Tự xưng là Tỳ Kheo, đây là đại vọng ngữ. Tất cả chúng sanh đều vì Dâm Dục mà bị Luân Hồi Sanh Tử .
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 525
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Năm giới tại gia, chỉ chế tà dâm”, chỉ cấm tà dâm. Nhưng mười giới xuất gia, Sa Di là xuất gia, mười điều giới luật, “đoạn tận dâm dục”. “Nếu phàm vào tất cả nam nữ trong thế gian, đều gọi là phá giới”. Giới luật, nếu giới luật không còn thì Phật pháp cũng sẽ không còn. Nếu lễ không có thì Nho giáo cũng không còn. Nếu nhân quả không có thì Đạo giáo cũng không còn, đây là ba cái gốc của Nho Thích Đạo.
Tà là hung tà bất chánh, ác là ác độc bất thiện”, đây là Hoàng Niệm Tổ giải thích, tà nghĩa là gì, ác nghĩa là gì. Hội sớ nói: “Tà là không ngay thẳng, ác là tội ác, tức dâm dật”. Bên dưới phiên âm về điều này: “Dật âm dật” , chữ ở dưới cũng đọc dật. “Sướng dã”, sướng nghĩa là gì? “Sướng là dâm đãng, phóng túng”. “Dâm” là dâm đãng, tham sắc. “Tham sắc không lấy lễ kết giao”, lễ ở đây chính là hôn lễ. Không nên có mối quan hệ hôn nhân như vậy, mối quan hệ này gọi là tà dâm. “Dâm là một trong mười điều ác”. Nhà Phật nói như vậy. “Dâm là xiềng xích, trói buộc chúng sanh. Dâm là nguồn gốc của tội lỗi, sanh ra các ách nạn, tất cả chúng sanh đều vì dâm dục mà sanh tử. Nên nói: căn bản của sanh tử, dục đứng thứ nhất”. Đây là trong kinh Phật nói về tội ác của dâm dục, Phật nói về giới luật, giới luật nói rất nhiều, nhưng sát và dâm đều đặt ở hàng đầu. Giới tại gia đặt tội sát sanh lên hàng đầu, giới luật người xuất gia dâm dục nặng nhất, rất có đạo lý. Trong kinh dùng ví dụ để nói, dâm như gông cùm, gông cùm là hình cụ, có thể trói buộc chúng sanh. Chúng sanh không thể giải thoát sanh tử, không thể ra khỏi tam giới, do nguyên nhân gì? Chính là vì dâm dục, chúng sanh vì dâm dục mà tạo ra vô lượng vô biên tội nghiệp, gốc của tội nghiệp chính là nó.
Chúng ta xem lịch sử, những vị hoàng đế thời cuối của một triều đại, vì sao lại mất nước, sau cùng rơi vào tình trạng nước mất nhà tan, không giữ được mạng sống, đều bị giết? Quý vị xem kỹ nguyên nhân, dâm đứng hàng đầu, đều là vì điều này mà mất nước. Bởi thế Đức Phật liệt nó vào đại giới căn bản, đại giới căn bản có bốn điều: Sát đạo dâm vọng. Dâm là nguồn gốc của tội, căn nguyên của mọi tội lỗi. Nên sanh ra các ách nạn, ách là khổ nạn, thiên tai, tất cả thiên tai đều từ nó sanh ra. Bởi thế Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sanh đều vì dâm dục mà bị luân hồi sanh tử, nên nói căn bản của sanh tử, dục đứng thứ nhất”. Đoạn được dâm dục thì luân hồi sẽ đoạn, thật sự có thể ra khỏi tam giới. “Như ở dưới trích dẫn các kinh luận, đều nói đầy đủ về các khổ hoạn của dâm dục”. Bên dưới Hoàng Niệm Tổ trích dẫn kinh luận, toàn bộ đều là Đức Phật nói ở trong kinh.
Ngài Ngẫu Ích đã làm thí nghiệm cho chúng ta thấy, ngài đầu tư công sức rất nhiều vào giới luật, nên lúc còn tại thế người ta gọi ngài là luật sư, chuyên nghiên cứu giới luật. Đầu năm dân quốc, đại sư Hoằng Nhất cũng là người nghiên cứu giới luật, thâm nhập luật tạng.
