LÀM SAO ĐỂ LOẠI BỎ TÂM LÝ TỰ TI
Tác giả: Pháp sư Tịnh Tông
Người dịch: Nhuận Mãn Qua
Người Đọc: Kỳ Nam
------------------
Hỏi: Tâm lý tự ti ảnh hưởng tới tâm trạng, ảnh hưởng công việc và các mối quan hệ, biết được khuyết điểm của điều này, nhưng lại không thể nào loại bỏ được tình trạng này. Con phải làm thế nào? Trong Phật pháp có cách nào để giải quyết không?
Đáp: Có. Bằng cách nào đây? Chính là niệm Nam-mô A-di-đà Phật.
Tâm lý tự ti của chúng ta rất nghiêm trọng. Tại sao vậy? Ngài Tu-bồ-đề cũng đã khai ngộ, đồng tử Thiện tài có thể tham vấn năm mươi ba lần, chư đại A-la-hán đều tu hạnh giải thoát, chư đại Bồ-tát đều đã chứng vô sanh pháp nhẫn, huống hồ là chư Phật mười phương đã thành Phật từ lâu, nhưng chúng ta thì vẫn đang lưu lạc ở thế giới Ta-bà này.
Hãy thử nghĩ xem, sự tự ti của chúng ta quá sâu dày, chúng ta thật sự không phải là một người tu hành, chúng ta thật sự là một chiếc máy phá! Nhưng hôm nay chúng ta đã niệm Phật, gọi là “tin sâu hai loại cơ pháp”, chúng ta biết niệm Phật chắc chắn vãng sanh, trong tâm còn có hình bóng của sự tự ti chăng? Chúng ta chính là chúng sanh hạ hạ phẩm, nhưng cũng có thể vãng sanh Tịnh Độ thành Phật.
Câu danh hiệu này đã chế ngự được triệt để gốc rễ của tâm tự ti vốn ăn sâu vào trong nội tâm của chúng ta, từ đây mà đánh thức sinh mệnh của chúng ta, chúng ta sẽ vui vẻ, thỏa mãn và tự tại. Từ đó, dần dần đi vào trong đời sống thế tục. Cho dù trí tuệ của chúng ta không bằng người khác, tướng mạo của chúng ta không bằng người khác, năng lực làm việc không bằng người khác, nhưng nghĩ tới việc có thể niệm Phật để thành Phật, thì cũng cảm thấy trong tâm rất thỏa mãn rất hài lòng. “Trí lực, hoàn cảnh, công việc của chúng ta như vậy, nhân duyên trong cuộc sống đều là thành tựu cho việc hôm nay chúng ta có thể niệm Phật vãng sanh, thật sự biết ơn ngàn vạn lần”. Trước đây cảm thấy không tốt, bây giờ thì cảm thấy cũng khá ổn. Vì vậy, tất cả những điều này đều phải thông qua việc niệm Phật.
Nếu như muốn cầu tìm lí do trong sự tự ti đó, thì ai cũng có rất nhiều lí do: Đại sư Thiện Đạo niệm một câu Phật phóng một luồng sáng, thì chúng ta còn không tự ti sao; Tổ sư viết trong Quán kinh sớ rằng, vào buổi tối mỗi ngày đều có thánh tăng đến chỉ dạy, vậy chúng ta chẳng phải cũng nên tự ti sao; Tổ sư muốn nhập định thì liền có thể nhập định, muốn quán Phật thì liền có thể quán Phật, chúng ta há chẳng phải cũng nên tự ti sao?
