NIỆM PHẬT TUY RẰNG NHẤT ĐỊNH VÃNG SANH, NHƯNG PHƯỚC BÁO HIỆN TẠI VẪN TỰ MÌNH TU SAO
Nguyên tác: Pháp sư Tịnh Tông
Người dịch: Thích Phương Giác
Người đọc: Thiện Tuấn
----------
Hỏi: Một số người nói rằng "Chuyên tu niệm Phật là nhất định, nhưng phúc báo hiện tại phải dựa vào chính mình rộng tu các căn lành, mới có thể tăng lợi ích, mới có thể thay đổi"; còn có người nói "Tuy rằng niệm Phật vãng sanh là nhất định rồi, nhưng còn phải tu khắp các căn lành, mới có thể chân chính báo đáp ân đức cứu độ của Di-đà, nếu không sẽ không tính là một niệm Phật đủ tư cách". Hai loại tâm thái này có tính là tâm tự lực hay không?
Đáp: Đầu tiên, hai cách nghĩ này không phải là tâm tự lực; tuy nhiên, không thông đạt giáo lý cho lắm. Có lẽ có không ít người đều có hai cách nghĩ này, như vậy hiểu lầm của họ nằm ở đâu? Hiểu lầm của họ chính là nói, "Chân lý, vãng sanh dựa vào niệm Phật, dựa vào tha lực. Tục đế, làm thế nào để hành thiện tích đức, phải dựa vào tự lực”. Như vậy liền tách riêng chân đế và tục đế ra. Trong cuộc sống hằng ngày, họ cảm thấy "làm việc thiện phải dựa vào chính mình mà nỗ lực!" Nếu như không dựa vào tự lực, vậy ta sẽ không đi làm việc thiện, cứ như vậy nhàn nhã sống qua ngày. Nhưng nếu nói phải dựa vào tự lực, vậy hình như niệm Phật cũng không có tác dụng gì sao? Công năng niệm Phật cũng có hạn? Như vậy, niệm Phật tiếp xúc ánh sáng mềm mại, tín tâm hoan hỷ, những lợi ích công đức này nói như thế nào?". Cho nên, trên lý thuyết họ còn chưa viên mãn.
Nói chung, câu trả lời là: Chúng ta sống một cuộc sống biết ơn từ trong chân đế niệm Phật, sống ý nghĩa trong cuộc sống tục đế, giữ lòng tốt, có tâm thương yêu trong cuộc sống tục đế.
Nói cách khác, căn bản là niệm Phật, từ chỗ niệm Phật mà sanh ra đủ loại hạnh thiện xuất thế gian. Tất cả các loại thiện pháp trên thế gian tương đương với cành cây, lá, mà niệm Phật là cội gốc. Cũng không phải nói cội gốc chuyên phát triển rễ cây, còn lá phải tự mình cố gắng phát triển.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Người dịch: Thích Phương Giác
Người đọc: Thiện Tuấn
----------
Hỏi: Một số người nói rằng "Chuyên tu niệm Phật là nhất định, nhưng phúc báo hiện tại phải dựa vào chính mình rộng tu các căn lành, mới có thể tăng lợi ích, mới có thể thay đổi"; còn có người nói "Tuy rằng niệm Phật vãng sanh là nhất định rồi, nhưng còn phải tu khắp các căn lành, mới có thể chân chính báo đáp ân đức cứu độ của Di-đà, nếu không sẽ không tính là một niệm Phật đủ tư cách". Hai loại tâm thái này có tính là tâm tự lực hay không?
Đáp: Đầu tiên, hai cách nghĩ này không phải là tâm tự lực; tuy nhiên, không thông đạt giáo lý cho lắm. Có lẽ có không ít người đều có hai cách nghĩ này, như vậy hiểu lầm của họ nằm ở đâu? Hiểu lầm của họ chính là nói, "Chân lý, vãng sanh dựa vào niệm Phật, dựa vào tha lực. Tục đế, làm thế nào để hành thiện tích đức, phải dựa vào tự lực”. Như vậy liền tách riêng chân đế và tục đế ra. Trong cuộc sống hằng ngày, họ cảm thấy "làm việc thiện phải dựa vào chính mình mà nỗ lực!" Nếu như không dựa vào tự lực, vậy ta sẽ không đi làm việc thiện, cứ như vậy nhàn nhã sống qua ngày. Nhưng nếu nói phải dựa vào tự lực, vậy hình như niệm Phật cũng không có tác dụng gì sao? Công năng niệm Phật cũng có hạn? Như vậy, niệm Phật tiếp xúc ánh sáng mềm mại, tín tâm hoan hỷ, những lợi ích công đức này nói như thế nào?". Cho nên, trên lý thuyết họ còn chưa viên mãn.
Nói chung, câu trả lời là: Chúng ta sống một cuộc sống biết ơn từ trong chân đế niệm Phật, sống ý nghĩa trong cuộc sống tục đế, giữ lòng tốt, có tâm thương yêu trong cuộc sống tục đế.
Nói cách khác, căn bản là niệm Phật, từ chỗ niệm Phật mà sanh ra đủ loại hạnh thiện xuất thế gian. Tất cả các loại thiện pháp trên thế gian tương đương với cành cây, lá, mà niệm Phật là cội gốc. Cũng không phải nói cội gốc chuyên phát triển rễ cây, còn lá phải tự mình cố gắng phát triển.
Nam-mô A-di-đà Phật.
- Category
- Dharma