NGHE SƯ PHỤ NÓI_TẬP 75_TRÍ TUỆ TRUNG HOA THUỘC VỀ TOÀN NHÂN LOẠI

25 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
NGHE SƯ PHỤ NÓI
TẬP 75
TRÍ TUỆ TRUNG HOA THUỘC VỀ TOÀN NHÂN LOẠI
Buổi trò chuyện cùng quan khách ngày 14/5/2018

Không có mảy may danh văn lợi dưỡng của bản thân trong đó, chúng tôi chỉ hy vọng văn hóa truyền thống ở thời đại này không đến nỗi bị diệt vong, đoạn tuyệt, tội đó rất lớn. Văn hóa Trung Hoa thuộc về toàn nhân loại, không tìm được thứ gì có thể sánh bằng, làm rạng rỡ nền văn hóa là phước báo của loài người trên thế giới này. Nền văn hóa tốt như vậy, có thể tiếp tục được truyền thừa thì bệnh lý phức tạp và khó điều trị đến đâu cũng giải quyết được.
Chỉ có giáo dục khôi phục lại văn hóa truyền thống, có thể cứu quốc gia, có thể cứu thế giới này. Mọi người đều đồng lòng hợp ý. Hòa thuận, thì mọi người đều bình an vô sự; nếu bất hòa, thì ai ai cũng gặp tai nạn. Nhất định phải hiểu được hòa thuận là điều quan trọng, trong lòng của mỗi người có sự hài hòa, thì thân thể khỏe mạnh; gia đình trên dưới có thể hòa thuận thì gia đình hưng thịnh; mở rộng ra đến quốc gia, xã hội, tất cả đều xem trọng chữ hòa. Chúng ta phải học được cách nhường nhịn, nhường nhịn thì hài hòa rồi.
Đọc sách, nhất định phải đọc sách Trung Hoa, phải mang những thứ cổ xưa của Trung Hoa ra, phải có lòng tin. Phải thừa nhận chúng ta không bằng tổ tiên, tổ tiên có đạo đức, chúng ta không có; tổ tiên có luân lý, chúng ta cũng không có. Vì vậy, phải phục hưng lại lòng tự tin đối với dân tộc, họ không tin nhưng chúng ta tin. Đến lúc cảm ứng hiện tiền, quý vị không thể không tin.
Chúng ta làm việc này giúp ai? Làm giúp tổ tiên, giúp cổ thánh tiên hiền. Dạy trẻ con, giáo dục bắt đầu từ dạy dỗ trẻ con. Tài liệu giảng dạy của tiểu học chính là “Thánh Học Căn Chi Căn”, là cái gốc của thánh hiền, cắm sâu gốc rễ vào giáo dục; chương trình học của trung học sử dụng Tứ Thư Ngũ Kinh, chương trình học của đại học sử dụng “Quần Thư Trị Yếu”. Người xưa đời đời truyền cho nhau, đã truyền mấy trăm năm, mấy ngàn năm rồi, không xảy ra sự cố gì, chúng ta phải tin.
Tôn giáo cũng thiếu hụt, không có nhân tài, điều này rất rõ ràng; 20, 30 năm gần đây, mỗi năm mỗi tệ, chúng tôi so với thầy Lý đã kém rất xa, đây là vấn đề lớn. Vì vậy, giáo dục tôn giáo quan trọng hơn tất cả. Vẫn phải nỗ lực, nhất định phải cắm sâu gốc rễ. Hiện nay, mở rất nhiều trường học, nhưng không có cái gốc. Cái gốc chính là hiếu thân tôn sư, phụ huynh không biết, thầy cô cũng không dạy, cũng không còn ai tin.
Nhất định phải đem những gì đã học thể hiện vào trong cuộc sống hằng ngày, đơn giản mà nói là: Bên trong học Thích Ca Mâu Ni Phật, buông bỏ tham, sân, si, mạn, nghi; bên ngoài phài học Khổng lão phu tử: ôn, lương, cung, kiệm, nhượng; như vậy mới hiệu nghiệm, mới là học thật sự, chúng ta phải chú trọng điều này. Giảng được thì dĩ nhiên là rất tốt, nhưng quý vị còn phải làm được.
Điều quan trọng hiện nay là giáo viên, những vị giáo sư, nhà Hán học cao tuổi trong nước vẫn còn vài vị, tuổi tác cũng khoảng trên 80, vậy thì phải nắm bắt cơ hội; nếu không nắm bắt cơ hội, những vị ấy qua đời rồi, thì sẽ không còn người kế thừa. Thầy giáo đối với học trò chỉ có một hy vọng, không có hy vọng nào khác, chính là hy vọng quý vị hiếu học, thầy sẽ thật sự truyền dạy cho quý vị. Nếu quý vị không hiếu học, không nghiêm túc học, thầy giáo có giỏi đi nữa thì cũng vô ích, dạy quý vị nhưng quý vị không làm được. Do đó, không có gốc, bất hiếu với cha mẹ, bất kính với sư trưởng thì hết cách dạy dỗ. Người Trung Hoa phương Đông chú trọng vào luân lý, đạo đức, đây là căn bản làm người. Đặc sắc của giáo dục Trung Hoa, chúng tôi quy kết thành bốn điều: luân lý, đạo đức, nhân quả, trí tuệ của thánh hiền. Chỉ bốn điều này, là thật, không phải giả. Dạy điều gì vậy? Chính là dạy những điều này. Cắm sâu gốc rễ, gốc chính là hiếu thân tôn sư.
Bản thân tôi cũng gặp được thầy Phương Đông Mỹ, lúc đó tôi rất thích Triết học nên tôi theo thầy học Triết học, thầy giảng cho tôi nghe một bộ “Triết Học Khái Luận”, mục cuối cùng là Triết học kinh Phật, tôi nhận thức Phật giáo từ đây. Thầy nói với tôi: “Thích Ca Mâu Ni Phật là nhà Triết học vĩ đại nhất thế giới, kinh điển Đại thừa là Triết học đỉnh cao nhất thế giới, học Phật là sự hưởng thụ cao nhất đời người”, tôi bước vào cửa Phật như thế. Vô cùng cảm ơn thầy đã thay đổi vận mệnh của tôi.
Category
Video Pháp thoại