Chúng ta là một mặt Niệm Phật, nhưng một mặt lại tiêu mất. Vì tạo Khẩu Nghiệp nhiều nhất....
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ. Tập 6
Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 299
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Đoạn này nói rõ về thiện hộ ý nghiệp và thiện hộ khẩu nghiệp. Đoạn tiếp theo là “thiện hộ thân nghiệp, không mất luật nghi”. Trong tam nghiệp, ý nghiệp là chủ, thân khẩu là tạo tác, khẩu dễ tạo tác nhất. Khi Đức Thế Tôn giảng Kinh Vô Lượng Thọ, để khẩu ở trước, đặc biệt nhắc nhở chúng ta, khi tạo nghiệp, khẩu nghiệp tạo nhiều nhất, khẩu nghiệp tạo nặng nhất. Không cẩn thận, mọi người đều biết, trong địa ngục có địa ngục bạt thiệt, địa ngục bạt thiệt là chuyên đối trị khẩu nghiệp. Bởi thế thứ tự sắp xếp có dụng ý rất sâu.
Thế nên kinh Vô Lượng Thọ giảng được càng rõ ràng. Bởi vì kinh văn dài, trong phẩm thứ tám nói: “Khéo giữ ba nghiệp”, chúng ta xem thấy thí dụ này không giống với kinh Đại Thừa thông thường. Trong kinh giáo Đại Thừa, Phật nói ba nghiệp đều là nói “Thân-Khẩu-Ý”, nhưng ở Bổn kinh này Phật lại nói là khẩu, thân, ý. Đem khẩu nghiệp để thứ nhất, đây là có ý nghĩa đặc biệt. Vì sao? Vì khẩu nghiệp rất dễ dàng phạm. Cho nên khẩu nghiệp có tới bốn điều, còn thân nghiệp chỉ có ba điều, ý nghiệp cũng là ba điều, nhưng khẩu là bốn điều. Chính vì khẩu nghiệp rất dễ dàng phạm nên người học Phật, người niệm Phật, công đức đã niệm đều từ trong miệng lưu xuất ra, nhưng nếu vẫn không thể bao dung, không thể dung nhẫn, ưa thích phê bình, thì niệm Phật cả đời vẫn không thể vãng sanh.
Lão Hòa thượng Hải Hiền, cả đời Ngài 92 năm niệm Phật. Ngài là tích lũy mà không hề bị tiêu mất, cái công đức này thật lớn biết bao? Chúng ta là một mặt niệm Phật, nhưng một mặt lại tiêu mất, vì tạo khẩu nghiệp. Cho nên Phật đem khẩu nghiệp xếp hàng thứ nhất, để đặc biệt răn dạy người niệm Phật, bởi vì đây là thông đạo mau chóng đặc biệt, thông đạo mau chóng thành Phật. Trong mười nghiệp thiện, thứ này quan trọng hơn bất cứ thứ gì.
“Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”, cũng chính là không vọng ngữ, không nói hai chiều, không nói thêu dệt, không nói ác khẩu, phải giữ lấy. Tại sao có thể tạo nghiệp ? Đương nhiên ý nghiệp là chủ, bạn khởi tâm động niệm bất thiện, ý nghiệp là tham-sân-si, tự tư, tự lợi. “Tham, sân, si, mạn, nghi”, năm độc đầy đủ, khởi tâm động niệm rất dễ dàng, rất tự nhiên đều là nghĩ đến tổn người lợi mình, vậy thì hỏng rồi, vậy thì tạo nghiệp ba đường ác. Chính mình không hề biết, nên hữu ý hay vô ý ngày ngày đang tạo, không tích lũy được công đức, thời gian niệm Phật ít, thời gian tạo nghiệp dài, sức niệm Phật mỏng yếu, sức mạnh tạo ác hùng hậu, vậy thử hỏi bạn làm sao có thể rời khỏi ba đường ác? Nói ra lời nói hơi khó nghe, bạn làm sao có thể rời khỏi Địa ngục ? Toàn là tạo nghiệp Địa ngục. Kinh nghe có hiểu hay không ? Không hề hiểu, vì sao ? Biến số nghe chưa đủ. Tại vì sao không đủ ? Là vì dùng tâm tán loạn để nghe, dùng tâm tán loạn để niệm Phật, cho nên nghe kinh, niệm Phật không có được hiệu quả.
