NGHE SƯ PHỤ NÓI_TẬP 41_GÁNH VÁC SỨ MẠNG CỨU VÃN NGUY CƠ CỦA NỀN VĂN MINH – MANG TÂM TRUYỀN THỪA ...
NGHE SƯ PHỤ NÓI
TẬP 41
GÁNH VÁC SỨ MẠNG CỨU VÃN NGUY CƠ CỦA NỀN VĂN MINH – MANG TÂM TRUYỀN THỪA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHO THIÊN HẠ
Khai thị vào bữa sáng ngày 18/3/2018 tại chùa Cực Lạc – Đài Nam
Chúng ta ở thế gian này để làm gì? Mong muốn văn hóa truyền thống tiếp tục được truyền thừa, không để gián đoạn, đây chính là sứ mạng. Chỉ cần quý vị thật sự phát đại nguyện này thì Phật Bồ Tát sẽ gia trì quý vị, tuyệt đối sẽ không bỏ quên quý vị.
Chúng ta phát tâm như vậy, không có năng lực thì làm thế nào? Phật Bồ Tát sẽ kêu những người có năng lực đều đến giúp đỡ quý vị, tôi đi con đường này chính là một sự chứng minh. Những người thời đại chúng tôi là người đáng thương nhất, ra đời trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc. Năm 11 tuổi, Nhật Bản xâm lược Trung Hoa, chiến tranh đã bùng nổ. Vào năm 18, 19 tuổi, Nhật Bản đầu hàng, trật tự xã hội mới được khôi phục, chúng tôi mới được đi học. Độ tuổi đó người ta tốt nghiệp trung học phổ thông và học đại học rồi, chúng tôi còn học trung học cơ sở. Vì vậy, không thể học tốt được, gặp phải sự gian nan cực khổ như vậy.
Do đó, văn hóa truyền thống của Trung Hoa không chỉ cứu được Trung Hoa, mà còn cứu được cả thế giới. Nền tảng của nó là hiếu kính, hiếu kính là gốc, đây là gốc rễ của văn hóa Trung Hoa, hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng. Cho nên, bất hiếu với cha mẹ, không tôn trọng thầy cô thì họ không thể học văn hóa truyền thống, thầy cô có giỏi đi nữa cũng không thể dạy được họ. Điều kiện căn bản chính là hai chữ này, trang bị đủ hai chữ này rồi, gặp được thầy cô giỏi sẽ giúp đỡ quý vị.
Sau này tôi gặp được tiên sinh Phương Đông Mỹ, Đại sư Chương Gia, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, ở Đài Loan tôi chỉ theo học ba vị thầy này, học Nho, học Phật. Ba vị thầy ở Đài Loan thật sự hiếm có.
Đời này tôi có trách nhiệm gánh vác sứ mạng, mong rằng Phật pháp, văn hóa truyền thống được phục hưng trở lại, được tiếp tục truyền thừa, không thể gián đoạn, chúng tôi chỉ nghĩ đến việc này. Con đường này càng đi càng rộng, càng đi càng vững vàng, càng đi thì sức ảnh hưởng càng lớn, bây giờ đã đi đến đỉnh cao của thế giới, đi đến Liên hiệp quốc rồi. Đây là việc mà bất kỳ ai cũng không thể nào ngờ được, làm sao đến được Liên hiệp quốc? Chỉ có một câu nói, Tam Bảo gia trì, tổ tiên có đức, không phải là do cá nhân chúng tôi. Vì vậy, nếu quý vị phát tâm thì tự nhiên sẽ được gia trì. Vì sao vậy? Quý vị chịu làm. Nếu quý vị không làm, gia trì quý vị cũng không có tác dụng; quý vị chịu làm, chỉ cần chịu làm thì thật sự được Tam Bảo gia trì. Bản thân tôi cũng chưa từng đi học, không biết gì cả, chỉ có ý niệm này, Ngài liền cho nhiều người đến giúp tôi như vậy, lại có thể mở viện Hán học, có thể tiến bước vững mạnh hướng đến trường Đại học Tôn giáo. Sau cùng, muốn mở trường Đại học Tôn giáo Thế giới, mục tiêu này có thể làm được. Công đức bậc nhất là gì? Làm việc này là công đức bậc nhất.