Có niệm Phật, có ăn cơm, sống như vậy đã là một trăm điểm rồi. Với tâm thế an tâm thỏa mãn để giao tiếp với người khác, thì ai cũng mến bạn cả. Chớ đem những khuyết điểm của mình để so sánh với những ưu điểm của người khác, không có ích gì cả, những điều hư ảo này có ích gì đây? Chớ nên mù quáng tự ti với chính khuyết điểm của mình.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Người dịch: Nhuận Mãn Qua
Người Đọc: Kỳ Nam
------------------
Hỏi: Tâm lý tự ti ảnh hưởng tới tâm trạng, ảnh hưởng công việc và các mối quan hệ, biết được khuyết điểm của điều này, nhưng lại không thể nào loại bỏ được tình trạng này. Con phải làm thế nào? Trong Phật pháp có cách nào để giải quyết không?
Đáp: Có. Bằng cách nào đây? Chính là niệm Nam-mô A-di-đà Phật.
Tâm lý tự ti của chúng ta rất nghiêm trọng. Tại sao vậy? Ngài Tu-bồ-đề cũng đã khai ngộ, đồng tử Thiện tài có thể tham vấn năm mươi ba lần, chư đại A-la-hán đều tu hạnh giải thoát, chư đại Bồ-tát đều đã chứng vô sanh pháp nhẫn, huống hồ là chư Phật mười phương đã thành Phật từ lâu, nhưng chúng ta thì vẫn đang lưu lạc ở thế giới Ta-bà này.
Hãy thử nghĩ xem, sự tự ti của chúng ta quá sâu dày, chúng ta thật sự không phải là một người tu hành, chúng ta thật sự là một chiếc máy phá! Nhưng hôm nay chúng ta đã niệm Phật, gọi là “tin sâu hai loại cơ pháp”, chúng ta biết niệm Phật chắc chắn vãng sanh, trong tâm còn có hình bóng của sự tự ti chăng? Chúng ta chính là chúng sanh hạ hạ phẩm, nhưng cũng có thể vãng sanh Tịnh Độ thành Phật.
Câu danh hiệu này đã chế ngự được triệt để gốc rễ của tâm tự ti vốn ăn sâu vào trong nội tâm của chúng ta, từ đây mà đánh thức sinh mệnh của chúng ta, chúng ta sẽ vui vẻ, thỏa mãn và tự tại. Từ đó, dần dần đi vào trong đời sống thế tục. Cho dù trí tuệ của chúng ta không bằng người khác, tướng mạo của chúng ta không bằng người khác, năng lực làm việc không bằng người khác, nhưng nghĩ tới việc có thể niệm Phật để thành Phật, thì cũng cảm thấy trong tâm rất thỏa mãn rất hài lòng. “Trí lực, hoàn cảnh, công việc của chúng ta như vậy, nhân duyên trong cuộc sống đều là thành tựu cho việc hôm nay chúng ta có thể niệm Phật vãng sanh, thật sự biết ơn ngàn vạn lần”. Trước đây cảm thấy không tốt, bây giờ thì cảm thấy cũng khá ổn. Vì vậy, tất cả những điều này đều phải thông qua việc niệm Phật.
Nếu như muốn cầu tìm lí do trong sự tự ti đó, thì ai cũng có rất nhiều lí do: Đại sư Thiện Đạo niệm một câu Phật phóng một luồng sáng, thì chúng ta còn không tự ti sao; Tổ sư viết trong Quán kinh sớ rằng, vào buổi tối mỗi ngày đều có thánh tăng đến chỉ dạy, vậy chúng ta chẳng phải cũng nên tự ti sao; Tổ sư muốn nhập định thì liền có thể nhập định, muốn quán Phật thì liền có thể quán Phật, chúng ta há chẳng phải cũng nên tự ti sao?
Có niệm Phật, có ăn cơm, sống như vậy đã là một trăm điểm rồi. Với tâm thế an tâm thỏa mãn để giao tiếp với người khác, thì ai cũng mến bạn cả. Chớ đem những khuyết điểm của mình để so sánh với những ưu điểm của người khác, không có ích gì cả, những điều hư ảo này có ích gì đây? Chớ nên mù quáng tự ti với chính khuyết điểm của mình.
Nam-mô A-di-đà Phật.
- Category
- Dharma