Người học Phật đông, giả thì nhiều, thật học thì ít. Danh lợi xuất hiện họ vẫn ko buông xuống được .
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 153- 416- 446 - 358- 508 - 105
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Từ bỏ thân nghiệp luân hồi”, những thứ này cần phải buông bỏ, để “cùng lên bờ kia Cực lạc”. Ngày nay những người muốn vãng sinh rất đông, nhưng người thực sự đến được Thế giới Cực Lạc không nhiều. Nguyên nhân là gì ? Thân nghiệp luân hồi không nỡ buông xuống. Điều đầu tiên chính là đạo tràng, xây đạo tràng càng lớn thì càng khó buông bỏ, tiếp đến là gì ? Tình chấp. Tình chấp của người tại gia là vợ chồng, con cái; tình chấp của người xuất gia là đệ tử. Cứ nghĩ đến chuyện này, nhớ đến chuyện kia, có chút mảy may không buông xuống được thì không thể vãng sanh, đây là một sự thực. Lại còn ân ân oán oán không buông bỏ được, người kia đối xử với tôi rất tốt, tôi chưa trả được ơn, người kia ăn ở tệ với tôi, tôi vẫn chưa trả thù được, vẫn còn ân oán chưa buông xuống được, vậy làm sao mà vãng sanh !
Thế giới Cực lạc là quốc độ thanh tịnh, những thứ này là ô nhiễm, Phật A Di Đà và đại chúng ở thế giới Cực lạc chắc chắn sẽ không dung nạp, những thứ ô nhiễm mà quí vị mang đến thế giới đó. Quí vị phải xử lý những thứ này cho sạch sẽ, thân tâm thanh tịnh, mảy trần không nhiễm, quí vị mới có thể vãng sinh được. Sự việc này là đại sự, quan trọng hơn bất cứ thứ gì, lúc nào làm? Hiện tại nên làm rồi. Bởi vì không biết tai nạn lúc nào đến, tai nạn đột nhiên đến rồi thì phải làm sao? Ta còn nghĩ cái này cái kia, thứ này chưa buông được, thứ kia chưa buông được, thì không thể vãng sanh được. Vậy là quí vị tùy nghiệp mà lưu chuyển, lại làm việc luân hồi. Lúc nào? Hiện tại hãy buông xuống. Buông xuống là trong tâm buông xuống, sự sẽ không sao cả, sự không bị chướng ngại, quan trọng nhất là tâm của quí vị , đừng vướng mắc trong tâm, đừng có tâm niệm đó, cũng chính là nói, ý niệm tự tư tự lợi không còn nữa. Ý niệm danh văn lợi dưỡng không còn nữa, sự hưởng thụ đối với ngũ dục, lục trần, không còn nữa, sự buộc ràng trong thất tình, hỉ nộ ai lạc không còn nữa, tham sân si mạn nghi hạ nhiệt rất nhiều, quí vị sẽ có hy vọng vãng sanh, lúc nào vãng sinh đều không còn chướng ngại nữa.
Nếu vẫn những thứ linh tinh này vẫn còn, quí vị phải nghĩ nghĩ xem, việc quí vị vãng sanh không chắc chắn lắm. Đây là ngu si, đây là phiền não, tập khí.
Khởi tâm động niệm, nói năng tạo tác toàn là tạo tội nghiệp địa ngục. Trong Kinh Địa Tạng nói không sai tí nào. Người không học Phật thì không có cách gì cả. Người học Phật không thể không biết. Nếu như quí vị thực học thì quí vị phải thật làm. Người học Phật đông, giả thì nhiều, thật học thì ít. Thật học nhiều thì tốt. Giả học Phật không phải là thật học Phật. Danh lợi xuất hiện họ vẫn không buông xuống được. Đó là g ì? Đó là thử thách quí vị. Danh cao lợi nhiều bày ra trước mắt, liền quên hết Phật Pháp! Cho nên nó không phải là thật, thứ gì quan trọng ? Phật Bồ Tát biết điều này, học Phật quan trọng.
