Mệnh danh là người tu hành mà không tiêu trừ được phiền não. Chúng ta ko vượt qua được những cám dỗ
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM, THANH TỊNH, BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH.
Chủ giảng: Cô Lưu Tố Vân
Trích đoạn khai thị...Tập 18 - 16
Buông bỏ phiền não, nhớ nghĩ câu Phật hiệu. Mệnh danh là người tu hành mà không tiêu trừ được phiền não, vậy thì có phải có chút không hợp lý? Nhưng trong cuộc sống thực tế, đích thực là như vậy. Có thể thấy được trong số người tu hành cũng rồng rắn hỗn tạp. Sở dĩ chúng ta vẫn không nỡ rời bỏ thế giới hỗn loạn đến cùng cực này, là bởi vì quá nhiều cám dỗ, chúng ta khôngvượt qua được những cám dỗ khiến con người hoa mắt rối lòng! Nào là danh, lợi, sắc, cửa ải nào cũng không qua được! Phiền não từ đâu mà tới? Bị thua bởi sự cám dỗ, có thể không phiền não được sao? Sao lại chẳng biết những cám dỗ này đều là ma đang thao túng, ai đang cám dỗ chúng ta ? Là ma đang cám dỗ chúng ta. Tập khí tham sân si mạn nghi của chúng ta, từ vô thỉ kiếp tới nay bị ô nhiễm quá sâu, không loại trừ nổi, chúng ta bị hại thật quá nặng. Phải thường nghĩ rằng, những thứ này đều là phiền não khiến thân tâm chúng ta bất an. Phiền não là độc, trúng độc quá sâu thì sẽ mất mạng. Trong mấy năm trước năm 2000, tôi luôn bị phiền não vây quanh tới mức không thở nổi, đau đớn tới mức không muốn sống. May mà gặp được Phật pháp, hiểu rõ đạo lý, từ trong phiền não thoát ra ngoài, buông bỏ phiền não, nhớ nghĩ câu Phật hiệu. Sức oai thần của câu Phật hiệu A Di Đà Phật thật sự không thể nghĩ bàn. Thời gian trôi qua, sự thâm nhập của tôi đối với kinh điển, đặc biệt là ba lần viết bản thảo kinh Vô Lượng Thọ, tôi nhận được rất nhiều lợi ích. Tôi thật sự cảm nhận được rằng: A Di Đà Phật là người thân của chúng ta; A Di Đà Phật là người thân duy nhất của chúng ta; A Di Đà Phật là người thân duy nhất mà chúng ta có thể nương tựa. Đời sống rất ngắn ngủi, một trăm năm chẳng qua cũng chỉ là 36.000 ngày, nhìn thoáng một chút, nghĩ thoáng một chút, hết thảy đều là mộng huyễn bọt bóng, phiền não vì những mộng huyễn bọt bóng, thật không đáng! Nhất định không được tranh, không được cầu, những thứ tranh được, vô lý cầu được, sau cùng tới lúc tính sổ nhất định sẽ thua. Một câu Phật hiệu A Di Đà Phật là thật, buông xuống điều giả nhấc lên điều thật, bạn mới thật sự là người chiến thắng.
Trong nhà Phật cũng không ngoại lệ. Trong nhà Phật có nhiều người xuất chúng, những năm gần đây, có nhiều người cống cao ngã mạn, có nhiều người thích làm thầy kẻ khác. Người như vậy nhiều thì sẽ làm gì? Tranh giành đạo tràng, tranh giành tín chúng, tranh giành tài sản. Tại sao vậy? Vì không ai phục ai, đều muốn làm lão đại, có người còn muốn tự lập tông phái, làm lãnh đạo tông phái đó. Tranh như thế nào? Đấu! Không phải có câu tranh ngoài sáng, đấu trong tối sao? Bây giờ câu này có chút lỗi thời rồi, phải gọi là tranh và đấu ngoài sáng, đúng là ai nấy đều thi đua nhau trổ tài. Cùng một sư môn cũng tranh cũng đấu, mà còn tranh đấu tới mức anh chết tôi sống. Họ mê rồi, không biết gây ra tranh đấu trong nhà Phật là đại bất hiếu. Nhất định sẽ đọa địa ngục A Tỳ! Cửa Phật bất hạnh, thật đáng thương! Người giác ngộ không tranh, người mê mới tranh. Một đời người, từ cá nhân cho đến đất nước đều cần một chữ “Nhường”. Người với người có thể nhường nhịn lẫn nhau, một đời bình an vô sự. Không chịu nhường tức là tranh. Nhường có phước báo, tranh có tai họa. Học theo “con hẻm sáu tấc”, nhường họ ba tấc thì có sao đâu? Một đời này lão pháp sư nhường ba lần, càng nhường càng thù thắng, càng nhường càng tự tại, càng nhường càng vui vẻ.
Tổ tiên, chư Phật Bồ Tát dạy chúng ta nhẫn nhục nhường nhịn. Nhẫn nhục nhường nhịn có đức lớn, nhẫn nhục nhường nhịn có được niềm vui không cùng tận. Đáng tiếc là không ai biết, cho dù biết nhưng cũng không chịu tin, không chịu làm. Chịu tin, chịu làm thì cảnh giới không ngừng nâng lên, đức hạnh cũng không ngừng nâng lên. Người tu hành phải nhường, không được tranh; phải hòa, không được đấu.
Tranh tranh đấu đấu khi nào ngừng
Tranh đấu đến cùng cũng hoàn không
Khởi tâm động niệm tạo tội nghiệp
Lục đạo luân hồi bao giờ ra?