Quan trọng là giáo viên. Tài liệu đều viết bằng văn ngôn văn, chúng tôi gấp rút yêu cầu giáo viên phải biết chữ Hán, đọc hiểu văn ngôn văn, chúng tôi cần những nhân tài này, như vậy mới có thể phục hưng lại nền văn hóa. Nếu như không học chữ Hán, không học văn ngôn văn, quý vị đọc không hiểu, giống như giấy vụn vậy, thế thì thật đáng tiếc. Giáo dục toàn dân, phương pháp tốt nhất chính là mở lớp bổ túc, bổ sung thêm môn học này, như vậy thì được cứu. Tài liệu dạy học của lớp bổ túc, hiện nay chúng tôi biên soạn, tiểu học học về “Thánh Học Căn Chi Căn”. Bộ sách này, ba tuổi bắt đầu học tiểu học, sáu năm, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, đến tám tuổi tốt nghiệp tiểu học. Ba tuổi đi học, tám tuổi tốt nghiệp, bộ sách này chúng đều thuộc lòng, đều giảng được, đều thực hiện được thì giáo dục tiểu học thành công rồi. Giáo dục trung học cũng là sáu năm, bắt đầu từ chín tuổi đến mười lăm tuổi, học sáu năm. Sáu năm tiếp theo chính là trung học cơ sở, trung học phổ thông, học gì vậy? Học Tứ Thư Ngũ Kinh, trung học thì học Tứ Thư, phải thuộc lòng, phải giảng được, phải thực hiện được Tứ Thư. 15 tuổi học đại học. Học đại học bốn năm, năm năm, hoặc là phải học đến sáu năm, rồi học lớp tiến sĩ, chỉ học một bộ sách “Quần Thư Trị Yếu”, do Đường Thái Tông biên soạn. “Trinh Quán Chính Yếu”, hai bộ sách này là bảo điển trị quốc của Đại Đường.
TẬP 41
GÁNH VÁC SỨ MẠNG CỨU VÃN NGUY CƠ CỦA NỀN VĂN MINH – MANG TÂM TRUYỀN THỪA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHO THIÊN HẠ
Khai thị vào bữa sáng ngày 18/3/2018 tại chùa Cực Lạc – Đài Nam
Chúng ta ở thế gian này để làm gì? Mong muốn văn hóa truyền thống tiếp tục được truyền thừa, không để gián đoạn, đây chính là sứ mạng. Chỉ cần quý vị thật sự phát đại nguyện này thì Phật Bồ Tát sẽ gia trì quý vị, tuyệt đối sẽ không bỏ quên quý vị.
Chúng ta phát tâm như vậy, không có năng lực thì làm thế nào? Phật Bồ Tát sẽ kêu những người có năng lực đều đến giúp đỡ quý vị, tôi đi con đường này chính là một sự chứng minh. Những người thời đại chúng tôi là người đáng thương nhất, ra đời trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc. Năm 11 tuổi, Nhật Bản xâm lược Trung Hoa, chiến tranh đã bùng nổ. Vào năm 18, 19 tuổi, Nhật Bản đầu hàng, trật tự xã hội mới được khôi phục, chúng tôi mới được đi học. Độ tuổi đó người ta tốt nghiệp trung học phổ thông và học đại học rồi, chúng tôi còn học trung học cơ sở. Vì vậy, không thể học tốt được, gặp phải sự gian nan cực khổ như vậy.
Do đó, văn hóa truyền thống của Trung Hoa không chỉ cứu được Trung Hoa, mà còn cứu được cả thế giới. Nền tảng của nó là hiếu kính, hiếu kính là gốc, đây là gốc rễ của văn hóa Trung Hoa, hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng. Cho nên, bất hiếu với cha mẹ, không tôn trọng thầy cô thì họ không thể học văn hóa truyền thống, thầy cô có giỏi đi nữa cũng không thể dạy được họ. Điều kiện căn bản chính là hai chữ này, trang bị đủ hai chữ này rồi, gặp được thầy cô giỏi sẽ giúp đỡ quý vị.
