế giới Cực Lạc là do tâm Phật A Di Đà biến hiện ra, cũng là tâm ta biến. Nếu tâm ta không biến, làm sao ta đến thế giới Cực lạc được? Ngài đã biến, thế giới Cực lạc ở đó, tâm ta không biến, nên không thể đến. Trong tâm ta cũng biến thành thế giới Cực Lạc, kết hợp này sẽ đi được. Đạo lý là như vậy, điều này không thể không biết. Vì sao vậy? Vì tự tánh chỉ có một. Tướng có sai biệt, tánh không sai biệt. Nghĩ thông suốt đạo lý này, nghi hoặc này liền hóa giải. Tướng hai chúng ta khác nhau, tánh giống nhau. Ví dụ chúng ta xem hình ảnh trên ti vi, trong ti vi có rất nhiều người, tôi cũng ở trong đó. Hình ảnh chính là chân tâm, mỗi người chúng ta là vọng tâm. Vọng tâm không giống nhau, chân tâm giống nhau. Đều là một màn hình biến hiện ra, quý vị rời màn hình thì không còn gì cả, nên tâm hiện thức biến thế giới Cực lạc, thế giới Ta bà. Phật A Di Đà với ta, đều là tâm hiện, một cái tâm. Thức biến thì sao? Thức không phải một. Hiện nay vấn đề là tâm là một, thức cũng là một, thức này của chúng ta cũng ở đó phân biệt chấp trước Phật A Di Đà, chấp trước thế giới Cực Lạc, như vậy chúng ta đã hợp. Nên tin là hợp, đã hợp nhất, như vậy sao không thể đi? Không tin như vậy là tách rời: “Tự nhiếp tha nhiếp”.
Câu thứ ba của ba loại chu biến trong Hoàn Nguyên Quán nói: Hàm dung không hữu. Chúng ta phải nhiếp thủ thế giới Cực Lạc, chúng ta phải nhiếp thọ Phật A Di Đà. Phật A Di Đà cũng nhiếp thọ tôi, Phật A Di Đà cũng nhiếp thọ thế giới Ta bà, đây là tự nhiếp tha nhiếp.
“Thiên biến vạn hóa” là xuất sanh vô tận. “Vô lượng vô biên” là chu biến pháp giới. Chúng ta dùng ba loại chu biến trong Hoàn Nguyên Quán để xem kinh văn này: “Làm an ổn hàng phàm phu có tình chấp nghi hoặc”. Đây là nói đến số người không tin, người có hoài nghi, hoài nghi là họ có chướng ngại. “Nghi ngờ diệu pháp vô ngại của Như Lai”, ngại từ đâu sinh ra? Không tin chính là ngại, thành tín chướng ngại sẽ không còn.
Bên dưới đưa ra một ví dụ nói: “Nên biết một tấm kính, có thể hiện ra vạn tượng”. Dùng tấm kính, tấm kính này có thể chiếu soi cảnh giới bên ngoài, xa gần đều ở trong đó. Tấm kính này tượng trưng điều gì? Có thể dung, có thể nhiếp, hiển thị tất cả vạn pháp đều là tự lực tha lực. Kính là tự lực, có thể đem tha lực dung nhập vào trong tự lực, tự tha không hai.
“Ngàn năm tích lũy, một ngọn lửa đốt cháy tất cả”, quý vị đem số củi tích lũy này chất lên, một ngọn lửa đốt cháy sạch những gì tích lũy ngàn năm. 1000 năm tích lũy này là gì? Tội nghiệp, tội nghiệp tích lũy từ vô lượng kiếp đến nay. Một ngọn lửa là gì? Trí tuệ quang minh, quý vị giác ngộ, vừa giác ngộ thì tội nghiệp hoàn toàn biến mất. Không giác ngộ, tội này rất nặng, phải gánh chịu. Giác ngộ, tội này không còn, vì sao vậy? Vì hết thảy pháp đều là không, không có gì là thật. Nhưng nếu quý vị mê, quí vị không giác, tội đó sẽ sanh ra tội báo. Thật ra tội báo cũng không phải thật, là giả. Như nằm mộng vậy, quý vị đang thấy ác mộng, trong mộng ta phải chịu khổ, đều là tự làm tự chịu.
Bên dưới tổng kết: “Nên chí tâm nhất niệm xưng danh”, hai chữ chí tâm này rất quan trọng, không phải hữu tâm vô ý, không phải điều này. Chí tâm là tâm chân thành, chân thành đến tột cùng. Niệm một tiếng A Di Đà Phật có thể tiêu tội nặng sanh tử trong 80 ức kiếp, lâm chung thập niệm tất sanh có gì lạ đâu, như vậy có gì để hoài nghi đâu? Quý vị sẽ tin tưởng, nên lý nhất định phải hiểu, Bất tư nghị trí chính là thành sở tác trí.
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[2601~2800]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfom307l5Q1ESI7lZLu9g70l
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 553
Thời gian từ: 01h11:57:11- 01h21:27:15
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Tất cả vạn pháp đều là tự lực tha lực, tin tức hợp”. Hai sức mạnh sẽ hợp lại, không tin, hai sức mạnh này sẽ phân tán. Tự lực là bản thân, tha lực là Phật A Di Đà. Hết thảy vạn pháp, tự lực là chủ, là nhân chính, tha lực là trợ duyên. Phật A Di Đà kiến lập thế giới Cực Lạc, nếu không liên quan đến chúng ta, đến đó sẽ vô cùng khó khăn.
