NGHE SƯ PHỤ NÓI_TẬP 49_NHẬN THỨC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA
NGHE SƯ PHỤ NÓI
TẬP 49
NHẬN THỨC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA
Khai thị cho người làm công quả ở Hiệp hội Giáo dục Phật Đà Hong Kong ngày 25/3/2018
Trước tiên phải nhận thức văn hóa truyền thống Trung Hoa, nó có lợi ích gì, vì sao người hiện nay không học nữa? Vì người hiện nay không biết, chưa từng tiếp xúc với văn hóa truyền thống, không biết những lợi ích này.
Tôi cũng đã gặp được cơ duyên này. Chúng tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn, vào năm 7, 8 tuổi, người Nhật xâm chiếm ba tỉnh miền Đông; năm 11 tuổi, người Nhật phát động “sự kiện Lư Câu Kiều”, muốn xâm chiếm cả nước Trung Hoa, chúng tôi được sinh ra trong thời đại này. Vậy có được đi học không? Không được đi học, hằng ngày phải chạy nạn. Cả nhà bốn người lưu lạc khắp nơi, một năm khó được gặp mặt một lần. Biết rằng văn hóa truyền thống Trung Hoa hay, có người dạy, nhưng lại không có cơ hội để học, vì sao vậy? Cuộc sống của mọi người không ổn định, hôm nay ở đây, ngày mai không biết sẽ ở đâu, trải qua những ngày tháng như vậy.
Cuộc kháng chiến thắng lợi, người Nhật đầu hàng, lại xảy ra nội chiến , thật sự là đi đến đường cùng, lúc đó chúng tôi đã 21, 22 tuổi. Thấy được nền văn hóa Trung Hoa, thấy được từ đâu? Thấy được từ những người đi học vào những năm khi tôi sinh ra và lớn lên. Người đi học lúc đó không giống như bây giờ, tư tưởng, kiến giải, lời nói và hành động đều khác nhau. Vì sao vậy? Người thời xưa biết nghĩ cho người khác, người hiện nay toàn nghĩ đến bản thân mình, quên mất người khác rồi. Nghĩ cho người khác thì ai cũng là người tốt, vì vậy trong thời gian khốn khổ gian nan của chúng tôi, khi gặp phải nguy hiểm, có người cứu giúp chúng tôi vô điều kiện, hiện nay không còn thấy nữa.
Gốc của văn hóa truyền thống nằm ở hai chữ, một chữ là “hiếu”, một chữ là “kính”. Hiếu là lấy cha mẹ làm đại diện, hiếu thảo với cha mẹ; kính là lấy thầy cô làm đại diện, tôn trọng thầy cô, phải biết dùng tâm hiếu kính để tiếp đãi tất cả mọi người, vì vậy trong ánh mắt của trẻ nhỏ thì ai cũng là người tốt. Trong người tốt có thánh nhân, có hiền nhân, có quân tử. Xã hội trước khi tôi mười tuổi, quý vị đều có thể thấy được; quý vị nhìn thấy người đi học, đối người xử việc tiếp vật, lời nói và việc làm đều khác với người bình thường. Họ đã làm được, họ làm được những điều họ đã học; giống như những đứa trẻ này, sau khi chúng học “Thiên Gia Thi”, “Đệ Tử Quy” thì hoàn toàn làm được. Quý vị học được từ chỗ họ hoàn toàn làm được, vì vậy việc học này không cần dùng sách vở, quý vị thường xuyên nhìn thấy, tiếp xúc hằng ngày thì tự nhiên sẽ hiểu rõ, biết được phải làm người như thế nào.
Sau khi Dân Quốc thành lập, một số người đi học của Trung Hoa, đặc biệt là một số du học sinh, cho rằng chúng ta đã học sách cổ này năm ngàn năm rồi, có tác dụng gì chứ? Người nước ngoài bắt nạt chúng ta, nghĩ cách tiêu diệt chúng ta, chúng ta đành bất lực. Vì vậy, chúng ta trách tổ tiên, kinh sách tổ tiên để lại không có lợi ích gì, làm cho chúng ta chịu nhiều tội trạng như thế. Vậy thì oan uổng cho tổ tiên quá, tổ tiên không ngăn cản chúng ta phát triển khoa học kỹ thuật, vì thời đó chưa có. Đánh mất lòng tin văn hóa truyền thống Trung Hoa thì thời đại của chúng ta gặp nạn, nguyên nhân ở chỗ này.
