TÂM MỀM MỎNG THÌ ĐẾN ĐÂU CŨNG KHÔNG BỊ CHƯỚNG NGẠI
TÂM MỀM MỎNG THÌ ĐẾN ĐÂU CŨNG KHÔNG BỊ CHƯỚNG NGẠI
Nguyên tác: Pháp sư Tịnh Tông
Người dịch: Thích Nữ Hòa Hiệp
Người đọc: Chánh Niệm
----------------
Được Phật Di-đà cảm hóa thì nội tâm chúng ta cũng có nhân từ, thiện lương, sẽ vô cùng mềm mỏng, sẽ tùy thuận chúng sanh, sẽ đứng ở lập trường của đối phương để suy nghĩ, sẽ nghĩ đến mọi người ở thế giới Ta-bà đều là “đồng bệnh tương lân”, mỗi người đều là chúng sanh khổ não.
Như thế, tâm mềm mỏng chính là công đức lợi ích của Phật pháp cho chúng ta.
Một cá nhân nào đó, nếu tâm mềm mỏng thì đi đến đâu cũng đều không có chướng ngại.
Có chướng ngại hoàn toàn không phải ở bên ngoài, mà là ở tâm bạn. Tâm bạn quá ngang bướng, quá cứng cỏi, không mềm mỏng nên mới có chướng ngại.
Chẳng hạn như nói sự thấy biết của bạn, bạn nhất định ấp ủ khư khư ý kiến đó, suy nghĩ của người khác không giống bạn, thì bạn nhất định muốn họ phải chiều theo ý kiến của bạn, như thế thì sẽ có đụng chạm; nếu tâm địa mềm mỏng thì sẽ tán thành suy nghĩ của người khác, bởi lẽ mọi người ở trong thế giới Ta-bà này đều là điên đảo, ngoài niệm Nam-mô A-di-đà Phật ra thì những cái khác, cái gì là đúng, cái gì là sai chứ? Chỉ là nhân duyên hòa hợp hiện bày ra trong thời gian nào đó mà thôi. Nếu đối phương nhất định muốn giữ vững ý kiến của anh ta, thì bạn có thể tùy thuận theo, như thế không phải đã êm xuôi rồi sao? Không phải là mềm mỏng rồi đó à? Lam sao có thể bị tổn thương chứ? Bị tổn thương là vì có cái gì đó có thể thương tổn bạn, cũng vì bạn ngoan cố giữ chặt cái tôi mà thôi.
Phật Bồ-tát chứng nhập tánh Không, như không khí, nên không gì làm tổn thương được. Phàm phu có điểm chịu lực nên mới chịu tổn thương. Nếu thân tâm mềm mỏng như gió, thổi qua thì cứ thổi qua, không có việc gì cả--đương nhiên là chúng ta đều đang học tập theo thôi.
Một người ở trong đoàn thể, cả ngày cứ kêu ca, oán hận, bị tổn thương nhiều, chứng tỏ người này cố chấp vào cái tôi vô cùng kiên cố.
Không nói đến lợi ích đối với người khác trước, mà ban đầu phải bảo hộ bản thân cho tốt. Tâm địa mềm mỏng thì mới tốt cho chính mình; tâm địa cứng cỏi, không chịu mềm mỏng với người, thật ra là không mềm mỏng với chính mình.
Nam-mô A-di-đà Phật
Nguyên tác: Pháp sư Tịnh Tông
Người dịch: Thích Nữ Hòa Hiệp
Người đọc: Chánh Niệm
----------------
Được Phật Di-đà cảm hóa thì nội tâm chúng ta cũng có nhân từ, thiện lương, sẽ vô cùng mềm mỏng, sẽ tùy thuận chúng sanh, sẽ đứng ở lập trường của đối phương để suy nghĩ, sẽ nghĩ đến mọi người ở thế giới Ta-bà đều là “đồng bệnh tương lân”, mỗi người đều là chúng sanh khổ não.
Như thế, tâm mềm mỏng chính là công đức lợi ích của Phật pháp cho chúng ta.
Một cá nhân nào đó, nếu tâm mềm mỏng thì đi đến đâu cũng đều không có chướng ngại.
Có chướng ngại hoàn toàn không phải ở bên ngoài, mà là ở tâm bạn. Tâm bạn quá ngang bướng, quá cứng cỏi, không mềm mỏng nên mới có chướng ngại.
Chẳng hạn như nói sự thấy biết của bạn, bạn nhất định ấp ủ khư khư ý kiến đó, suy nghĩ của người khác không giống bạn, thì bạn nhất định muốn họ phải chiều theo ý kiến của bạn, như thế thì sẽ có đụng chạm; nếu tâm địa mềm mỏng thì sẽ tán thành suy nghĩ của người khác, bởi lẽ mọi người ở trong thế giới Ta-bà này đều là điên đảo, ngoài niệm Nam-mô A-di-đà Phật ra thì những cái khác, cái gì là đúng, cái gì là sai chứ? Chỉ là nhân duyên hòa hợp hiện bày ra trong thời gian nào đó mà thôi. Nếu đối phương nhất định muốn giữ vững ý kiến của anh ta, thì bạn có thể tùy thuận theo, như thế không phải đã êm xuôi rồi sao? Không phải là mềm mỏng rồi đó à? Lam sao có thể bị tổn thương chứ? Bị tổn thương là vì có cái gì đó có thể thương tổn bạn, cũng vì bạn ngoan cố giữ chặt cái tôi mà thôi.
Phật Bồ-tát chứng nhập tánh Không, như không khí, nên không gì làm tổn thương được. Phàm phu có điểm chịu lực nên mới chịu tổn thương. Nếu thân tâm mềm mỏng như gió, thổi qua thì cứ thổi qua, không có việc gì cả--đương nhiên là chúng ta đều đang học tập theo thôi.
Một người ở trong đoàn thể, cả ngày cứ kêu ca, oán hận, bị tổn thương nhiều, chứng tỏ người này cố chấp vào cái tôi vô cùng kiên cố.
Không nói đến lợi ích đối với người khác trước, mà ban đầu phải bảo hộ bản thân cho tốt. Tâm địa mềm mỏng thì mới tốt cho chính mình; tâm địa cứng cỏi, không chịu mềm mỏng với người, thật ra là không mềm mỏng với chính mình.
Nam-mô A-di-đà Phật
- Category
- Dharma