Vì sao nói chúng ta đến thế giới Cực Lạc là quyết định có thể đến? Chúng ta và Phật A Di Đà là nhất thể, thế giới Cực Lạc là do tâm Phật A Di Đà biến hiện ra, cũng là tâm ta biến. Nếu tâm ta không biến, làm sao ta đến thế giới Cực lạc được? Ngài đã biến, thế giới Cực lạc ở đó, tâm ta không biến, nên không thể đến. Trong tâm ta cũng biến thành thế giới Cực Lạc, kết hợp này sẽ đi được. Đạo lý là như vậy, điều này không thể không biết. Vì sao vậy? Vì tự tánh chỉ có một. Tướng có sai biệt, tánh không sai biệt. Nghĩ thông suốt đạo lý này, nghi hoặc này liền hóa giải. Tướng hai chúng ta khác nhau, tánh giống nhau. Ví dụ chúng ta xem hình ảnh trên ti vi, trong ti vi có rất nhiều người, tôi cũng ở trong đó. Hình ảnh chính là chân tâm, mỗi người chúng ta là vọng tâm. Vọng tâm không giống nhau, chân tâm giống nhau. Đều là một màn hình biến hiện ra, quý vị rời màn hình thì không còn gì cả, nên tâm hiện thức biến thế giới Cực lạc, thế giới Ta bà. Phật A Di Đà với ta, đều là tâm hiện, một cái tâm. Thức biến thì sao? Thức không phải một. Hiện nay vấn đề là tâm là một, thức cũng là một, thức này của chúng ta cũng ở đó phân biệt chấp trước Phật A Di Đà, chấp trước thế giới Cực Lạc, như vậy chúng ta đã hợp. Nên tin là hợp, đã hợp nhất, như vậy sao không thể đi? Không tin như vậy là tách rời: “Tự nhiếp tha nhiếp”.
Câu thứ ba của ba loại chu biến trong Hoàn Nguyên Quán nói: Hàm dung không hữu. Chúng ta phải nhiếp thủ thế giới Cực Lạc, chúng ta phải nhiếp thọ Phật A Di Đà. Phật A Di Đà cũng nhiếp thọ tôi, Phật A Di Đà cũng nhiếp thọ thế giới Ta bà, đây là tự nhiếp tha nhiếp.
“Thiên biến vạn hóa” là xuất sanh vô tận. “Vô lượng vô biên” là chu biến pháp giới. Chúng ta dùng ba loại chu biến trong Hoàn Nguyên Quán để xem kinh văn này: “Làm an ổn hàng phàm phu có tình chấp nghi hoặc”. Đây là nói đến số người không tin, người có hoài nghi, hoài nghi là họ có chướng ngại. “Nghi ngờ diệu pháp vô ngại của Như Lai”, ngại từ đâu sinh ra? Không tin chính là ngại, thành tín chướng ngại sẽ không còn.
Bên dưới đưa ra một ví dụ nói: “Nên biết một tấm kính, có thể hiện ra vạn tượng”. Dùng tấm kính, tấm kính này có thể chiếu soi cảnh giới bên ngoài, xa gần đều ở trong đó. Tấm kính này tượng trưng điều gì? Có thể dung, có thể nhiếp, hiển thị tất cả vạn pháp đều là tự lực tha lực. Kính là tự lực, có thể đem tha lực dung nhập vào trong tự lực, tự tha không hai.
“Ngàn năm tích lũy, một ngọn lửa đốt cháy tất cả”, quý vị đem số củi tích lũy này chất lên, một ngọn lửa đốt cháy sạch những gì tích lũy ngàn năm. 1000 năm tích lũy này là gì? Tội nghiệp, tội nghiệp tích lũy từ vô lượng kiếp đến nay. Một ngọn lửa là gì? Trí tuệ quang minh, quý vị giác ngộ, vừa giác ngộ thì tội nghiệp hoàn toàn biến mất. Không giác ngộ, tội này rất nặng, phải gánh chịu. Giác ngộ, tội này không còn, vì sao vậy? Vì hết thảy pháp đều là không, không có gì là thật. Nhưng nếu quý vị mê, quí vị không giác, tội đó sẽ sanh ra tội báo. Thật ra tội báo cũng không phải thật, là giả. Như nằm mộng vậy, quý vị đang thấy ác mộng, trong mộng ta phải chịu khổ, đều là tự làm tự chịu.
Bên dưới tổng kết: “Nên chí tâm nhất niệm xưng danh”, hai chữ chí tâm này rất quan trọng, không phải hữu tâm vô ý, không phải điều này. Chí tâm là tâm chân thành, chân thành đến tột cùng. Niệm một tiếng A Di Đà Phật có thể tiêu tội nặng sanh tử trong 80 ức kiếp, lâm chung thập niệm tất sanh có gì lạ đâu, như vậy có gì để hoài nghi đâu? Quý vị sẽ tin tưởng, nên lý nhất định phải hiểu, Bất tư nghị trí chính là thành sở tác trí.
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
- Tags
- tinh do phap am, tinhdophapam, phapamtinhdo