XUẤT GIA TU HÀNH 30 NĂM NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC AN TÂM, CUỐI CÙNG TÌM ĐƯỢC PHÁP MÔN GIẢI THOÁT
Chủ giảng: Pháp sư Tịnh Bổn
Người dịch: Thích nữ Hòa Ý
Người đọc: Tuệ Tri – Minh Thiện
---------------------------
Tôi kể với quý vị về trải nghiệm của một vị xuất gia 20-30 năm—pháp sư Tịnh Quy. Lúc mới đầu, trước khi pháp sư Tịnh Quy tiếp xúc với Tịnh Độ tông, ngài ấy ở đạo tràng tự viện khác xuất gia hơn 20 năm rồi, pháp sư vẫn luôn niệm Phật, ngài cũng dẫn chúng giảng nói phải giải thoát luân hồi, phải vãng sanh đến thế giới Cực Lạc của Phật A-di-đà. Có thể nói ngài tâm hùng chí mạnh, quyết tâm vững vàng. Nhưng dần dần, vị pháp sư này cảm thấy vãng sanh thế giới Cực Lạc đối với ngài mà nói tựa hồ chẳng có chút hy vọng nào. Vì sao? Bởi vì thông tin mà pháp sư này nghe được đều là niệm Phật phải niệm đến không có vọng tưởng, phải được “công phu thành phiến” thì mới được vãng sanh thế giới Cực Lạc. Nhưng khi vừa bắt đầu, ngài vẫn cho rằng bản thân mình có thể làm được, bởi vì ngài nghĩ chỉ cần ngài đủ nỗ lực, đủ liều mình thì nhất định làm được. Cho nên có thể nói là ngài thực hành đến triệt để: buổi tối lưng không chạm đến giường, không nằm nghỉ ngơi, nghĩa là cả đêm ngồi thiền, liên tục ngày đêm niệm Phật, phải dùng niệm Phật để trừ bỏ vọng tưởng, thậm chí có lúc bắt ép bản thân không nói chuyện, bởi vì dồn toàn bộ tâm tư để niệm Phật, không được khởi vọng tưởng, hơn nữa mỗi ngày chỉ ăn một bữa, mỗi ngày vì việc lớn sanh tử của mình, vì để công phu của mình được thành tựu, vì để bản thân không còn vọng tưởng, dẫn đến càng lúc càng cẩn mật dụng công tu hành.
Từ những việc làm của vị pháp sư này, chúng ta có thể thấy vị pháp sư này có thể nói là quyết tâm đến cùng, nhưng ngài nói dù ngài nỗ lực như thế, bất luận dụng công thế nào thì đều cảm thấy công phu không đắc lực, công phu không đến nơi, lo lắng như thế thì không được vãng sanh, nhất là nghĩ đến việc vô thường sẽ đến bất cứ lúc nào mà công phu của bản thân lại không đến nơi đến chốn, ôi thật là toi đời rồi. Cho nên tâm lo lắng, bất an cứ luôn mắc kẹt trong lòng. Có khi nghĩ đến việc này, pháp sư liền bắt đầu hơi hối hận đã xuất gia. Vì sao? Vì nghĩ đến đời này của mình, nếu không được giải thoát, không được vãng sanh thế giới Cực Lạc thì 22 năm xuất gia đến nay thọ nhận cúng dường của đại chúng, ngài trả không nổi.
Bạn xem, nhà Phật có câu nói, có lẽ các vị đã từng nghe qua: “Một hạt gạo của thí chủ lớn như núi Tu di, đời này không liễu đạo, mang lông đội sừng trả”. Nghĩa là nếu người xuất gia không giải thoát thành tựu thì cơm họ ăn, từng hạt từng hạt đều phải trả lại, vậy thì đâu trả nổi, nên đời sau phải ở trong luân hồi, làm trâu làm ngựa để trả nợ. Đương nhiên cũng không có đáng sợ như thế, dọa người khác không dám đến xuất gia nữa. Nhưng đây là một lời cảnh tỉnh, thật ra đừng nói chi đến người xuất gia, mà ngay người thế gian bình thường cũng giống như vậy, đều là “đời này không liễu đạo, mang lông đội sừng trả”, bởi vì chỉ cần vẫn chưa giải thoát ra khỏi luân hồi trong sáu đường thì đều là trôi nổi, lặn hụp, đều phải trả nợ thôi. Vì thế pháp sư nghĩ đến đây thì nản chí ngã lòng, “tôi đã một ngày một bữa, đêm đến không ngủ, không nói một lời, vậy mà niệm Phật vẫn có vọng tưởng, vẫn không đạt đến “công phu thành phiến” mà người ta nói, vậy phải làm sao đây?”