Mấy năm nay, hoàn cảnh chúng tôi sinh sống tương đối ổn định, những sách cổ cũng dần dần được nhà sách xem trọng, đã in ra rất nhiều, sau khi chúng tôi đọc xong mới bừng tỉnh ngộ. Đặc biệt là bộ sách “Quần Thư Trị Yếu” của Đường Thái Tông biên soạn. Bộ sách này từ đâu có? Đường Thái Tông là một nhà quân sự xuất chúng, ông là tướng quân. Thiên hạ nhà Đường quả thật do ông giành được. 27 tuổi lên ngôi làm hoàng đế, ông không biết lấy gì để trị quốc. Ngoại trừ sự tinh thông của việc dẫn binh ra trận, những việc khác ông đều không thạo. Ông có trí tuệ, ông tìm một số người có đức hạnh tốt, học vấn tốt trong các vị đại thần để thành lập một tổ nhỏ, lấy hết sách vào thời đó, có hơn mười ngàn loại, rất nhiều, trong đó có những lời dạy liên quan đến tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ thì chép lại tất cả cho ông xem, ghi chép từng điều một; chép thành bộ sách này, tổng cộng 50 quyển, có 500 ngàn chữ, tên là “Quần Thư Trị Yếu”, trị là trị quốc bình thiên hạ, lời dạy quan trọng đều nằm trong đó. Hằng ngày ông đọc bộ sách này, đồng thời ra lệnh cho bá quan văn võ đều phải đọc bộ sách này, lấy bộ sách này làm nhận thức chung để xây dựng quốc gia, thiết lập vương triều của Đại Đường thịnh thế, ông đã làm được, nhờ vào quyển sách này.
Sau khi nhà Đường bị diệt vong thì không còn thấy bộ sách này nữa. Phải biết sách vào thời đó toàn là chép tay, kỹ thuật in ấn đến đời nhà Tống mới được phát minh ra, vì vậy sách cổ trước đời nhà Tống đều là chép tay, số lượng được chép rất ít, không có nhiều. Người Nhật biết là đồ tốt, học sinh của Nhật lúc đó đến du học ở Trung Hoa rất nhiều, khi họ trở về nước đã đem hết toàn bộ sách đi, ở Trung Hoa bị thất truyền. Vì vậy, trong lịch sử của Trung Hoa, trong “Đường Thư” và “Tống Sử” đều không có ghi chép lại, sau đó thì không cần phải nói.
TẬP 49
NHẬN THỨC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA
Khai thị cho người làm công quả ở Hiệp hội Giáo dục Phật Đà Hong Kong ngày 25/3/2018
Trước tiên phải nhận thức văn hóa truyền thống Trung Hoa, nó có lợi ích gì, vì sao người hiện nay không học nữa? Vì người hiện nay không biết, chưa từng tiếp xúc với văn hóa truyền thống, không biết những lợi ích này.
Tôi cũng đã gặp được cơ duyên này. Chúng tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn, vào năm 7, 8 tuổi, người Nhật xâm chiếm ba tỉnh miền Đông; năm 11 tuổi, người Nhật phát động “sự kiện Lư Câu Kiều”, muốn xâm chiếm cả nước Trung Hoa, chúng tôi được sinh ra trong thời đại này. Vậy có được đi học không? Không được đi học, hằng ngày phải chạy nạn. Cả nhà bốn người lưu lạc khắp nơi, một năm khó được gặp mặt một lần. Biết rằng văn hóa truyền thống Trung Hoa hay, có người dạy, nhưng lại không có cơ hội để học, vì sao vậy? Cuộc sống của mọi người không ổn định, hôm nay ở đây, ngày mai không biết sẽ ở đâu, trải qua những ngày tháng như vậy.
Cuộc kháng chiến thắng lợi, người Nhật đầu hàng, lại xảy ra nội chiến , thật sự là đi đến đường cùng, lúc đó chúng tôi đã 21, 22 tuổi. Thấy được nền văn hóa Trung Hoa, thấy được từ đâu? Thấy được từ những người đi học vào những năm khi tôi sinh ra và lớn lên. Người đi học lúc đó không giống như bây giờ, tư tưởng, kiến giải, lời nói và hành động đều khác nhau. Vì sao vậy? Người thời xưa biết nghĩ cho người khác, người hiện nay toàn nghĩ đến bản thân mình, quên mất người khác rồi. Nghĩ cho người khác thì ai cũng là người tốt, vì vậy trong thời gian khốn khổ gian nan của chúng tôi, khi gặp phải nguy hiểm, có người cứu giúp chúng tôi vô điều kiện, hiện nay không còn thấy nữa.
