005 - Nghe giảng Kinh cũng là tu định, không khác với Thiền tông, Niệm Phật cũng có thể khai ngộ
“Người mới học không thể không nghe giảng kinh – Nghe giảng kinh đó là tu định. Niệm Phật, nghe kinh đều là chân tu. Niệm Phật có thể nhập định, nghe kinh cũng có thể nhập định. Nghe kinh sẽ khai ngộ, niệm Phật cũng sẽ khai ngộ” “nghe kinh là việc quan trọng bậc nhất, chúng ta không nghe kinh sẽ suy nghĩ này nọ, tập khí phiền não. Chuyên tâm nghe kinh hai tiếng đồng hồ, hai tiếng này không vọng tưởng, đây gọi là tu hành”
“Tư duy thuần thục”, nghe xong suy nghĩ, phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phải thấu triệt ý của kinh, nếu không hiểu làm sao thực hành được? Những phương pháp này đều là nói với hàng sơ học, hàng sơ học không thể không nghe kinh. Nếu nghe kinh không quan trọng, vậy tại sao Đức Phật lại giảng kinh suốt 49 năm! Nghe kinh không quan trọng, sao ở thế giới Cực Lạc Phật A Di Đà ngày ngày giảng kinh không gián đoạn.
Nhìn từ những phương diện này, chúng ta mới biết nghe kinh là việc quan trọng bậc nhất, chúng ta không nghe kinh sẽ suy nghĩ này nọ, tập khí phiền não. Chuyên tâm nghe kinh hai tiếng đồng hồ, hai tiếng này không vọng tưởng, đây gọi là tu hành. Trong hai tiếng này đoạn được tập khí phiền não, tập trung tinh thần lãnh hội ý nghĩa trong kinh điển. Người biết nghe là rất hay. Người biết nghe không có phân biệt, không có chấp trước, không khởi tâm, không động niệm, đó gọi là biết nghe thật sự. Nghe kinh như vậy nhập niệm Phật tam muội, nhập niệm Phật tam muội lâu, tự nhiên sẽ khai ngộ, gọi là hoát nhiên đại ngộ. Như vậy nghe kinh có gì khác với tu thiền của Thiền tông đâu. Thiền là tu khai ngộ, nghe kinh cũng tu khai ngộ, vì sao vậy? Quý vị nghe kinh văn này, từng câu từng chữ đều là tự tánh, đều là chân tâm, chân tâm hiển lộ ra ngôn ngữ văn tự, nó khác với pháp thế gian. Nghe nhiều, khi nghe không nên nghĩ về nó, chỉ nghe chân thành, đọc chân thành, tự nhiên sẽ thông.
Cổ nhân nói: “Đọc sách ngàn lần, sẽ hiểu được nghĩa của nó”, chúng ta nghe kinh, nghe kinh này ngàn lần, tự nhiên hiểu được ý nghĩa, tự nhiên hiểu được là gì? Triệt ngộ, đại triệt đại ngộ. Cần suy nghĩ về nó chăng? Không cần thiết. Cho nên pháp thế gian cần phải nghiên cứu, đem nó ra nghiên cứu, nghiên cứu là gì? Dùng thức thứ sáu. Phật pháp không dùng thức thứ sáu, không dùng thức thứ bảy. Phật pháp không gọi là nghiên cứu, mà gọi là tham cứu. Phương pháp không giống nhau.
Thế nào gọi là tham cứu? Không dùng tâm ý thức gọi là tham cứu, dùng tâm ý thức là nghiên cứu, người trong lục đạo làm điều đó. Tu học pháp xuất thế gian họ không nghiên cứu, họ ở đây nghe kinh hai tiếng đồng hồ, thì nhập định hai tiếng, nhập định nhưng nghe một cách rõ ràng minh bạch. Định cũng gọi là chỉ quán, dừng lại tất cả các vọng niệm. Quán là gì? Giảng kinh, rõ ràng từng câu, không nghe sai, không sót câu nào, đọc kinh cũng như vậy. Phương pháp này, trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, Bồ Tát Mã Minh nói rất rõ ràng.
Niệm Phật, nghe kinh đều là chân tu. Niệm Phật có thể nhập định, nghe kinh cũng có thể nhập định. Nghe kinh sẽ khai ngộ, niệm Phật cũng sẽ khai ngộ. Cấm kỵ nhất là có tạp niệm xen vào, làm phá hoại công phu của chúng ta. Không cho phép tạp niệm xen vào trong đó, cho nên phải từ nghe mà tư duy.