Sau này tôi gặp được tiên sinh Phương Đông Mỹ, Đại sư Chương Gia, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, ở Đài Loan tôi chỉ theo học ba vị thầy này, học Nho, học Phật. Ba vị thầy ở Đài Loan thật sự hiếm có.
Đời này tôi có trách nhiệm gánh vác sứ mạng, mong rằng Phật pháp, văn hóa truyền thống được phục hưng trở lại, được tiếp tục truyền thừa, không thể gián đoạn, chúng tôi chỉ nghĩ đến việc này. Con đường này càng đi càng rộng, càng đi càng vững vàng, càng đi thì sức ảnh hưởng càng lớn, bây giờ đã đi đến đỉnh cao của thế giới, đi đến Liên hiệp quốc rồi. Đây là việc mà bất kỳ ai cũng không thể nào ngờ được, làm sao đến được Liên hiệp quốc? Chỉ có một câu nói, Tam Bảo gia trì, tổ tiên có đức, không phải là do cá nhân chúng tôi. Vì vậy, nếu quý vị phát tâm thì tự nhiên sẽ được gia trì. Vì sao vậy? Quý vị chịu làm. Nếu quý vị không làm, gia trì quý vị cũng không có tác dụng; quý vị chịu làm, chỉ cần chịu làm thì thật sự được Tam Bảo gia trì. Bản thân tôi cũng chưa từng đi học, không biết gì cả, chỉ có ý niệm này, Ngài liền cho nhiều người đến giúp tôi như vậy, lại có thể mở viện Hán học, có thể tiến bước vững mạnh hướng đến trường Đại học Tôn giáo. Sau cùng, muốn mở trường Đại học Tôn giáo Thế giới, mục tiêu này có thể làm được. Công đức bậc nhất là gì? Làm việc này là công đức bậc nhất.
Quan trọng là giáo viên. Tài liệu đều viết bằng văn ngôn văn, chúng tôi gấp rút yêu cầu giáo viên phải biết chữ Hán, đọc hiểu văn ngôn văn, chúng tôi cần những nhân tài này, như vậy mới có thể phục hưng lại nền văn hóa. Nếu như không học chữ Hán, không học văn ngôn văn, quý vị đọc không hiểu, giống như giấy vụn vậy, thế thì thật đáng tiếc. Giáo dục toàn dân, phương pháp tốt nhất chính là mở lớp bổ túc, bổ sung thêm môn học này, như vậy thì được cứu. Tài liệu dạy học của lớp bổ túc, hiện nay chúng tôi biên soạn, tiểu học học về “Thánh Học Căn Chi Căn”. Bộ sách này, ba tuổi bắt đầu học tiểu học, sáu năm, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, đến tám tuổi tốt nghiệp tiểu học. Ba tuổi đi học, tám tuổi tốt nghiệp, bộ sách này chúng đều thuộc lòng, đều giảng được, đều thực hiện được thì giáo dục tiểu học thành công rồi. Giáo dục trung học cũng là sáu năm, bắt đầu từ chín tuổi đến mười lăm tuổi, học sáu năm. Sáu năm tiếp theo chính là trung học cơ sở, trung học phổ thông, học gì vậy? Học Tứ Thư Ngũ Kinh, trung học thì học Tứ Thư, phải thuộc lòng, phải giảng được, phải thực hiện được Tứ Thư. 15 tuổi học đại học. Học đại học bốn năm, năm năm, hoặc là phải học đến sáu năm, rồi học lớp tiến sĩ, chỉ học một bộ sách “Quần Thư Trị Yếu”, do Đường Thái Tông biên soạn. “Trinh Quán Chính Yếu”, hai bộ sách này là bảo điển trị quốc của Đại Đường.
- Category
- Video Pháp thoại