......................
Phật A-di-đà thì làm sao có ba kinh Tịnh Độ, đúng không? Nếu hôm nay Phật A-di-đà không có phát nguyện thành Phật vậy thì cũng bằng với không có Phật A-di-đà. Nếu không có Phật A-di-đà thì thì chẳng cần nói đến ba kinh Tịnh Độ nữa. Cho nên muốn nhận biết Phật A-di-đà thì 48 nguyện là trọng điểm đơn giản nhất phải nắm được, đó là tinh hoa của ba kinh Tịnh Độ.
Nhưng có người có lẽ sẽ nói: “Sư phụ, 48 nguyện cũng nhiều quá, có vài người nhìn cũng không hiểu, có vài người đọc rồi vẫn không nắm được trọng điểm, có những người biết được 48 nguyện vẫn không thể an tâm, vậy có cái nào căn bản nhất không?”
Các vị, căn bản nhất, cốt lõi nhất, khiến chúng ta được an tâm nhất của Phật A-di-đà là gì? Ôi, đây là câu hỏi đại học nhé, cao nhất rồi nhé. Căn bản nhất trong 48 nguyện thật ra là nguyện thứ 18 của Phật A-di-đà, cũng là nguyện thứ 18 nổi tiếng nhất trong nhà Phật—“nguyện niệm Phật vãng sanh”. Đây cũng là nguyên nhân phải học nguyện thứ 18 của Phật A-di-đà lần này của chúng ta. Bởi vì nguyện thứ 18 có thể nói là nguyện có thể đại diện nhất cho Phật A-di-đà, Phật A-di-đà được mọi người biết đến rộng rãi như thế là do có nguyện thứ 18, mà nguyện thứ 18 còn là y cứ căn bản của niệm Phật.
Nam-mô A-di-đà Phật
Người dịch: Thích nữ Hòa Ý
Người đọc: Tuệ Tri – Minh Thiện
---------------------------
Tôi kể với quý vị về trải nghiệm của một vị xuất gia 20-30 năm—pháp sư Tịnh Quy. Lúc mới đầu, trước khi pháp sư Tịnh Quy tiếp xúc với Tịnh Độ tông, ngài ấy ở đạo tràng tự viện khác xuất gia hơn 20 năm rồi, pháp sư vẫn luôn niệm Phật, ngài cũng dẫn chúng giảng nói phải giải thoát luân hồi, phải vãng sanh đến thế giới Cực Lạc của Phật A-di-đà. Có thể nói ngài tâm hùng chí mạnh, quyết tâm vững vàng. Nhưng dần dần, vị pháp sư này cảm thấy vãng sanh thế giới Cực Lạc đối với ngài mà nói tựa hồ chẳng có chút hy vọng nào. Vì sao? Bởi vì thông tin mà pháp sư này nghe được đều là niệm Phật phải niệm đến không có vọng tưởng, phải được “công phu thành phiến” thì mới được vãng sanh thế giới Cực Lạc. Nhưng khi vừa bắt đầu, ngài vẫn cho rằng bản thân mình có thể làm được, bởi vì ngài nghĩ chỉ cần ngài đủ nỗ lực, đủ liều mình thì nhất định làm được. Cho nên có thể nói là ngài thực hành đến triệt để: buổi tối lưng không chạm đến giường, không nằm nghỉ ngơi, nghĩa là cả đêm ngồi thiền, liên tục ngày đêm niệm Phật, phải dùng niệm Phật để trừ bỏ vọng tưởng, thậm chí có lúc bắt ép bản thân không nói chuyện, bởi vì dồn toàn bộ tâm tư để niệm Phật, không được khởi vọng tưởng, hơn nữa mỗi ngày chỉ ăn một bữa, mỗi ngày vì việc lớn sanh tử của mình, vì để công phu của mình được thành tựu, vì để bản thân không còn vọng tưởng, dẫn đến càng lúc càng cẩn mật dụng công tu hành.
