MỘT LÒNG NƯƠNG VÀO PHẬT A DI ĐÀ
Nguyên tác: Pháp sư Tịnh Tông
Người dịch: Nhuận Mãn Qua
Người đọc: Diệu Thảo
--------------
Một lòng nương vào Phật A-di-đà, tâm quy mệnh như vậy gọi là “nhất tâm”. Khi chúng ta nhất tâm quy mệnh Di-đà, ngay đó hạnh nguyện đã đầy đủ rồi, gọi là “ ‘Nam-mô’, nghĩa là quy mệnh, ‘A-di-đà Phật’, nghĩa là hạnh của Ngài”, nguyện hạnh đầy đủ, tịnh nghiệp vãng sanh sẽ đạt được. Một khi thành tựu vãng sanh tịnh nghiệp, có một loại sức mạnh ảnh hưởng, gọi là “sức mạnh nghiệp thành”, nghiệp thành chính là bất thoái.
Ví như nói chuyện ở thế gian, muốn nung một viên gạch, nếu nung không đủ sức nóng thì sẽ nhanh bị vỡ vụn, không thể có được tác dụng vốn có của nó; nếu gạch đã được nung tới, đạt được độ chắc chắn rồi, thì nó có một loại thế mạnh, sức mạnh bền vững, độ cứng đã đạt tới, thì có thể xây tường. Ở đây là nói theo pháp hữu vi ở thế gian.
Một khi đạt được nghiệp vãng sanh Tịnh Độ, sẽ không thể có sự thay đổi về sau, bởi vì đây là tịnh nghiệp chân thật. Sau khi nghiệp thành, có một loại sức mạnh tồn tại, gọi là “sức mạnh nghiệp thành”, sức mạnh nghiệp thành này sẽ giúp chúng ta niệm niệm không bỏ, duy trì niệm Phật.
Trong kinh A-di-đà nói “hoặc một ngày, hoặc bảy ngày”, thực ra là một quá trình tự nhiên, nhất tâm quy mệnh Phật A-di-đà, tùy theo thọ mạng dài ngắn, nếu như đã chân thật quy mệnh, thành tựu tịnh nghiệp niệm Phật, tự nhiên sẽ một đời cứ thế quán triệt, gọi là “vận vận tăng trưởng”. Theo sự tiếp diễn của thời gian, theo sự kéo dài của thọ mạng, niệm Phật tự nhiên không bỏ, niệm niệm kéo dài, đây là về phía chúng sanh; ngọn nguồn của gốc rễ và bản chất là chính ở nơi Phật A-di-đà.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Người dịch: Nhuận Mãn Qua
Người đọc: Diệu Thảo
--------------
Một lòng nương vào Phật A-di-đà, tâm quy mệnh như vậy gọi là “nhất tâm”. Khi chúng ta nhất tâm quy mệnh Di-đà, ngay đó hạnh nguyện đã đầy đủ rồi, gọi là “ ‘Nam-mô’, nghĩa là quy mệnh, ‘A-di-đà Phật’, nghĩa là hạnh của Ngài”, nguyện hạnh đầy đủ, tịnh nghiệp vãng sanh sẽ đạt được. Một khi thành tựu vãng sanh tịnh nghiệp, có một loại sức mạnh ảnh hưởng, gọi là “sức mạnh nghiệp thành”, nghiệp thành chính là bất thoái.
Ví như nói chuyện ở thế gian, muốn nung một viên gạch, nếu nung không đủ sức nóng thì sẽ nhanh bị vỡ vụn, không thể có được tác dụng vốn có của nó; nếu gạch đã được nung tới, đạt được độ chắc chắn rồi, thì nó có một loại thế mạnh, sức mạnh bền vững, độ cứng đã đạt tới, thì có thể xây tường. Ở đây là nói theo pháp hữu vi ở thế gian.
Một khi đạt được nghiệp vãng sanh Tịnh Độ, sẽ không thể có sự thay đổi về sau, bởi vì đây là tịnh nghiệp chân thật. Sau khi nghiệp thành, có một loại sức mạnh tồn tại, gọi là “sức mạnh nghiệp thành”, sức mạnh nghiệp thành này sẽ giúp chúng ta niệm niệm không bỏ, duy trì niệm Phật.
Trong kinh A-di-đà nói “hoặc một ngày, hoặc bảy ngày”, thực ra là một quá trình tự nhiên, nhất tâm quy mệnh Phật A-di-đà, tùy theo thọ mạng dài ngắn, nếu như đã chân thật quy mệnh, thành tựu tịnh nghiệp niệm Phật, tự nhiên sẽ một đời cứ thế quán triệt, gọi là “vận vận tăng trưởng”. Theo sự tiếp diễn của thời gian, theo sự kéo dài của thọ mạng, niệm Phật tự nhiên không bỏ, niệm niệm kéo dài, đây là về phía chúng sanh; ngọn nguồn của gốc rễ và bản chất là chính ở nơi Phật A-di-đà.
Nam-mô A-di-đà Phật.
- Category
- Dharma