Không có tâm cung kính tuy có nghe giảng, tuy có đọc kinh, cũng rất khó đạt được lợi ích.

11 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 227
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư .

Bất định tụ, có duyên thì chứng ngộ, vô duyên thì họ không chứng ngộ được. Đây là người bất định tụ. Bất định tụ chiếm đại đa số. Họ gặp được thiện duyên họ sẽ là người thiện, họ gặp phải ác duyên họ sẽ trở thành người ác, nên nói rằng gần mực thì đen gần đèn thì rạng. Nếu như xã hội này giáo hóa nếp sống cho tốt, có giáo dục thánh hiền, những bất định tụ này đều trở thành người tốt. Nếu như giáo hóa không đáng, thì xã hội này đều biến thành người xấu. Giáo dục xã hội hiện tại ai đang làm vậy? Truyền thông đang làm. Cho nên quí vị phải hiểu được xã hội này, quí vị xem truyền hình đang diễn là những gì? Mạng internet truyền bá những gì, báo chí tạp chí đang đăng tải những gì, quí vị sẽ hiểu được tất cả.
Đài Loan trước đây đề xướng phục hưng văn hóa truyền thống, có người hỏi thầy Phương phải bắt đầu từ đâu? Thầy Phương nói với những người này: Đầu tiên phải đem truyền hình và những truyền bá của vô tuyến điện, tất cả đều dừng lại hết, báo chí phải đóng cửa, tạp chí phải ngăn cấm. Người ta nói như vậy không được, điều này không làm được. Thầy Phương cười cười nói: những thứ này ngày ngày đang phá hoại văn hóa truyền thống, chỉ cần những thứ này còn, văn hóa truyền thống không thể nào phục hưng được. Thầy nói thật là hay!
Chúng ta học văn hóa truyền thống còn có thể đạt được một chút lợi ích, nguyên nhân là gì? Họ có quyền cởi mở, chúng ta có quyền không tiếp thu. Truyền hình quí vị ngày ngày đều mở, tôi không xem. Tôi mấy mươi năm rồi không xem ti vi, không nghe đài phát thanh, cũng mấy mươi năm rồi không xem báo chí, không xem tạp chí. Tôi có quyền không xem. Quí vị ngày ngày xem những thứ này, quí vị có thể không bị ảnh hưởng được sao? Cổ nhân nói rất hay: “biết nhiều chuyện thì phiền não nhiều”. Quí vị ngày ngày xem những thứ này, quí vị làm sao mà không sanh phiền não được? Quí vị làm sao mà có thể đắc được chánh định tụ? Tất cả đều cự tuyệt không xem nữa, tôi ngày ngày xem kinh Phật, ngoài kinh Phật ra không xem gì khác, như vậy tâm mới có thể định lại được, không bị truyền nhiễm. Nếu như ngày ngày xem những thứ đó, tiếp xúc những thứ đó, thì quí vị bị loạn lâu rồi, chẳng những không thể vãng sanh, ngay cả kinh điển giáo nghĩa cũng không hiểu, xem cũng xem không hiểu. Vì sao vậy? Nhân tâm loạn rồi, tâm cung kính không còn nữa, không có tâm cung kính tuy có nghe giảng, tuy có đọc kinh, cũng rất khó đạt được lợi ích. Tâm họ để đâu đâu, họ không thể hấp thu. Cho dù có niệm Phật, một tràng hạt 108 tiếng danh hiệu Phật, họ cũng niệm không nổi. Họ niệm mấy tiếng liền quên mất, lại nghĩ những thứ khác, một tràng hạt cũng niệm không xong, thì một ngày làm sao mà niệm được mấy vạn tiếng?
Lão cư sĩ Hoàng NiệmTổ lúc vãng sanh, nửa năm đó, ông nói với tôi, ông mỗi ngày niệm 140.000 tiếng danh hiệu Phật. Đó là gì? Chánh định tụ. Niệm Phật đạt đỉnh điểm rồi, những tạp niệm đều niệm đi hết.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không