Từ những việc làm của vị pháp sư này, chúng ta có thể thấy vị pháp sư này có thể nói là quyết tâm đến cùng, nhưng ngài nói dù ngài nỗ lực như thế, bất luận dụng công thế nào thì đều cảm thấy công phu không đắc lực, công phu không đến nơi, lo lắng như thế thì không được vãng sanh, nhất là nghĩ đến việc vô thường sẽ đến bất cứ lúc nào mà công phu của bản thân lại không đến nơi đến chốn, ôi thật là toi đời rồi. Cho nên tâm lo lắng, bất an cứ luôn mắc kẹt trong lòng. Có khi nghĩ đến việc này, pháp sư liền bắt đầu hơi hối hận đã xuất gia. Vì sao? Vì nghĩ đến đời này của mình, nếu không được giải thoát, không được vãng sanh thế giới Cực Lạc thì 22 năm xuất gia đến nay thọ nhận cúng dường của đại chúng, ngài trả không nổi.
Bạn xem, nhà Phật có câu nói, có lẽ các vị đã từng nghe qua: “Một hạt gạo của thí chủ lớn như núi Tu di, đời này không liễu đạo, mang lông đội sừng trả”. Nghĩa là nếu người xuất gia không giải thoát thành tựu thì cơm họ ăn, từng hạt từng hạt đều phải trả lại, vậy thì đâu trả nổi, nên đời sau phải ở trong luân hồi, làm trâu làm ngựa để trả nợ. Đương nhiên cũng không có đáng sợ như thế, dọa người khác không dám đến xuất gia nữa. Nhưng đây là một lời cảnh tỉnh, thật ra đừng nói chi đến người xuất gia, mà ngay người thế gian bình thường cũng giống như vậy, đều là “đời này không liễu đạo, mang lông đội sừng trả”, bởi vì chỉ cần vẫn chưa giải thoát ra khỏi luân hồi trong sáu đường thì đều là trôi nổi, lặn hụp, đều phải trả nợ thôi. Vì thế pháp sư nghĩ đến đây thì nản chí ngã lòng, “tôi đã một ngày một bữa, đêm đến không ngủ, không nói một lời, vậy mà niệm Phật vẫn có vọng tưởng, vẫn không đạt đến “công phu thành phiến” mà người ta nói, vậy phải làm sao đây?”
......................
Phật A-di-đà thì làm sao có ba kinh Tịnh Độ, đúng không? Nếu hôm nay Phật A-di-đà không có phát nguyện thành Phật vậy thì cũng bằng với không có Phật A-di-đà. Nếu không có Phật A-di-đà thì thì chẳng cần nói đến ba kinh Tịnh Độ nữa. Cho nên muốn nhận biết Phật A-di-đà thì 48 nguyện là trọng điểm đơn giản nhất phải nắm được, đó là tinh hoa của ba kinh Tịnh Độ.
Nhưng có người có lẽ sẽ nói: “Sư phụ, 48 nguyện cũng nhiều quá, có vài người nhìn cũng không hiểu, có vài người đọc rồi vẫn không nắm được trọng điểm, có những người biết được 48 nguyện vẫn không thể an tâm, vậy có cái nào căn bản nhất không?”
Các vị, căn bản nhất, cốt lõi nhất, khiến chúng ta được an tâm nhất của Phật A-di-đà là gì? Ôi, đây là câu hỏi đại học nhé, cao nhất rồi nhé. Căn bản nhất trong 48 nguyện thật ra là nguyện thứ 18 của Phật A-di-đà, cũng là nguyện thứ 18 nổi tiếng nhất trong nhà Phật—“nguyện niệm Phật vãng sanh”. Đây cũng là nguyên nhân phải học nguyện thứ 18 của Phật A-di-đà lần này của chúng ta. Bởi vì nguyện thứ 18 có thể nói là nguyện có thể đại diện nhất cho Phật A-di-đà, Phật A-di-đà được mọi người biết đến rộng rãi như thế là do có nguyện thứ 18, mà nguyện thứ 18 còn là y cứ căn bản của niệm Phật.
Nam-mô A-di-đà Phật
- Category
- Dharma