Hiện tại chúng ta đổi một phương pháp, đem cái đĩa của lão Hòa thượng Hải Hiền, xem thành là kinh Vô Lượng Thọ, là tổng kết của kinh Vô Lượng Thọ.
gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, tất cả đều do gặp duyên khác nhau. Nếu ở gần Phật Bồ Tát ta sẽ trở thành Phật Bồ Tát, ở gần thánh hiền ta sẽ thành thánh hiền, ở gần người thiện mình cũng trở thành người thiện, ở thành người ác nhất định biến thành người ác, đạo lý là như vậy. Chính vì chân tướng sự thật này, giáo dục rất quan trọng !
Chúng ta là người học Phật, ngày ngày gần gũi Phật. Phật ở đâu ? Phật ở trong kinh điển.
Chúng ta học Phật bắt đầu học từ đâu? Bắt đầu từ thiện hộ tam nghiệp.
Niệm Lão giới thiệu cho chúng ta, đặt “thiện hộ ý nghiệp” lên hàng đầu, vì sao vậy? Ở đây nói rất rõ ràng: “Lấy ý nghiệp thanh tịnh vô nhiễm, ý nghiệp thanh tịnh, thân khẩu theo đó cũng được thanh tịnh. Đối với khẩu nghiệp là không tìm lỗi người”. Đưa câu này lên đầu tiên, vậy chúng ta biết, tu hành bắt đầu từ đâu? Bắt đầu tu từ thiện hộ khẩu nghiệp. Không tìm lỗi người, quan trọng nhất. Như Pháp Bảo Đàn Kinh đại sư Huệ Năng nói: “Người tu đạo chân chánh, không thấy lỗi thế gian”. Thật sự có thể không thấy lỗi của thế gian, như vậy sẽ không tạo khẩu nghiệp, không còn nói lỗi của người. Trong bộ kinh này Đức Thế Tôn cũng khuyên chúng ta, thấy người khác có lỗi phải như thế nào? Phật nói: “Tiên nhân bất thiện, không biết đạo đức, không có người dạy, không thể trách họ”, không thể trách họ.
Phiền phức lớn nhất, khó khăn lớn nhất, chính là chỉ thấy lỗi người, không thấy lỗi mình, đây là nguyên nhân chủ yếu trong đời này chúng ta tu hành không thể thành tựu. Người tu hành phải đổi ngược cách nhìn này, thấy người khác đang làm điều sai lầm, chúng ta nghĩ như thế nào? Đó là Bồ Tát làm cho chúng ta thấy, mình có lỗi này hay không? Có thì sửa đổi, không có cần cố gắng hơn.
Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 299
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Đoạn này nói rõ về thiện hộ ý nghiệp và thiện hộ khẩu nghiệp. Đoạn tiếp theo là “thiện hộ thân nghiệp, không mất luật nghi”. Trong tam nghiệp, ý nghiệp là chủ, thân khẩu là tạo tác, khẩu dễ tạo tác nhất. Khi Đức Thế Tôn giảng Kinh Vô Lượng Thọ, để khẩu ở trước, đặc biệt nhắc nhở chúng ta, khi tạo nghiệp, khẩu nghiệp tạo nhiều nhất, khẩu nghiệp tạo nặng nhất. Không cẩn thận, mọi người đều biết, trong địa ngục có địa ngục bạt thiệt, địa ngục bạt thiệt là chuyên đối trị khẩu nghiệp. Bởi thế thứ tự sắp xếp có dụng ý rất sâu.
Thế nên kinh Vô Lượng Thọ giảng được càng rõ ràng. Bởi vì kinh văn dài, trong phẩm thứ tám nói: “Khéo giữ ba nghiệp”, chúng ta xem thấy thí dụ này không giống với kinh Đại Thừa thông thường. Trong kinh giáo Đại Thừa, Phật nói ba nghiệp đều là nói “Thân-Khẩu-Ý”, nhưng ở Bổn kinh này Phật lại nói là khẩu, thân, ý. Đem khẩu nghiệp để thứ nhất, đây là có ý nghĩa đặc biệt. Vì sao? Vì khẩu nghiệp rất dễ dàng phạm. Cho nên khẩu nghiệp có tới bốn điều, còn thân nghiệp chỉ có ba điều, ý nghiệp cũng là ba điều, nhưng khẩu là bốn điều. Chính vì khẩu nghiệp rất dễ dàng phạm nên người học Phật, người niệm Phật, công đức đã niệm đều từ trong miệng lưu xuất ra, nhưng nếu vẫn không thể bao dung, không thể dung nhẫn, ưa thích phê bình, thì niệm Phật cả đời vẫn không thể vãng sanh.
