DUYÊN LÀ CÂU TRẢ LỜI CHO TẤT CẢ
Nguyên Tác: Pháp sư Tịnh Tông
Người Dịch: Thích Nữ Hòa Hiệp
Người Đọc: Diệu Hương
------------------
Chữ “Duyên” này vô cùng vi diệu. Khái niệm của Phật pháp thường có một chữ thì đã bao hàm mọi thứ; trong đó, “duyên” chính là chữ nhãn quan trọng.
Bất luận bạn nói gì, chữ này chính là câu trả lời cho tất cả: Vì sao không đến được với anh ấy? Vì không có duyên; vì sao hai người lại tốt đẹp như vậy? Vì có duyên; việc này làm sao thành tựu? Vì duyên đủ đầy; vì sao làm không thành? Vì thiếu duyên.
Cho nên bất luận ra sao thì chữ “duyên” này có tính cô đọng cực lớn, nó bao hàm mọi thứ.
Chữ mà Phật pháp giảng nói, thường đều là một chữ. “Phật dùng một âm diễn nói pháp, tùy loại chúng sanh đều hiểu rõ”. Phật là bậc Viên mãn âm, một âm thanh sau khi Ngài nói ra, bất luận là người Trung Quốc, người nước ngoài, chúng sanh trong loài người, cõi trời, đường súc sanh, là chim, là trùng đều nghe hiểu, đều có sự lý giải của mình.
Chúng ta nói chữ duyên chính là như vầy: Chữ “duyên” này vừa nói ra, cho dù ai nghe đều không thể phủ định nó. Làm sao bạn có thể giải thích anh ta vì sao như vậy? Do duyên.
Phật pháp hay như thế, vì sao anh ta lại không tin Phật pháp, lại tin thứ khác chứ? Duyên mà—anh ta không có duyên phận, duyên vẫn chưa kết nối. Cho nên, chữ “duyên” này có thể giải thích mọi thứ.
Còn có chữ “không” cũng có hàm lượng vô cùng lớn: Tất cả nhập vào tánh Không, nó nắm giữ bản chất của tất cả mọi sự mọi vật, không có nhiều lời, một chữ thì nói xong, đây cũng là trí tuệ của Phật pháp.
Ngày hôm nay chúng ta gặp nhau ở nơi đây, mọi người có duyên với nhau không ạ? Duyên này lớn lắm đấy! Không chỉ có duyên mà là duyên rất lớn, còn rất sâu nữa; bằng không thì chúng ta sẽ mắt lớn mắt nhỏ nhìn nhau, bạn nhìn tôi, tôi nhìn bạn phải không? Chúng ta có duyên nên “có duyên nghìn dặm cũng gặp nhau”, câu tục ngữ này nói quá hay. “Vô duyên đối diện chẳng biết nhau”, không có duyên, tôi nhắm mắt lại, người đối diện cũng không muốn thấy.
Cho nên, con người dựa vào cái gì mà gặp nhau? Là dựa vào duyên, không dựa vào khoảng cách. Hiện tại, nhà ở trong thành phố đều là tòa cao ốc. Tôi nghe nói, có người ở trong tòa cao óc này đã ở được 10 năm rồi, nhưng người ở căn hộ đối diện tên họ là gì cũng không biết; làm việc gì cũng không hiểu; hai vợ chồng họ có con không cũng không rõ.
Ở đây tôi muốn nhắc nhở mọi người, chúng ta đến thế giới Tây phương Cực Lạc có xa không? Mười vạn ức cõi Phật. Xa không ạ? Có duyên thì không xa.
Có duyên chân trời cũng chẳng xa, không duyên nhìn nhau mà diệu vợi.
Cho nên “duyên” này vô cùng quan trọng.
Nam-mô A-di-đà Phật!
Người Dịch: Thích Nữ Hòa Hiệp
Người Đọc: Diệu Hương
------------------
Chữ “Duyên” này vô cùng vi diệu. Khái niệm của Phật pháp thường có một chữ thì đã bao hàm mọi thứ; trong đó, “duyên” chính là chữ nhãn quan trọng.
Bất luận bạn nói gì, chữ này chính là câu trả lời cho tất cả: Vì sao không đến được với anh ấy? Vì không có duyên; vì sao hai người lại tốt đẹp như vậy? Vì có duyên; việc này làm sao thành tựu? Vì duyên đủ đầy; vì sao làm không thành? Vì thiếu duyên.
Cho nên bất luận ra sao thì chữ “duyên” này có tính cô đọng cực lớn, nó bao hàm mọi thứ.
Chữ mà Phật pháp giảng nói, thường đều là một chữ. “Phật dùng một âm diễn nói pháp, tùy loại chúng sanh đều hiểu rõ”. Phật là bậc Viên mãn âm, một âm thanh sau khi Ngài nói ra, bất luận là người Trung Quốc, người nước ngoài, chúng sanh trong loài người, cõi trời, đường súc sanh, là chim, là trùng đều nghe hiểu, đều có sự lý giải của mình.
Chúng ta nói chữ duyên chính là như vầy: Chữ “duyên” này vừa nói ra, cho dù ai nghe đều không thể phủ định nó. Làm sao bạn có thể giải thích anh ta vì sao như vậy? Do duyên.
Phật pháp hay như thế, vì sao anh ta lại không tin Phật pháp, lại tin thứ khác chứ? Duyên mà—anh ta không có duyên phận, duyên vẫn chưa kết nối. Cho nên, chữ “duyên” này có thể giải thích mọi thứ.
Còn có chữ “không” cũng có hàm lượng vô cùng lớn: Tất cả nhập vào tánh Không, nó nắm giữ bản chất của tất cả mọi sự mọi vật, không có nhiều lời, một chữ thì nói xong, đây cũng là trí tuệ của Phật pháp.
Ngày hôm nay chúng ta gặp nhau ở nơi đây, mọi người có duyên với nhau không ạ? Duyên này lớn lắm đấy! Không chỉ có duyên mà là duyên rất lớn, còn rất sâu nữa; bằng không thì chúng ta sẽ mắt lớn mắt nhỏ nhìn nhau, bạn nhìn tôi, tôi nhìn bạn phải không? Chúng ta có duyên nên “có duyên nghìn dặm cũng gặp nhau”, câu tục ngữ này nói quá hay. “Vô duyên đối diện chẳng biết nhau”, không có duyên, tôi nhắm mắt lại, người đối diện cũng không muốn thấy.
Cho nên, con người dựa vào cái gì mà gặp nhau? Là dựa vào duyên, không dựa vào khoảng cách. Hiện tại, nhà ở trong thành phố đều là tòa cao ốc. Tôi nghe nói, có người ở trong tòa cao óc này đã ở được 10 năm rồi, nhưng người ở căn hộ đối diện tên họ là gì cũng không biết; làm việc gì cũng không hiểu; hai vợ chồng họ có con không cũng không rõ.
Ở đây tôi muốn nhắc nhở mọi người, chúng ta đến thế giới Tây phương Cực Lạc có xa không? Mười vạn ức cõi Phật. Xa không ạ? Có duyên thì không xa.
Có duyên chân trời cũng chẳng xa, không duyên nhìn nhau mà diệu vợi.
Cho nên “duyên” này vô cùng quan trọng.
Nam-mô A-di-đà Phật!
- Category
- Dharma