Đại sư Ngẫu Ích nói rằng: Trung quốc từ sau thời Nam Tống không còn tỳ kheo, vì sao vậy? Trong giới luật tỳ kheo nói rất rõ ràng, ít nhất phải có năm tỳ kheo truyền giới quý vị mới đắc giới được. Viên mãn nhất là tam sư thất chứng, mười vị tỳ kheo truyền giới mới đắc giới được. Hay nói cách khác, thời đại của ngài Ngẫu Ích không tìm được năm vị tỳ kheo, như vậy làm sao đắc giới? Thật sự tu giới luật, đại sư cung cấp cho chúng ta một phương pháp: Chiêm sát luân tướng. Tự mình nương vào Bồ Tát Địa Tạng, tinh tấn tu hành trì giới, dùng chiêm sát luân tướng cầu xin Bồ Tát Địa Tạng thị hiện xem chúng ta đã đắc giới chưa. Chỉ có phương pháp này, ngoài ra không còn phương pháp nào khác. Bởi thế nên sau khi ngài thọ tỳ kheo, lập tức xả giới. Thọ tam đàn đại giới xong, ngài xả giới tỳ kheo, bản thân suốt đời làm Sa Di Bồ Tát giới. Chứng tỏ ngài thực hành được mười giới và 24 thiên oai nghi của Sa Di, quả là đáng nễ. Chứng minh là tỳ kheo không dễ.
Bồ Tát muốn phát tâm bồ đề, chứng tỏ phát tâm bồ đề dể hơn trì giới tỳ kheo, ngài đã làm gương cho chúng ta. Học trò của ngài là pháp sư Thành Thời, đây là truyền nhân của đại sư Ngẫu Ích. Tất cả trước trước tác của ngài Ngẫu Ích, đều do pháp sư Thành Thời biên tập và ấn hành lưu thông. Vì thầy là Sa Di Bồ Tát giới, nên ông không giám nói Sa Di, mà tự xưng là Bồ Tát giới xuất gia ưu bà tắc. Danh xưng này phù hợp với sự thật, chứng tỏ không thực hành được mười giới, đây là thời đại nào? Đầu triều nhà Thanh, vào năm Thuận Trị, lúc nhà Thanh mới khai quốc.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Năm giới tại gia, chỉ chế tà dâm”, chỉ cấm tà dâm. Nhưng mười giới xuất gia, Sa Di là xuất gia, mười điều giới luật, “đoạn tận dâm dục”. “Nếu phàm vào tất cả nam nữ trong thế gian, đều gọi là phá giới”. Giới luật, nếu giới luật không còn thì Phật pháp cũng sẽ không còn. Nếu lễ không có thì Nho giáo cũng không còn. Nếu nhân quả không có thì Đạo giáo cũng không còn, đây là ba cái gốc của Nho Thích Đạo.
Tà là hung tà bất chánh, ác là ác độc bất thiện”, đây là Hoàng Niệm Tổ giải thích, tà nghĩa là gì, ác nghĩa là gì. Hội sớ nói: “Tà là không ngay thẳng, ác là tội ác, tức dâm dật”. Bên dưới phiên âm về điều này: “Dật âm dật” , chữ ở dưới cũng đọc dật. “Sướng dã”, sướng nghĩa là gì? “Sướng là dâm đãng, phóng túng”. “Dâm” là dâm đãng, tham sắc. “Tham sắc không lấy lễ kết giao”, lễ ở đây chính là hôn lễ. Không nên có mối quan hệ hôn nhân như vậy, mối quan hệ này gọi là tà dâm. “Dâm là một trong mười điều ác”. Nhà Phật nói như vậy. “Dâm là xiềng xích, trói buộc chúng sanh. Dâm là nguồn gốc của tội lỗi, sanh ra các ách nạn, tất cả chúng sanh đều vì dâm dục mà sanh tử. Nên nói: căn bản của sanh tử, dục đứng thứ nhất”. Đây là trong kinh Phật nói về tội ác của dâm dục, Phật nói về giới luật, giới luật nói rất nhiều, nhưng sát và dâm đều đặt ở hàng đầu. Giới tại gia đặt tội sát sanh lên hàng đầu, giới luật người xuất gia dâm dục nặng nhất, rất có đạo lý. Trong kinh dùng ví dụ để nói, dâm như gông cùm, gông cùm là hình cụ, có thể trói buộc chúng sanh. Chúng sanh không thể giải thoát sanh tử, không thể ra khỏi tam giới, do nguyên nhân gì? Chính là vì dâm dục, chúng sanh vì dâm dục mà tạo ra vô lượng vô biên tội nghiệp, gốc của tội nghiệp chính là nó.
