Trì danh niệm Phật, chính là bổn hoài của chư Phật, là đường tắt ngay trong các đường tắt.
Trích đoạn : TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4)
Tập 314
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Danh hiệu chư Phật do tất cả vạn đức mà thành. Chỉ cần được nhất niệm niệm tên Phật thôi), nhất niệm này cũng chính là nhất tâm. Thế nào gọi là nhất niệm? Ngay trong một niệm ấy là Nam Mô A Di Đà Phật, hoặc là A Di Đà Phật, đều được, trong một niệm đó không có vọng tưởng, không có tạp niệm, không có phân biệt, không có chấp trước, thì gọi là nhất niệm. Công đức của một niệm ấy không thể nghĩ bàn, tại sao vậy? Vì một niệm ấy do tổng vạn đức mà thành, vạn không phải là con số, mà tiêu biểu cho viên mãn, Tự-tánh vốn đầy đủ công đức viên mãn, đều ở ngay trong một câu danh hiệu này. Có mấy người biết được chứ ? Người ngày ngày đọc bộ kinh này, ngày ngày học tập bộ Tập Chú này mà cũng không biết, đã đọc qua rồi, nhưng trong ý niệm xen tạp vọng tưởng tạp niệm, phân biệt, chấp trước, nên họ không phải là nhất niệm tâm. Thật sự trong một niệm, một niệm ấy đầy đủ vạn đức, là “tổng niệm vạn đức”. Mọi lúc mọi nơi, chỉ cần niệm một câu Phật hiệu, không xen tạp vọng tưởng tạp niệm phân biệt chấp trước, một niệm ấy chính là tổng niệm vạn đức, một niệm chính là đã đầy đủ tất cả tánh đức viên mãn của Tự-tánh rồi.
Công đức niệm Phật, từ chân-tâm mà khởi). Quý vị niệm một câu A Di Đà Phật, thì công đức ấy, như trước đã nói, tổng vạn đức thành, chính là tổng vạn đức mà quý vị đều niệm được tất cả rồi, vì được khởi từ chân-tâm.
Chân-tâm như mặt trời, vọng-tâm như bóng tối. Chân-tâm vừa khởi, thì vọng niệm liền tiêu trừ. Những câu nói này, muốn cho chúng ta nhận biết điều gì là chân, điều gì là vọng. Trong kinh giáo dạy bảo chúng ta vô số lần, tất cả phải khởi từ chân-tâm, vậy mới là thật tu, vậy mới là chân niệm Phật. Ngàn kinh vạn luận khuyên đệ tử Phật dùng chân-tâm, không dùng vọng-tâm. Chân-tâm chính là nhất niệm chí thành, chân thành đến tột cùng. Vậy quý vị muốn hỏi: thế nào mới được xem là chân ? Không có vọng tưởng, không có tạp niệm, không có phân biệt, không có chấp trước, chính là chân. Dùng chân-tâm trong cuộc sống, dùng chân-tâm đối đãi người, dùng chân-tâm tiếp vật, dùng chân-tâm làm việc, điều này quan trọng nhất, phải dùng chân-tâm để niệm Phật. Thì công đức vô lượng vô biên của một câu Phật hiệu này, trong một niệm đã hoàn thành rồi. Hy vọng niệm niệm đều như vậy, thì có lý nào đạo nghiệp không thành chứ? Một đời vãng sanh Tịnh-độ, viên thành Phật đạo. Tiếp theo là ẩn dụ, chân-tâm giống mặt trời, vọng-tâm như bóng tối, vọng-tâm chính là tâm sanh diệt, niệm trước diệt, niệm sau sanh, là vọng-tâm, một khi chân-tâm hiện tiền, thì vọng niệm liền không còn nữa, vọng đã quay về chân. Hai câu nói này phải ghi nhớ, vì quá quan trọng. Chân-tâm vừa khởi, trong tâm mới tưởng niệm một câu A Di Đà Phật, thì vọng niệm đó không sanh. Tại sao vậy? Bởi chân-tâm và vọng niệm sẽ không trộn vào nhau, có chân thì không có vọng, có vọng thì không có chân.