Lão Hòa thượng Hải Hiền, cả đời Ngài 92 năm niệm Phật. Ngài là tích lũy mà không hề bị tiêu mất, cái công đức này thật lớn biết bao? Chúng ta là một mặt niệm Phật, nhưng một mặt lại tiêu mất, vì tạo khẩu nghiệp. Cho nên Phật đem khẩu nghiệp xếp hàng thứ nhất, để đặc biệt răn dạy người niệm Phật, bởi vì đây là thông đạo mau chóng đặc biệt, thông đạo mau chóng thành Phật. Trong mười nghiệp thiện, thứ này quan trọng hơn bất cứ thứ gì.
“Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”, cũng chính là không vọng ngữ, không nói hai chiều, không nói thêu dệt, không nói ác khẩu, phải giữ lấy. Tại sao có thể tạo nghiệp ? Đương nhiên ý nghiệp là chủ, bạn khởi tâm động niệm bất thiện, ý nghiệp là tham-sân-si, tự tư, tự lợi. “Tham, sân, si, mạn, nghi”, năm độc đầy đủ, khởi tâm động niệm rất dễ dàng, rất tự nhiên đều là nghĩ đến tổn người lợi mình, vậy thì hỏng rồi, vậy thì tạo nghiệp ba đường ác. Chính mình không hề biết, nên hữu ý hay vô ý ngày ngày đang tạo, không tích lũy được công đức, thời gian niệm Phật ít, thời gian tạo nghiệp dài, sức niệm Phật mỏng yếu, sức mạnh tạo ác hùng hậu, vậy thử hỏi bạn làm sao có thể rời khỏi ba đường ác? Nói ra lời nói hơi khó nghe, bạn làm sao có thể rời khỏi Địa ngục ? Toàn là tạo nghiệp Địa ngục. Kinh nghe có hiểu hay không ? Không hề hiểu, vì sao ? Biến số nghe chưa đủ. Tại vì sao không đủ ? Là vì dùng tâm tán loạn để nghe, dùng tâm tán loạn để niệm Phật, cho nên nghe kinh, niệm Phật không có được hiệu quả.
Hiện tại chúng ta đổi một phương pháp, đem cái đĩa của lão Hòa thượng Hải Hiền, xem thành là kinh Vô Lượng Thọ, là tổng kết của kinh Vô Lượng Thọ.
gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, tất cả đều do gặp duyên khác nhau. Nếu ở gần Phật Bồ Tát ta sẽ trở thành Phật Bồ Tát, ở gần thánh hiền ta sẽ thành thánh hiền, ở gần người thiện mình cũng trở thành người thiện, ở thành người ác nhất định biến thành người ác, đạo lý là như vậy. Chính vì chân tướng sự thật này, giáo dục rất quan trọng !
Chúng ta là người học Phật, ngày ngày gần gũi Phật. Phật ở đâu ? Phật ở trong kinh điển.
Chúng ta học Phật bắt đầu học từ đâu? Bắt đầu từ thiện hộ tam nghiệp.
Niệm Lão giới thiệu cho chúng ta, đặt “thiện hộ ý nghiệp” lên hàng đầu, vì sao vậy? Ở đây nói rất rõ ràng: “Lấy ý nghiệp thanh tịnh vô nhiễm, ý nghiệp thanh tịnh, thân khẩu theo đó cũng được thanh tịnh. Đối với khẩu nghiệp là không tìm lỗi người”. Đưa câu này lên đầu tiên, vậy chúng ta biết, tu hành bắt đầu từ đâu? Bắt đầu tu từ thiện hộ khẩu nghiệp. Không tìm lỗi người, quan trọng nhất. Như Pháp Bảo Đàn Kinh đại sư Huệ Năng nói: “Người tu đạo chân chánh, không thấy lỗi thế gian”. Thật sự có thể không thấy lỗi của thế gian, như vậy sẽ không tạo khẩu nghiệp, không còn nói lỗi của người. Trong bộ kinh này Đức Thế Tôn cũng khuyên chúng ta, thấy người khác có lỗi phải như thế nào? Phật nói: “Tiên nhân bất thiện, không biết đạo đức, không có người dạy, không thể trách họ”, không thể trách họ.
Phiền phức lớn nhất, khó khăn lớn nhất, chính là chỉ thấy lỗi người, không thấy lỗi mình, đây là nguyên nhân chủ yếu trong đời này chúng ta tu hành không thể thành tựu. Người tu hành phải đổi ngược cách nhìn này, thấy người khác đang làm điều sai lầm, chúng ta nghĩ như thế nào? Đó là Bồ Tát làm cho chúng ta thấy, mình có lỗi này hay không? Có thì sửa đổi, không có cần cố gắng hơn.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không