Gốc của văn hóa truyền thống nằm ở hai chữ, một chữ là “hiếu”, một chữ là “kính”. Hiếu là lấy cha mẹ làm đại diện, hiếu thảo với cha mẹ; kính là lấy thầy cô làm đại diện, tôn trọng thầy cô, phải biết dùng tâm hiếu kính để tiếp đãi tất cả mọi người, vì vậy trong ánh mắt của trẻ nhỏ thì ai cũng là người tốt. Trong người tốt có thánh nhân, có hiền nhân, có quân tử. Xã hội trước khi tôi mười tuổi, quý vị đều có thể thấy được; quý vị nhìn thấy người đi học, đối người xử việc tiếp vật, lời nói và việc làm đều khác với người bình thường. Họ đã làm được, họ làm được những điều họ đã học; giống như những đứa trẻ này, sau khi chúng học “Thiên Gia Thi”, “Đệ Tử Quy” thì hoàn toàn làm được. Quý vị học được từ chỗ họ hoàn toàn làm được, vì vậy việc học này không cần dùng sách vở, quý vị thường xuyên nhìn thấy, tiếp xúc hằng ngày thì tự nhiên sẽ hiểu rõ, biết được phải làm người như thế nào.
Sau khi Dân Quốc thành lập, một số người đi học của Trung Hoa, đặc biệt là một số du học sinh, cho rằng chúng ta đã học sách cổ này năm ngàn năm rồi, có tác dụng gì chứ? Người nước ngoài bắt nạt chúng ta, nghĩ cách tiêu diệt chúng ta, chúng ta đành bất lực. Vì vậy, chúng ta trách tổ tiên, kinh sách tổ tiên để lại không có lợi ích gì, làm cho chúng ta chịu nhiều tội trạng như thế. Vậy thì oan uổng cho tổ tiên quá, tổ tiên không ngăn cản chúng ta phát triển khoa học kỹ thuật, vì thời đó chưa có. Đánh mất lòng tin văn hóa truyền thống Trung Hoa thì thời đại của chúng ta gặp nạn, nguyên nhân ở chỗ này.
Mấy năm nay, hoàn cảnh chúng tôi sinh sống tương đối ổn định, những sách cổ cũng dần dần được nhà sách xem trọng, đã in ra rất nhiều, sau khi chúng tôi đọc xong mới bừng tỉnh ngộ. Đặc biệt là bộ sách “Quần Thư Trị Yếu” của Đường Thái Tông biên soạn. Bộ sách này từ đâu có? Đường Thái Tông là một nhà quân sự xuất chúng, ông là tướng quân. Thiên hạ nhà Đường quả thật do ông giành được. 27 tuổi lên ngôi làm hoàng đế, ông không biết lấy gì để trị quốc. Ngoại trừ sự tinh thông của việc dẫn binh ra trận, những việc khác ông đều không thạo. Ông có trí tuệ, ông tìm một số người có đức hạnh tốt, học vấn tốt trong các vị đại thần để thành lập một tổ nhỏ, lấy hết sách vào thời đó, có hơn mười ngàn loại, rất nhiều, trong đó có những lời dạy liên quan đến tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ thì chép lại tất cả cho ông xem, ghi chép từng điều một; chép thành bộ sách này, tổng cộng 50 quyển, có 500 ngàn chữ, tên là “Quần Thư Trị Yếu”, trị là trị quốc bình thiên hạ, lời dạy quan trọng đều nằm trong đó. Hằng ngày ông đọc bộ sách này, đồng thời ra lệnh cho bá quan văn võ đều phải đọc bộ sách này, lấy bộ sách này làm nhận thức chung để xây dựng quốc gia, thiết lập vương triều của Đại Đường thịnh thế, ông đã làm được, nhờ vào quyển sách này.
Sau khi nhà Đường bị diệt vong thì không còn thấy bộ sách này nữa. Phải biết sách vào thời đó toàn là chép tay, kỹ thuật in ấn đến đời nhà Tống mới được phát minh ra, vì vậy sách cổ trước đời nhà Tống đều là chép tay, số lượng được chép rất ít, không có nhiều. Người Nhật biết là đồ tốt, học sinh của Nhật lúc đó đến du học ở Trung Hoa rất nhiều, khi họ trở về nước đã đem hết toàn bộ sách đi, ở Trung Hoa bị thất truyền. Vì vậy, trong lịch sử của Trung Hoa, trong “Đường Thư” và “Tống Sử” đều không có ghi chép lại, sau đó thì không cần phải nói.
- Category
- Video Pháp thoại