Cơm và thức ăn khó nuốt,trong lòng bực bội, sanh khởi tâm oán hận. Một niệm sai lầm mà đọa súc sanh.

11 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, tập 1552- 1553

Phải biết thời thời khắc khắc cảnh giác, nhắc nhở chính mình lìa hết thảy ác, tu hết thảy thiện. Người thật sự tu hành sẽ là niệm nào cũng đều chẳng quên sự cảnh giác ấy!
Người xuất gia ăn cơm thì cũng phải phát nguyện. Trước khi ăn, sẽ cúng dường, cúng dường Phật, cúng dường Pháp, cúng dường Tăng, cúng dường hết thảy chúng sanh. Quý vị thấy đó, luôn có nguyện. Bưng bát cơm lên, trước kia, người xuất gia dùng bát. Miếng cơm thứ nhất cũng có lời nguyện lìa hết thảy ác. Miếng cơm thứ hai nguyện tu hết thảy thiện. Miếng cơm thứ ba, nguyện độ hết thảy chúng sanh. Quý vị thấy trước khi ăn bèn có lời nguyện cúng dường. Trong khi ăn cơm, cũng chẳng quên đoạn ác, tu thiện, độ chúng sanh. Niệm nào cũng đều chẳng quên, thời thời khắc khắc nhắc nhở chính mình; do vậy, họ có thể giữ cho chính mình luôn tinh tấn chánh đáng, chẳng dễ dàng thoái chuyển. Chẳng nghĩ cơm và thức ăn ngon hay dở, chẳng có ý niệm ấy. Hễ có ý niệm ấy, sẽ dấy lên vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, sẽ dễ dàng thoái chuyển. Vì sao? Dễ nẩy sanh tham, sân, si. Hễ hợp khẩu vị, sẽ tham cầu hưởng thụ, dấy lòng tham ái. Cơm và thức ăn khó nuốt, trong lòng bực bội, sanh khởi tâm oán hận!
Category
Hòa Thượng Tịnh Không