Tụng Kinh Sám Hối Hàng Ngày

76 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Tụng Kinh Sám Hối Hàng Ngày ** Sám Hối Với Chính Mình **
- Con vì ngu si, lầm lạc bao đời, nhiều tội đã tạo, tổn người hại vật, tham sân tật đố, ghét ganh phẫn nộ, hùa vô kẻ ác, hãm hại người lành. Sống không hiếu đạo, không thương kẻ dưới, không kính người trên, tự tung tự tác, nghĩ lợi về mình, mặc ai tổn hại. Thấy ai khổ đói, nhắm mắt ngó lơ, thấy ai tàn tật, lại hay cười diễu, khiến họ khổ thêm. Thậm chí chùa tháp, là nơi tôn kính, con lại không tin, không tôn kính lễ, lại hay bài bác, báng Phật Pháp Tăng. Kinh sách chẳng xem, lời Phật ý Thánh, chẳng hành chẳng tu, lại thích ca múa, ăn chơi nhậu nhẹt, say sưa mê muội, ăn nói ngược ngạo, vọng ngữ dối gian, phá hoại khuôn phép, đạo lý luân thường. Nhờ ơn Phật Tổ, soi đường chỉ lối, biết rõ lỗi lầm, biết đường lối tu ).
-Chúng ta phải thực hành nữa mới trừ hết được nghiệp này, phải Sám hối thật lòng, thật tâm sám hối, trước tam bảo, là trước bàn thờ Phât, không bao giờ tái phạm nữa, không đi theo con đường cũ nữa, nhất tâm mới có thể trừ được nghìệp ác của mình. Chúng ta thấp 3 cây hương, xong quỳ xống trước Tam-Bảo niệm:
- Con xin thành tâm sám hối những lỗi lầm xẩy ra từ thân, khẫu, ý, dù vô tình hay cố ý đều xin sám hối, xin Chư Phật mười phương. Chư thiên long thần hộ pháp dùm gia hộ cho con, xin trời, rồng, quỷ, thần xin ngầm giúp đở cho tội lổi con tiêu trừ không còn nữa. Con nguyện thành tâm sám hối trước Tam-Bảo sẽ không còn tái phạm nữa.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
- Nam Mô A-Di Đà Phật
-Nam Mô Đaị Bi Quán Thế-Âm Bồ-Tát-Ma-Ha-Tát. Tát đại chứng minh.
-Chúng ta ở trong cõi này ai ai cũng có một nghiệp duyên lành, dữ phải trả, người thì gieo nghiệp, người thì trả nghiệp. Chúng ta đang làm cho chúng sinh đau, khổ hay làm cho mọi vật đau, khổ là chúng ta đang gieo nghiệp ác. Khi chúng ta giác ngộ và làm lành cho người và cho vật, làm việc như cúng dường Phật, giúp người học Phật, niệm Phật, phóng sanh, ăn chay, giúp đở người nghèo khổ ..v.v. tùy theo khả năng của mình, đó là chúng ta đang trả nghiệp và gieo nhân tốt cho mai sau. Khi giác ngộ trong tâm rồi mới chuyễn qua ý. Ý rồi chuyển qua khẫu. Khẫu rồi chuyễn qua thân. Nghĩa là khi chúng ta giác ngộ do ở nơi tâm chúng ta cảm nhận được điều gì chúng ta làm không đúng, xong ý mới nhận thức tốt, xấu, thì ý không còn nghĩ xấu đễ hại người và hại vật nữa, đó là nói đến thân, là tay, chân, đắm đá haị người, hại vật, khi chúng ta giác ngộ được thân thì cũng không còn hờn trách, mắng nhiếc, đó là nói đến khẫu. Khi ba cái này không còn phản ứng xấu nữa là chúng ta giác ngộ được thân, khẫu, ý.
Category
Tụng Kinh Phật