Tập 314
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Danh hiệu chư Phật do tất cả vạn đức mà thành. Chỉ cần được nhất niệm niệm tên Phật thôi), nhất niệm này cũng chính là nhất tâm. Thế nào gọi là nhất niệm? Ngay trong một niệm ấy là Nam Mô A Di Đà Phật, hoặc là A Di Đà Phật, đều được, trong một niệm đó không có vọng tưởng, không có tạp niệm, không có phân biệt, không có chấp trước, thì gọi là nhất niệm. Công đức của một niệm ấy không thể nghĩ bàn, tại sao vậy? Vì một niệm ấy do tổng vạn đức mà thành, vạn không phải là con số, mà tiêu biểu cho viên mãn, Tự-tánh vốn đầy đủ công đức viên mãn, đều ở ngay trong một câu danh hiệu này. Có mấy người biết được chứ ? Người ngày ngày đọc bộ kinh này, ngày ngày học tập bộ Tập Chú này mà cũng không biết, đã đọc qua rồi, nhưng trong ý niệm xen tạp vọng tưởng tạp niệm, phân biệt, chấp trước, nên họ không phải là nhất niệm tâm. Thật sự trong một niệm, một niệm ấy đầy đủ vạn đức, là “tổng niệm vạn đức”. Mọi lúc mọi nơi, chỉ cần niệm một câu Phật hiệu, không xen tạp vọng tưởng tạp niệm phân biệt chấp trước, một niệm ấy chính là tổng niệm vạn đức, một niệm chính là đã đầy đủ tất cả tánh đức viên mãn của Tự-tánh rồi.
Công đức niệm Phật, từ chân-tâm mà khởi). Quý vị niệm một câu A Di Đà Phật, thì công đức ấy, như trước đã nói, tổng vạn đức thành, chính là tổng vạn đức mà quý vị đều niệm được tất cả rồi, vì được khởi từ chân-tâm.
Chân-tâm như mặt trời, vọng-tâm như bóng tối. Chân-tâm vừa khởi, thì vọng niệm liền tiêu trừ. Những câu nói này, muốn cho chúng ta nhận biết điều gì là chân, điều gì là vọng. Trong kinh giáo dạy bảo chúng ta vô số lần, tất cả phải khởi từ chân-tâm, vậy mới là thật tu, vậy mới là chân niệm Phật. Ngàn kinh vạn luận khuyên đệ tử Phật dùng chân-tâm, không dùng vọng-tâm. Chân-tâm chính là nhất niệm chí thành, chân thành đến tột cùng. Vậy quý vị muốn hỏi: thế nào mới được xem là chân ? Không có vọng tưởng, không có tạp niệm, không có phân biệt, không có chấp trước, chính là chân. Dùng chân-tâm trong cuộc sống, dùng chân-tâm đối đãi người, dùng chân-tâm tiếp vật, dùng chân-tâm làm việc, điều này quan trọng nhất, phải dùng chân-tâm để niệm Phật. Thì công đức vô lượng vô biên của một câu Phật hiệu này, trong một niệm đã hoàn thành rồi. Hy vọng niệm niệm đều như vậy, thì có lý nào đạo nghiệp không thành chứ? Một đời vãng sanh Tịnh-độ, viên thành Phật đạo. Tiếp theo là ẩn dụ, chân-tâm giống mặt trời, vọng-tâm như bóng tối, vọng-tâm chính là tâm sanh diệt, niệm trước diệt, niệm sau sanh, là vọng-tâm, một khi chân-tâm hiện tiền, thì vọng niệm liền không còn nữa, vọng đã quay về chân. Hai câu nói này phải ghi nhớ, vì quá quan trọng. Chân-tâm vừa khởi, trong tâm mới tưởng niệm một câu A Di Đà Phật, thì vọng niệm đó không sanh. Tại sao vậy? Bởi chân-tâm và vọng niệm sẽ không trộn vào nhau, có chân thì không có vọng, có vọng thì không có chân.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không