Ta đi độ chúng sanh, kết quả lại bị chúng sanh khiến cho mê hoặc. Chúng ta độ ko nổi chúng sanh đâu.
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ. Tập 308
Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa ... 160- 201 - 239 - 358
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Chân thực trí huệ từ đâu đến? Là từ chân-tâm lưu xuất ra.
Trong vọng-tâm lưu xuất ra là phiền não, là tập khí, vả lại tập khí đó là tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay, không phải chỉ đời này, mà đời đời kiếp kiếp, đã thâm căn cố đế, không có trí huệ thì không chuyển tập khí trở lại được. Chỉ với trí huệ quán chiếu, để chiếu vỡ tập khí, biết rằng những thứ ấy đều là giả, không phải là thật, mới đem nó buông xuống được. Thông thường nói tập khí có 5 loại là: tham, sân, si, mạn, nghi. Mạn là kiêu mạn, nghi là hoài nghi, năm loại tập khí này tích lũy lại từ vô thỉ kiếp đến nay, đời sau nghiêm trọng hơn đời trước, dùng cách nói thời nay của chúng ta thì: tập khí này năm sau nghiêm trọng hơn năm trước. Đoạn kiến-tư phiền não tập khí rồi thì mới chứng A-la-hán, mới siêu vượt lục đạo luân hồi. Quý vị biết vậy là khó, thật quá khó! Nên A Di Đà Phật từ bi, nghĩ ra Pháp môn cứu độ những chúng sanh khổ nạn, Pháp môn đơn giản dễ dàng thành tựu, đó chính là Tịnh-độ tông. Tịnh-độ tông là do A Di Đà Phật kiến lập, chúng ta dựa vào đại nguyện đại hạnh của A Di Đà Phật, học tập theo Ngài, thì thật dễ dàng. Thật dễ dàng, nhưng cũng thật không dễ ! Không dễ điều gì ? Không dễ là ở chỗ quý vị đang bị phiền não quấy nhiễu; còn dễ là chỉ cần quý vị không nhận chịu sự quấy nhiễu của phiền não, tự quý vị làm chủ được mình, thì ngay trong đời này nhất định quý vị được sanh, đó gọi là chân tín.
Trong chân tín, thì chữ “chân” này quan trọng, niềm tin của chúng ta đều không phải chân tín, tại vì sao ? Bởi vì chúng ta vẫn còn tham luyến thế giới này, vẫn không chịu buông xuống, phiền não tập khí vô cùng sâu nặng, chỉ có thể nói là kết duyên với A Di Đà Phật, để đời sau kiếp sau gặp lại được rồi tu tiếp. Đời sau kiếp sau là đợi bao lâu ? Vậy phải hỏi chính mình. Nếu chính mình mà: tâm hạnh bất thiện, quan niệm dục vọng rất mạnh, cống cao ngã mạn, không coi ai ra gì, luôn cho mình là đúng. Những phiền não tập khí đó sẽ kéo quý vị vào ba đường ác. Khi vào ba đường ác, bất kể là súc sanh, ngạ quỷ, hay địa ngục, thì không cần nói nữa. Trên kinh Phật nói chúng ta biết, Phật không nói lời giả dối, cũng không để hù dọa chúng ta, mà Phật nói lời thành thật, một khi đọa ba đường ác là 5000 kiếp. Chúng ta mất thân người rồi, lần sau được lại thân người thì cần bao lâu? Sau năm ngàn kiếp, thì phiền phức quá lớn rồi ! Hoàn cảnh như vậy, chúng ta độ không nổi chúng sanh đâu, Phật Bồ-tát cũng không biết làm sao, thì chúng ta làm được gì chứ ? Nên điều quan trọng nhất là độ chính mình.