Năm xưa tôi ở Đài Trung học giáo lý với Thầy Lý, có một lần thầy giáo nêu ra một ví dụ. Quí vị thật học Phật hay là giả học Phật ? Quí vị nghe kinh ở giảng đường, nghe xong rất hoan hỉ, đột nhiên có một người đến nói với quí vị: nhà quí vị cháy rồi, quí vị sẽ như thế nào? Tâm hoảng ý loạn nhanh chóng về nhà chữa cháy. Quí vị vẫn xem nhà quan trọng, Phật không quan trọng. Nếu như thực sự biết nghe Phật Pháp quan trọng, tôi đang nghe Phật Pháp, lửa cháy cũng mặc kệ, không cần quan tâm nó, đó mới là thật. Trong một trăm người học Phật tìm không ra một người. Mỗi con người cái gì là quan trọng nhất? Bản thân, nhà cửa, tính mạng quan trọng nhất. Làm sao có thể vào cảnh giới Phật? Không những không vào được cảnh giới Phật, ý nghĩa của kinh Phật cũng không hiểu. Thực sự hiểu rồi, cách nghĩ cách nhìn của họ và người thế gian không giống nhau nữa, điều đó là thật, không phải giả.
Chư đại Bồ Tát vì cầu một câu kệ có thể bỏ thân mạng, quí vị nghe một buổi giảng kinh, nhà cửa bị cháy, quí vị còn không nỡ bỏ. Vậy là quí vị thua xa Bồ Tát. Đó là gì? Thật giả, nặng nhẹ, không thể phân biệt. Đâu là thật, đâu là giả ? Nhà cửa tài sản của quí vị là giả, thân là giả, quí vị lưu luyến những thứ này làm gì? Ngày nay chúng ta gặp được Kinh Vô Lượng Thọ đệ nhất chân thật trong Phật Pháp. Học Kinh Vô Lượng Thọ”có thể vắng mặt không ? Bỏ mạng tôi cũng không thể vắng học. Chúng ta trong đời này mới có thể khế nhập cảnh giới, vãng sanh mới có phần nắm chắc, vãng sanh chính là thành Phật rồi. Cho nên trong lục đạo chúng sanh cái gì là đáng quí nhất ? Điều Phật cho chúng ta là đáng quí nhất, số người biết được ít quá. Cảnh giới hiện tiền vẫn bị cảnh giới chuyển, người như vậy chiếm tuyệt đại đa số, tôi cũng là người như vậy. Tôi làm sao có thể giữ vững để không bị cảnh giới chuyển? Luôn thận trọng, sức mạnh bên ngoài lớn lắm, lớn lắm. Thực sự biết trì giới, thực sự biết chịu khó, tôi tình nguyện suốt đời này chịu khổ, tôi đến Thế giới Cực Lạc sẽ không còn chịu khổ nữa.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Từ bỏ thân nghiệp luân hồi”, những thứ này cần phải buông bỏ, để “cùng lên bờ kia Cực lạc”. Ngày nay những người muốn vãng sinh rất đông, nhưng người thực sự đến được Thế giới Cực Lạc không nhiều. Nguyên nhân là gì ? Thân nghiệp luân hồi không nỡ buông xuống. Điều đầu tiên chính là đạo tràng, xây đạo tràng càng lớn thì càng khó buông bỏ, tiếp đến là gì ? Tình chấp. Tình chấp của người tại gia là vợ chồng, con cái; tình chấp của người xuất gia là đệ tử. Cứ nghĩ đến chuyện này, nhớ đến chuyện kia, có chút mảy may không buông xuống được thì không thể vãng sanh, đây là một sự thực. Lại còn ân ân oán oán không buông bỏ được, người kia đối xử với tôi rất tốt, tôi chưa trả được ơn, người kia ăn ở tệ với tôi, tôi vẫn chưa trả thù được, vẫn còn ân oán chưa buông xuống được, vậy làm sao mà vãng sanh !
Thế giới Cực lạc là quốc độ thanh tịnh, những thứ này là ô nhiễm, Phật A Di Đà và đại chúng ở thế giới Cực lạc chắc chắn sẽ không dung nạp, những thứ ô nhiễm mà quí vị mang đến thế giới đó. Quí vị phải xử lý những thứ này cho sạch sẽ, thân tâm thanh tịnh, mảy trần không nhiễm, quí vị mới có thể vãng sinh được. Sự việc này là đại sự, quan trọng hơn bất cứ thứ gì, lúc nào làm? Hiện tại nên làm rồi. Bởi vì không biết tai nạn lúc nào đến, tai nạn đột nhiên đến rồi thì phải làm sao? Ta còn nghĩ cái này cái kia, thứ này chưa buông được, thứ kia chưa buông được, thì không thể vãng sanh được. Vậy là quí vị tùy nghiệp mà lưu chuyển, lại làm việc luân hồi. Lúc nào? Hiện tại hãy buông xuống. Buông xuống là trong tâm buông xuống, sự sẽ không sao cả, sự không bị chướng ngại, quan trọng nhất là tâm của quí vị , đừng vướng mắc trong tâm, đừng có tâm niệm đó, cũng chính là nói, ý niệm tự tư tự lợi không còn nữa. Ý niệm danh văn lợi dưỡng không còn nữa, sự hưởng thụ đối với ngũ dục, lục trần, không còn nữa, sự buộc ràng trong thất tình, hỉ nộ ai lạc không còn nữa, tham sân si mạn nghi hạ nhiệt rất nhiều, quí vị sẽ có hy vọng vãng sanh, lúc nào vãng sinh đều không còn chướng ngại nữa.