Chủ giảng: Cô Lưu Tố Vân
Trích đoạn khai thị...Tập 18 - 16
Buông bỏ phiền não, nhớ nghĩ câu Phật hiệu. Mệnh danh là người tu hành mà không tiêu trừ được phiền não, vậy thì có phải có chút không hợp lý? Nhưng trong cuộc sống thực tế, đích thực là như vậy. Có thể thấy được trong số người tu hành cũng rồng rắn hỗn tạp. Sở dĩ chúng ta vẫn không nỡ rời bỏ thế giới hỗn loạn đến cùng cực này, là bởi vì quá nhiều cám dỗ, chúng ta khôngvượt qua được những cám dỗ khiến con người hoa mắt rối lòng! Nào là danh, lợi, sắc, cửa ải nào cũng không qua được! Phiền não từ đâu mà tới? Bị thua bởi sự cám dỗ, có thể không phiền não được sao? Sao lại chẳng biết những cám dỗ này đều là ma đang thao túng, ai đang cám dỗ chúng ta ? Là ma đang cám dỗ chúng ta. Tập khí tham sân si mạn nghi của chúng ta, từ vô thỉ kiếp tới nay bị ô nhiễm quá sâu, không loại trừ nổi, chúng ta bị hại thật quá nặng. Phải thường nghĩ rằng, những thứ này đều là phiền não khiến thân tâm chúng ta bất an. Phiền não là độc, trúng độc quá sâu thì sẽ mất mạng. Trong mấy năm trước năm 2000, tôi luôn bị phiền não vây quanh tới mức không thở nổi, đau đớn tới mức không muốn sống. May mà gặp được Phật pháp, hiểu rõ đạo lý, từ trong phiền não thoát ra ngoài, buông bỏ phiền não, nhớ nghĩ câu Phật hiệu. Sức oai thần của câu Phật hiệu A Di Đà Phật thật sự không thể nghĩ bàn. Thời gian trôi qua, sự thâm nhập của tôi đối với kinh điển, đặc biệt là ba lần viết bản thảo kinh Vô Lượng Thọ, tôi nhận được rất nhiều lợi ích. Tôi thật sự cảm nhận được rằng: A Di Đà Phật là người thân của chúng ta; A Di Đà Phật là người thân duy nhất của chúng ta; A Di Đà Phật là người thân duy nhất mà chúng ta có thể nương tựa. Đời sống rất ngắn ngủi, một trăm năm chẳng qua cũng chỉ là 36.000 ngày, nhìn thoáng một chút, nghĩ thoáng một chút, hết thảy đều là mộng huyễn bọt bóng, phiền não vì những mộng huyễn bọt bóng, thật không đáng! Nhất định không được tranh, không được cầu, những thứ tranh được, vô lý cầu được, sau cùng tới lúc tính sổ nhất định sẽ thua. Một câu Phật hiệu A Di Đà Phật là thật, buông xuống điều giả nhấc lên điều thật, bạn mới thật sự là người chiến thắng.
Trong nhà Phật cũng không ngoại lệ. Trong nhà Phật có nhiều người xuất chúng, những năm gần đây, có nhiều người cống cao ngã mạn, có nhiều người thích làm thầy kẻ khác. Người như vậy nhiều thì sẽ làm gì? Tranh giành đạo tràng, tranh giành tín chúng, tranh giành tài sản. Tại sao vậy? Vì không ai phục ai, đều muốn làm lão đại, có người còn muốn tự lập tông phái, làm lãnh đạo tông phái đó. Tranh như thế nào? Đấu! Không phải có câu tranh ngoài sáng, đấu trong tối sao? Bây giờ câu này có chút lỗi thời rồi, phải gọi là tranh và đấu ngoài sáng, đúng là ai nấy đều thi đua nhau trổ tài. Cùng một sư môn cũng tranh cũng đấu, mà còn tranh đấu tới mức anh chết tôi sống. Họ mê rồi, không biết gây ra tranh đấu trong nhà Phật là đại bất hiếu. Nhất định sẽ đọa địa ngục A Tỳ! Cửa Phật bất hạnh, thật đáng thương! Người giác ngộ không tranh, người mê mới tranh. Một đời người, từ cá nhân cho đến đất nước đều cần một chữ “Nhường”. Người với người có thể nhường nhịn lẫn nhau, một đời bình an vô sự. Không chịu nhường tức là tranh. Nhường có phước báo, tranh có tai họa. Học theo “con hẻm sáu tấc”, nhường họ ba tấc thì có sao đâu? Một đời này lão pháp sư nhường ba lần, càng nhường càng thù thắng, càng nhường càng tự tại, càng nhường càng vui vẻ.
Tổ tiên, chư Phật Bồ Tát dạy chúng ta nhẫn nhục nhường nhịn. Nhẫn nhục nhường nhịn có đức lớn, nhẫn nhục nhường nhịn có được niềm vui không cùng tận. Đáng tiếc là không ai biết, cho dù biết nhưng cũng không chịu tin, không chịu làm. Chịu tin, chịu làm thì cảnh giới không ngừng nâng lên, đức hạnh cũng không ngừng nâng lên. Người tu hành phải nhường, không được tranh; phải hòa, không được đấu.
Tranh tranh đấu đấu khi nào ngừng
Tranh đấu đến cùng cũng hoàn không
Khởi tâm động niệm tạo tội nghiệp
Lục đạo luân hồi bao giờ ra?
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không