VIỆC GÌ CŨNG KHÔNG THỂ CHỈ XEM BỀ MẶT

1 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Chủ giảng: Pháp sư Tịnh Hàng
Người dịch: Thích nữ Hòa Ý
Người đọc: Minh Thiện
-----------------
Đối với việc cứu độ mà nói thì “cho đến” hoặc là “dưới đến” đều thể hiện sự không gì so sánh được của Phật A-di-đà, sự cứu độ sâu rộng vô lượng. Như Đại sư Thiện Đạo nói: “Trên suốt một đời, dưới đến một ngày, một giờ, một niệm, v.v.., hoặc từ một niệm, mười niệm, đến một giờ, một ngày, một đời”.
Ý nghĩa là: Từ khi phát tâm trở về sau, thề hết đời này, không có thoái chuyển, chỉ lấy Tịnh Độ làm kỳ hạn.
Vì thế “cho đến” chính là bao gồm, bao hàm từ nhiều đến ít hoặc từ ít đến nhiều, từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, từ thiện đến ác hoặc từ ác đến thiện. Bất kể chúng ta phát tâm bắt đầu từ bao giờ, bất kể chúng ta là người nào, khi nào, việc gì, nơi nào, tâm gì, bao nhiêu, đều bao hàm trong “cho đến” đều quyết định vãng sanh, đều có thể ngồi trên chiếc tàu hỏa này. “Cho đến” nghĩa là có sự co giãn, không giới hạn, cho đến vô điều kiện. Giống như cầu thang cuốn, nó đã hoàn thành rồi, cho dù ngồi, đứng trên thang cuốn là nam hay nữ, là mập hay ốm, là cao hay thấp, là trí hay ngu, là thiện hay ác, cho đến động vật đều không ảnh hưởng vận hành của nó, nhất định đưa đến an toàn, đúng không?
Tôi muốn hỏi các vị, giả như có người hỏi bạn: “Anh gì ơi, anh nói niệm Phật được vãng sanh, dễ dàng thế sao?”
Thế chúng ta phải trả lời thế nào: “Đúng vậy”.
Đối phương nói: “Vì sao?”
“Vì nhờ nguyện lực Phật thì đương nhiên dễ dàng rồi”.
Các vị có biết trả lời thế không? Phải trả lời như thế. Thế nhưng chúng ta phải hiểu rằng, họ hỏi như vậy là vị họ đang đứng ở phía chúng sanh, họ không biết sáu chữ này Đức Phật có được không dễ dàng chút nào. Chúng ta là nương vào sức mạnh Phật để vãng sanh, là thệ nguyện của Phật A-di-đà, sự đánh đổi, sự bảo chứng của Phật A-di-đà. gọi là “nhờ nguyện lực Phật”. Do đó, chúng ta chỉ cần niệm Phật, danh hiệu tự nhiên phát huy tác dụng của nó. Có câu nói rằng: “Đào giếng đừng tìm trăng, giếng thành trăng tự đến”.
Phật A-di-đà chính là trăng sáng, niệm Phật chính là đào giếng, bất kể bạn cầm cái gì, chậu hay là muỗng canh, v.v., chỉ cần bạn để nước ở trong đó thì dù nhỏ bé như muỗng canh, chỉ cần múc nước thì ánh trăng sẽ ảnh hiện trước mặt chúng ta.
Chúng ta tương thân tương ưng với Phật A-di-đà đơn giản thế đó. Nếu người đặt ra câu hỏi này có thể hiểu thì biết rằng dù cho hôm nay mây đen giăng kín, không thấy bóng trăng, nhưng chúng ta vẫn rõ biết vầng trăng lúc này đang ở trên không trung cao cao đó.
Cho nên, hễ chuyện gì chúng ta cũng không nên nhìn trên bề mặt. Tôi kể một câu chuyện nhỏ:
Có hai vị thiên sứ đang du ngoạn ở thế gian, một lớn một nhỏ. Họ chuẩn bị ngủ lại một đêm trong gia đình giàu có nọ. Người trong nhà này rất không khách sáo với hai thiên sứ, không để họ ở phòng khách mà để họ ở địa lao lạnh lẽo. Hôm đó họ nằm trên nền đất cứng ngắc, khi chuẩn bị ngủ thì thiên sứ lớn thấy trên tường có lỗ hổng thì liền tu sửa lại. Thiên sứ nhỏ nghĩ: Anh làm gì đấy, bọn họ keo kiệt như thế, sao lại còn giúp họ? Thiên sứ lớn nhìn hiểu được suy nghĩ của thiên sứ nhỏ, lại chỉ nói rằng: “Hễ chuyện gì cũng không thể chỉ nhìn mỗi bề mặt bên ngoài thôi đâu”.
Đêm hôm sau, hai thiên sứ lại đến nhà khác, nhà này tuy rất nghèo, nhưng hai vợ chồng nông dân trong nhà lại rất nhiệt tình. Nghỉ ngơi qua đêm, đôi vợ chồng này không chỉ chia sẻ số thức ăn ít ỏi mà họ có với hai thiên sứ, mà còn nhường giường của họ cho thiên sứ ngủ. Buổi sáng hôm sau, thiên sứ tình cờ phát hiện đôi vợ chồng này đang ôm đầu khóc nức nở. Hóa ra, con trâu mà họ dựa vào để sinh nhai đã chết ngoài đồng hoang rồi. Thiên sứ nhỏ lúc này không nỡ lòng nào, vô cùng tức giận hỏi thiên sứ lớn: “Sao anh có thể để chuyện bi thảm này xảy ra, anh kỳ lạ quá. Nhà đầu tiên họ giàu có như vậy, chỉ là trên tường bị thủng một lỗ nhỏ, anh lại chủ động giúp họ vá lại, mà bây giờ nhà thứ hai nghèo khó như thế, cái gì cũng không có lại vui vẻ chia sẻ tất cả mọi thứ họ có cho chúng ta, anh lại để con trâu là kế sinh nhai của họ chết mất. Đây là lý gì? Thiên sứ lớn chỉ nói với thiên sứ nhỏ một câu: “Hễ chuyện gì cũng không thể chỉ nhìn mỗi bề mặt”.
..........................


Đặc sắc của Tịnh Độ tông, bản nguyện xưng danh, phàm phu nhập báo. Trong đó bao hàm “cơ, giáo, hành, ích”.
Trong Vãng sanh lễ tán, Đại sư Thiện Đạo nói: “Nếu Tôi thành Phật, chúng sanh mười phương, xưng danh hiệu Tôi, dưới đến mười tiếng, nếu không vãng sanh thì Tôi không thành Chánh giác; Phật kia hiện nay, ở đời thành Phật, phải biết bản thệ, trọng nguyện không hư, chúng sanh xưng niệm, chắc chắn vãng sanh”.
“Cơ” là chúng sanh phàm phu. “Giáo” là gì? Là đại nguyện lực của Phật A-di-đà, “Hành” là miệng xưng, xưng danh niệm Phật. Lợi ích chính là chắc chắn vãng sanh, thành Phật độ chúng sanh.

Nam-mô A-di-đà Phật
Category
Dharma