Thật sự làm thế nào để chúng ta được vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc? Vãng sanh Thế giới Cực Lạc là dễ dàng, nếu chỉ cần quý vị buông xuống được, buông xuống vạn duyên. Buông xuống từ nơi đâu? Là buông xuống từ khởi tâm động niệm, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần không khởi tâm không động niệm. Khó! Quý vị đi thử nghiệm xem. Thật sự làm được không khởi tâm không động niệm, thì thành Phật rồi, thành Pháp-thân Bồ-tát, tức là quý vị trở về Tự-tánh, không khởi tâm không động niệm là hồi quy Tự-tánh. Khởi tâm động niệm là A-lại-da, là vọng-tâm, đó là sáu đường luân hồi, khởi tâm động niệm trong sáu đường luân hồi. Không khởi tâm không động niệm là thành Phật; khởi tâm động niệm, mà không có phân biệt chấp trước là Bồ-tát. Chúng ta khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước liên tục, là tạo nghiệp, tạo nghiệp gì? Nghiệp luân hồi, nghiệp thiện thì sanh ba đường thiện, nghiệp ác thì sanh ba đường ác. Ba đường thiện, ba đường ác đều không ra được lục đạo luân hồi, chính là việc xoay vần như vậy. Nếu quý vị thật sự hiểu rõ, làm sáng tỏ rồi, thì sợ hãi. Mới biết Pháp môn của đức Di Đà này: là tín nguyện trì-danh, Pháp môn này cao, diệu! Pháp môn này có thể cứu chúng ta, có thể cứu tất cả chúng sanh, trên thì độ Đẳng-giác Bồ-tát, dưới thì độ chúng sanh địa ngục A-tỳ. Chỉ cần quý vị có thể tin, chỉ cần quý vị nguyện sanh, chỉ cần quý vị chịu niệm câu A Di Đà Phật này, một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng, đừng đổi đề mục nữa.
Phải thật sự buông xuống vạn duyên, giúp đỡ Phật Pháp thường trụ thế gian, giúp hoằng dương rạng rỡ Phật Pháp, giúp đỡ dẫn dắt tất cả chúng sanh vào cửa Phật pháp, đó đều là việc của Bồ-tát. Có thể làm sự nghiệp của Bồ-tát hay không ? Không nên làm. Tại sao vậy ? Sau khi làm thì quý vị vẫn vào tam đồ. Nếu quý vị không sợ đọa tam đồ, thì quý vị đi làm; nếu quý vị sợ đọa tam đồ, thì không nên làm. Đến khi nào có thể làm ? Khi sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần mà không khởi tâm không động niệm, hoặc là có khởi tâm động niệm, nhưng sau đó quý vị có năng lực khống chế được để không phân biệt, không chấp trước, như vậy có thể làm tất cả, cũng không chướng ngại quý vị vãng sanh. Nếu quý vị vẫn còn, nói rõ là vẫn chưa đoạn thất tình ngũ dục, vẫn còn tham sân si mạn nghi, vậy thì không nên làm, bởi nếu quý vị làm thì nhất định sẽ đọa tam đồ. Đây là lời chân thật mà tôi khuyên quý vị
Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa ... 160- 201 - 239 - 358
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Chân thực trí huệ từ đâu đến? Là từ chân-tâm lưu xuất ra.
Trong vọng-tâm lưu xuất ra là phiền não, là tập khí, vả lại tập khí đó là tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay, không phải chỉ đời này, mà đời đời kiếp kiếp, đã thâm căn cố đế, không có trí huệ thì không chuyển tập khí trở lại được. Chỉ với trí huệ quán chiếu, để chiếu vỡ tập khí, biết rằng những thứ ấy đều là giả, không phải là thật, mới đem nó buông xuống được. Thông thường nói tập khí có 5 loại là: tham, sân, si, mạn, nghi. Mạn là kiêu mạn, nghi là hoài nghi, năm loại tập khí này tích lũy lại từ vô thỉ kiếp đến nay, đời sau nghiêm trọng hơn đời trước, dùng cách nói thời nay của chúng ta thì: tập khí này năm sau nghiêm trọng hơn năm trước. Đoạn kiến-tư phiền não tập khí rồi thì mới chứng A-la-hán, mới siêu vượt lục đạo luân hồi. Quý vị biết vậy là khó, thật quá khó! Nên A Di Đà Phật từ bi, nghĩ ra Pháp môn cứu độ những chúng sanh khổ nạn, Pháp môn đơn giản dễ dàng thành tựu, đó chính là Tịnh-độ tông. Tịnh-độ tông là do A Di Đà Phật kiến lập, chúng ta dựa vào đại nguyện đại hạnh của A Di Đà Phật, học tập theo Ngài, thì thật dễ dàng. Thật dễ dàng, nhưng cũng thật không dễ ! Không dễ điều gì ? Không dễ là ở chỗ quý vị đang bị phiền não quấy nhiễu; còn dễ là chỉ cần quý vị không nhận chịu sự quấy nhiễu của phiền não, tự quý vị làm chủ được mình, thì ngay trong đời này nhất định quý vị được sanh, đó gọi là chân tín.
