TĐ:2644 - Pháp Giới Thể Tánh Trí
TĐ:2644 - Pháp Giới Thể Tánh Trí
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpy0I0AKAo5tz_LbuI3X1E4
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK~ tập, 552
Thời gian từ: 01h18:08:29 - 01h24:09:16
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
http://amtb.vn/phap-am-2/
http://www.tinhdophapam.org
Pháp giới thể tánh trí là chuyển Am ma la thức mà thành, Am ma la thức là thức thứ chín, nghĩa là một phần thanh tịnh của thức thứ tám A lại da. Thức thứ tám gọi là thể nhiễm tịnh hổn hợp, tịnh là thức thứ 9, nhiễm là thức thứ 8. Pháp tướng tông không lập thức thứ 9, mà chỉ nói thức thứ tám, hai phần tịnh nhiễm. Mật tông phân hai phần nhiễm tịnh của A lại da ra, nhiễm gọi là A lại da, tịnh gọi là Am ma la.
“Pháp giới có nghĩa khác nhau, các pháp sai biệt, số này nhiều hơn trần sa, nên gọi là pháp giới”. Pháp là vạn pháp, giới là giới hạn, giới hạn nghĩa là có sai biệt. Không có sai biệt, giới hạn sẽ không còn. Bởi vậy chia thành 18 giới, có giới hạn. Lục căn, lục trần, lục thức chính là thập bát giới, đây là quy nạp.
Vô lượng vô biên pháp giới, quy nạp thành 18 loại. Trong Kinh Lăng Nghiêm lại thêm bảy đại: Địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức, trở thành 25. Những thứ này toàn là khai hợp khác nhau. Triển khai quả thật là vô lượng vô biên, tổng quy nạp, nói cho quý vị biết, tổng quy nạp đến sau cùng thành một, đó chính là Nam Mô A Di Đà Phật. Nên quý vị biết, Phật A Di Đà quả thật không thể nghĩ bàn.
Nghĩa của Phật A Di Đà, quý vị xem khi quy kết lại, nếu hiểu được ý nghĩa quý vị sẽ tin. A Di Đà Phật, A dịch thành tiếng trung là vô, Di Đà dịch là lượng, Phật dịch là giác, dịch thành tiếng trung nghĩa là vô lượng giác. Vô lượng vô biên pháp giới, quý vị nên biết, tất cả đều là vô lượng giác. Một câu này chính là biến pháp giới hư không giới, tất cả pháp không sót một điều nào, là ở trong danh hiệu, nên công đức của danh hiệu không thể nghĩ bàn. Quý vị niệm câu Phật hiệu này, tức là đọc được hết tất cả pháp mà hết thảy chư Phật trong ba đời mười phương nói ra và tu tập, không thiếu thứ nào. Cho nên quý vị không cần đi tìm hiểu từng vấn đề, đi nghe ngóng từng chuyện, không cần thiết như vậy. Tâm hoàn toàn định vào trong sáu chữ hồng danh này, như vậy sẽ đạt được tất cả một cách viên mãn, thiết thực chấp trì câu danh hiệu này, những công đức mà ta đạt được là đại viên mãn, giống như Phật A Di Đà vậy.
“Pháp giới thể tánh tức là lục đại, Đại Nhật ở trong tam muội của pháp giới lục đại này, gọi là pháp giới thể tánh trí”. Đại Nhật Như Lai ở trong pháp giới lục đại này, tam muội này, tam muội là định, tâm của ngài định vào trong đây, đây là pháp giới thể tánh trí. Pháp giới là từ trong trí này hiển lộ ra. “Chủ là đức của phương tiện cứu cánh”, câu này nói là dụng, có thể có dụng. Thể chính là tự tánh vốn đầy đủ trí tuệ bát nhã, đức dụng của nó.
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpy0I0AKAo5tz_LbuI3X1E4
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK~ tập, 552
Thời gian từ: 01h18:08:29 - 01h24:09:16
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/
http://amtb.vn/phap-am-2/
http://www.tinhdophapam.org
Pháp giới thể tánh trí là chuyển Am ma la thức mà thành, Am ma la thức là thức thứ chín, nghĩa là một phần thanh tịnh của thức thứ tám A lại da. Thức thứ tám gọi là thể nhiễm tịnh hổn hợp, tịnh là thức thứ 9, nhiễm là thức thứ 8. Pháp tướng tông không lập thức thứ 9, mà chỉ nói thức thứ tám, hai phần tịnh nhiễm. Mật tông phân hai phần nhiễm tịnh của A lại da ra, nhiễm gọi là A lại da, tịnh gọi là Am ma la.
“Pháp giới có nghĩa khác nhau, các pháp sai biệt, số này nhiều hơn trần sa, nên gọi là pháp giới”. Pháp là vạn pháp, giới là giới hạn, giới hạn nghĩa là có sai biệt. Không có sai biệt, giới hạn sẽ không còn. Bởi vậy chia thành 18 giới, có giới hạn. Lục căn, lục trần, lục thức chính là thập bát giới, đây là quy nạp.
Vô lượng vô biên pháp giới, quy nạp thành 18 loại. Trong Kinh Lăng Nghiêm lại thêm bảy đại: Địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức, trở thành 25. Những thứ này toàn là khai hợp khác nhau. Triển khai quả thật là vô lượng vô biên, tổng quy nạp, nói cho quý vị biết, tổng quy nạp đến sau cùng thành một, đó chính là Nam Mô A Di Đà Phật. Nên quý vị biết, Phật A Di Đà quả thật không thể nghĩ bàn.
Nghĩa của Phật A Di Đà, quý vị xem khi quy kết lại, nếu hiểu được ý nghĩa quý vị sẽ tin. A Di Đà Phật, A dịch thành tiếng trung là vô, Di Đà dịch là lượng, Phật dịch là giác, dịch thành tiếng trung nghĩa là vô lượng giác. Vô lượng vô biên pháp giới, quý vị nên biết, tất cả đều là vô lượng giác. Một câu này chính là biến pháp giới hư không giới, tất cả pháp không sót một điều nào, là ở trong danh hiệu, nên công đức của danh hiệu không thể nghĩ bàn. Quý vị niệm câu Phật hiệu này, tức là đọc được hết tất cả pháp mà hết thảy chư Phật trong ba đời mười phương nói ra và tu tập, không thiếu thứ nào. Cho nên quý vị không cần đi tìm hiểu từng vấn đề, đi nghe ngóng từng chuyện, không cần thiết như vậy. Tâm hoàn toàn định vào trong sáu chữ hồng danh này, như vậy sẽ đạt được tất cả một cách viên mãn, thiết thực chấp trì câu danh hiệu này, những công đức mà ta đạt được là đại viên mãn, giống như Phật A Di Đà vậy.
“Pháp giới thể tánh tức là lục đại, Đại Nhật ở trong tam muội của pháp giới lục đại này, gọi là pháp giới thể tánh trí”. Đại Nhật Như Lai ở trong pháp giới lục đại này, tam muội này, tam muội là định, tâm của ngài định vào trong đây, đây là pháp giới thể tánh trí. Pháp giới là từ trong trí này hiển lộ ra. “Chủ là đức của phương tiện cứu cánh”, câu này nói là dụng, có thể có dụng. Thể chính là tự tánh vốn đầy đủ trí tuệ bát nhã, đức dụng của nó.