Chúng ta xem lịch sử, những vị hoàng đế thời cuối của một triều đại, vì sao lại mất nước, sau cùng rơi vào tình trạng nước mất nhà tan, không giữ được mạng sống, đều bị giết? Quý vị xem kỹ nguyên nhân, dâm đứng hàng đầu, đều là vì điều này mà mất nước. Bởi thế Đức Phật liệt nó vào đại giới căn bản, đại giới căn bản có bốn điều: Sát đạo dâm vọng. Dâm là nguồn gốc của tội, căn nguyên của mọi tội lỗi. Nên sanh ra các ách nạn, ách là khổ nạn, thiên tai, tất cả thiên tai đều từ nó sanh ra. Bởi thế Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sanh đều vì dâm dục mà bị luân hồi sanh tử, nên nói căn bản của sanh tử, dục đứng thứ nhất”. Đoạn được dâm dục thì luân hồi sẽ đoạn, thật sự có thể ra khỏi tam giới. “Như ở dưới trích dẫn các kinh luận, đều nói đầy đủ về các khổ hoạn của dâm dục”. Bên dưới Hoàng Niệm Tổ trích dẫn kinh luận, toàn bộ đều là Đức Phật nói ở trong kinh.
Ngài Ngẫu Ích đã làm thí nghiệm cho chúng ta thấy, ngài đầu tư công sức rất nhiều vào giới luật, nên lúc còn tại thế người ta gọi ngài là luật sư, chuyên nghiên cứu giới luật. Đầu năm dân quốc, đại sư Hoằng Nhất cũng là người nghiên cứu giới luật, thâm nhập luật tạng.
Đại sư Ngẫu Ích nói rằng: Trung quốc từ sau thời Nam Tống không còn tỳ kheo, vì sao vậy? Trong giới luật tỳ kheo nói rất rõ ràng, ít nhất phải có năm tỳ kheo truyền giới quý vị mới đắc giới được. Viên mãn nhất là tam sư thất chứng, mười vị tỳ kheo truyền giới mới đắc giới được. Hay nói cách khác, thời đại của ngài Ngẫu Ích không tìm được năm vị tỳ kheo, như vậy làm sao đắc giới? Thật sự tu giới luật, đại sư cung cấp cho chúng ta một phương pháp: Chiêm sát luân tướng. Tự mình nương vào Bồ Tát Địa Tạng, tinh tấn tu hành trì giới, dùng chiêm sát luân tướng cầu xin Bồ Tát Địa Tạng thị hiện xem chúng ta đã đắc giới chưa. Chỉ có phương pháp này, ngoài ra không còn phương pháp nào khác. Bởi thế nên sau khi ngài thọ tỳ kheo, lập tức xả giới. Thọ tam đàn đại giới xong, ngài xả giới tỳ kheo, bản thân suốt đời làm Sa Di Bồ Tát giới. Chứng tỏ ngài thực hành được mười giới và 24 thiên oai nghi của Sa Di, quả là đáng nễ. Chứng minh là tỳ kheo không dễ.
Bồ Tát muốn phát tâm bồ đề, chứng tỏ phát tâm bồ đề dể hơn trì giới tỳ kheo, ngài đã làm gương cho chúng ta. Học trò của ngài là pháp sư Thành Thời, đây là truyền nhân của đại sư Ngẫu Ích. Tất cả trước trước tác của ngài Ngẫu Ích, đều do pháp sư Thành Thời biên tập và ấn hành lưu thông. Vì thầy là Sa Di Bồ Tát giới, nên ông không giám nói Sa Di, mà tự xưng là Bồ Tát giới xuất gia ưu bà tắc. Danh xưng này phù hợp với sự thật, chứng tỏ không thực hành được mười giới, đây là thời đại nào? Đầu triều nhà Thanh, vào năm Thuận Trị, lúc nhà Thanh mới khai quốc.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không