Trong chân tín, thì chữ “chân” này quan trọng, niềm tin của chúng ta đều không phải chân tín, tại vì sao ? Bởi vì chúng ta vẫn còn tham luyến thế giới này, vẫn không chịu buông xuống, phiền não tập khí vô cùng sâu nặng, chỉ có thể nói là kết duyên với A Di Đà Phật, để đời sau kiếp sau gặp lại được rồi tu tiếp. Đời sau kiếp sau là đợi bao lâu ? Vậy phải hỏi chính mình. Nếu chính mình mà: tâm hạnh bất thiện, quan niệm dục vọng rất mạnh, cống cao ngã mạn, không coi ai ra gì, luôn cho mình là đúng. Những phiền não tập khí đó sẽ kéo quý vị vào ba đường ác. Khi vào ba đường ác, bất kể là súc sanh, ngạ quỷ, hay địa ngục, thì không cần nói nữa. Trên kinh Phật nói chúng ta biết, Phật không nói lời giả dối, cũng không để hù dọa chúng ta, mà Phật nói lời thành thật, một khi đọa ba đường ác là 5000 kiếp. Chúng ta mất thân người rồi, lần sau được lại thân người thì cần bao lâu? Sau năm ngàn kiếp, thì phiền phức quá lớn rồi ! Hoàn cảnh như vậy, chúng ta độ không nổi chúng sanh đâu, Phật Bồ-tát cũng không biết làm sao, thì chúng ta làm được gì chứ ? Nên điều quan trọng nhất là độ chính mình.
Thật sự làm thế nào để chúng ta được vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc? Vãng sanh Thế giới Cực Lạc là dễ dàng, nếu chỉ cần quý vị buông xuống được, buông xuống vạn duyên. Buông xuống từ nơi đâu? Là buông xuống từ khởi tâm động niệm, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần không khởi tâm không động niệm. Khó! Quý vị đi thử nghiệm xem. Thật sự làm được không khởi tâm không động niệm, thì thành Phật rồi, thành Pháp-thân Bồ-tát, tức là quý vị trở về Tự-tánh, không khởi tâm không động niệm là hồi quy Tự-tánh. Khởi tâm động niệm là A-lại-da, là vọng-tâm, đó là sáu đường luân hồi, khởi tâm động niệm trong sáu đường luân hồi. Không khởi tâm không động niệm là thành Phật; khởi tâm động niệm, mà không có phân biệt chấp trước là Bồ-tát. Chúng ta khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước liên tục, là tạo nghiệp, tạo nghiệp gì? Nghiệp luân hồi, nghiệp thiện thì sanh ba đường thiện, nghiệp ác thì sanh ba đường ác. Ba đường thiện, ba đường ác đều không ra được lục đạo luân hồi, chính là việc xoay vần như vậy. Nếu quý vị thật sự hiểu rõ, làm sáng tỏ rồi, thì sợ hãi. Mới biết Pháp môn của đức Di Đà này: là tín nguyện trì-danh, Pháp môn này cao, diệu! Pháp môn này có thể cứu chúng ta, có thể cứu tất cả chúng sanh, trên thì độ Đẳng-giác Bồ-tát, dưới thì độ chúng sanh địa ngục A-tỳ. Chỉ cần quý vị có thể tin, chỉ cần quý vị nguyện sanh, chỉ cần quý vị chịu niệm câu A Di Đà Phật này, một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng, đừng đổi đề mục nữa.
Phải thật sự buông xuống vạn duyên, giúp đỡ Phật Pháp thường trụ thế gian, giúp hoằng dương rạng rỡ Phật Pháp, giúp đỡ dẫn dắt tất cả chúng sanh vào cửa Phật pháp, đó đều là việc của Bồ-tát. Có thể làm sự nghiệp của Bồ-tát hay không ? Không nên làm. Tại sao vậy ? Sau khi làm thì quý vị vẫn vào tam đồ. Nếu quý vị không sợ đọa tam đồ, thì quý vị đi làm; nếu quý vị sợ đọa tam đồ, thì không nên làm. Đến khi nào có thể làm ? Khi sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần mà không khởi tâm không động niệm, hoặc là có khởi tâm động niệm, nhưng sau đó quý vị có năng lực khống chế được để không phân biệt, không chấp trước, như vậy có thể làm tất cả, cũng không chướng ngại quý vị vãng sanh. Nếu quý vị vẫn còn, nói rõ là vẫn chưa đoạn thất tình ngũ dục, vẫn còn tham sân si mạn nghi, vậy thì không nên làm, bởi nếu quý vị làm thì nhất định sẽ đọa tam đồ. Đây là lời chân thật mà tôi khuyên quý vị
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không