Trích từ tập 536 – Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa do Hòa thượng Tịnh Không giảng. Chuyển ngữ: Hạnh Chơn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
#ThichThienTrang
#QueNhaCucLacTV
#HTTịnhKhông
“Tư duy thuần thục”, nghe xong suy nghĩ, phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phải thấu triệt ý của kinh, nếu không hiểu làm sao thực hành được? Những phương pháp này đều là nói với hàng sơ học, hàng sơ học không thể không nghe kinh. Nếu nghe kinh không quan trọng, vậy tại sao Đức Phật lại giảng kinh suốt 49 năm! Nghe kinh không quan trọng, sao ở thế giới Cực Lạc Phật A Di Đà ngày ngày giảng kinh không gián đoạn.
Nhìn từ những phương diện này, chúng ta mới biết nghe kinh là việc quan trọng bậc nhất, chúng ta không nghe kinh sẽ suy nghĩ này nọ, tập khí phiền não. Chuyên tâm nghe kinh hai tiếng đồng hồ, hai tiếng này không vọng tưởng, đây gọi là tu hành. Trong hai tiếng này đoạn được tập khí phiền não, tập trung tinh thần lãnh hội ý nghĩa trong kinh điển. Người biết nghe là rất hay. Người biết nghe không có phân biệt, không có chấp trước, không khởi tâm, không động niệm, đó gọi là biết nghe thật sự. Nghe kinh như vậy nhập niệm Phật tam muội, nhập niệm Phật tam muội lâu, tự nhiên sẽ khai ngộ, gọi là hoát nhiên đại ngộ. Như vậy nghe kinh có gì khác với tu thiền của Thiền tông đâu. Thiền là tu khai ngộ, nghe kinh cũng tu khai ngộ, vì sao vậy? Quý vị nghe kinh văn này, từng câu từng chữ đều là tự tánh, đều là chân tâm, chân tâm hiển lộ ra ngôn ngữ văn tự, nó khác với pháp thế gian. Nghe nhiều, khi nghe không nên nghĩ về nó, chỉ nghe chân thành, đọc chân thành, tự nhiên sẽ thông.
Cổ nhân nói: “Đọc sách ngàn lần, sẽ hiểu được nghĩa của nó”, chúng ta nghe kinh, nghe kinh này ngàn lần, tự nhiên hiểu được ý nghĩa, tự nhiên hiểu được là gì? Triệt ngộ, đại triệt đại ngộ. Cần suy nghĩ về nó chăng? Không cần thiết. Cho nên pháp thế gian cần phải nghiên cứu, đem nó ra nghiên cứu, nghiên cứu là gì? Dùng thức thứ sáu. Phật pháp không dùng thức thứ sáu, không dùng thức thứ bảy. Phật pháp không gọi là nghiên cứu, mà gọi là tham cứu. Phương pháp không giống nhau.
Thế nào gọi là tham cứu? Không dùng tâm ý thức gọi là tham cứu, dùng tâm ý thức là nghiên cứu, người trong lục đạo làm điều đó. Tu học pháp xuất thế gian họ không nghiên cứu, họ ở đây nghe kinh hai tiếng đồng hồ, thì nhập định hai tiếng, nhập định nhưng nghe một cách rõ ràng minh bạch. Định cũng gọi là chỉ quán, dừng lại tất cả các vọng niệm. Quán là gì? Giảng kinh, rõ ràng từng câu, không nghe sai, không sót câu nào, đọc kinh cũng như vậy. Phương pháp này, trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, Bồ Tát Mã Minh nói rất rõ ràng.
Niệm Phật, nghe kinh đều là chân tu. Niệm Phật có thể nhập định, nghe kinh cũng có thể nhập định. Nghe kinh sẽ khai ngộ, niệm Phật cũng sẽ khai ngộ. Cấm kỵ nhất là có tạp niệm xen vào, làm phá hoại công phu của chúng ta. Không cho phép tạp niệm xen vào trong đó, cho nên phải từ nghe mà tư duy.
Trích từ tập 536 – Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa do Hòa thượng Tịnh Không giảng. Chuyển ngữ: Hạnh Chơn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
#ThichThienTrang
#QueNhaCucLacTV
#HTTịnhKhông
- Category
- Video Pháp thoại
- Tags
- HT Tịnh Không