Nếu vẫn những thứ linh tinh này vẫn còn, quí vị phải nghĩ nghĩ xem, việc quí vị vãng sanh không chắc chắn lắm. Đây là ngu si, đây là phiền não, tập khí.
Khởi tâm động niệm, nói năng tạo tác toàn là tạo tội nghiệp địa ngục. Trong Kinh Địa Tạng nói không sai tí nào. Người không học Phật thì không có cách gì cả. Người học Phật không thể không biết. Nếu như quí vị thực học thì quí vị phải thật làm. Người học Phật đông, giả thì nhiều, thật học thì ít. Thật học nhiều thì tốt. Giả học Phật không phải là thật học Phật. Danh lợi xuất hiện họ vẫn không buông xuống được. Đó là g ì? Đó là thử thách quí vị. Danh cao lợi nhiều bày ra trước mắt, liền quên hết Phật Pháp! Cho nên nó không phải là thật, thứ gì quan trọng ? Phật Bồ Tát biết điều này, học Phật quan trọng.
Năm xưa tôi ở Đài Trung học giáo lý với Thầy Lý, có một lần thầy giáo nêu ra một ví dụ. Quí vị thật học Phật hay là giả học Phật ? Quí vị nghe kinh ở giảng đường, nghe xong rất hoan hỉ, đột nhiên có một người đến nói với quí vị: nhà quí vị cháy rồi, quí vị sẽ như thế nào? Tâm hoảng ý loạn nhanh chóng về nhà chữa cháy. Quí vị vẫn xem nhà quan trọng, Phật không quan trọng. Nếu như thực sự biết nghe Phật Pháp quan trọng, tôi đang nghe Phật Pháp, lửa cháy cũng mặc kệ, không cần quan tâm nó, đó mới là thật. Trong một trăm người học Phật tìm không ra một người. Mỗi con người cái gì là quan trọng nhất? Bản thân, nhà cửa, tính mạng quan trọng nhất. Làm sao có thể vào cảnh giới Phật? Không những không vào được cảnh giới Phật, ý nghĩa của kinh Phật cũng không hiểu. Thực sự hiểu rồi, cách nghĩ cách nhìn của họ và người thế gian không giống nhau nữa, điều đó là thật, không phải giả.
Chư đại Bồ Tát vì cầu một câu kệ có thể bỏ thân mạng, quí vị nghe một buổi giảng kinh, nhà cửa bị cháy, quí vị còn không nỡ bỏ. Vậy là quí vị thua xa Bồ Tát. Đó là gì? Thật giả, nặng nhẹ, không thể phân biệt. Đâu là thật, đâu là giả ? Nhà cửa tài sản của quí vị là giả, thân là giả, quí vị lưu luyến những thứ này làm gì? Ngày nay chúng ta gặp được Kinh Vô Lượng Thọ đệ nhất chân thật trong Phật Pháp. Học Kinh Vô Lượng Thọ”có thể vắng mặt không ? Bỏ mạng tôi cũng không thể vắng học. Chúng ta trong đời này mới có thể khế nhập cảnh giới, vãng sanh mới có phần nắm chắc, vãng sanh chính là thành Phật rồi. Cho nên trong lục đạo chúng sanh cái gì là đáng quí nhất ? Điều Phật cho chúng ta là đáng quí nhất, số người biết được ít quá. Cảnh giới hiện tiền vẫn bị cảnh giới chuyển, người như vậy chiếm tuyệt đại đa số, tôi cũng là người như vậy. Tôi làm sao có thể giữ vững để không bị cảnh giới chuyển? Luôn thận trọng, sức mạnh bên ngoài lớn lắm, lớn lắm. Thực sự biết trì giới, thực sự biết chịu khó, tôi tình nguyện suốt đời này chịu khổ, tôi đến Thế giới Cực Lạc sẽ không còn chịu khổ nữa.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không