Thông Minh Cũng Không Thắng Nổi Nghiệp Lực. Giàu Sang cũng không Tránh khỏi luân hồi.
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 39- 40 - 33- 36
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Chúng ta ngày nay không biết niệm.Tâm không chuyên, ý không kiên quyết, lòng tin mơ hồ không rõ ràng..
Đạo Phật thường nói là bậc thượng thượng căn, thế nào là bậc thượng thượng căn? Người phiền não nhẹ là thượng thượng căn, người tâm địa thanh tịnh bình đẳng là thượng thượng căn. Cho nên nhất định bạn không được xem thường các ông già, bà già, thường những người này lại là bậc thượng thượng căn, nếu có nhân duyên tiếp xúc, thì họ thật sự khế nhập được, bất luận là nhập sâu hay cạn, nhưng họ đã khế nhập được, cho nên họ được thọ dụng, một câu danh hiệu Phật họ khế nhập, họ quyết định được vãng sanh. Không nói đến phẩm vị cao thấp, nhưng họ được sanh Tịnh độ. Vì sao vậy? Vì họ giữ khăng khăng, không có nhị niệm. Thời gian niệm Phật không cần nhiều, 3 năm 5 năm thì được tự tại vãng sanh, được thật sự khế nhập. Những người trung hạ căn, tu tịnh độ, tu 20 năm, 30 năm, 40 năm, 50 năm, hỏi họ có nắm chắc được vãng sanh chăng ? Không nắm chắc. Vì sao vậy ? Vì không khế nhập. Ngày ngày niệm Phật, hữu khẩu vô tâm, không thể tương ứng, hàng ngày cũng ở trong niệm Phật đường, niệm ngàn tiếng vạn tiếng, nhưng không tương ưng, khi lâm chung vẫn còn sợ chết, hạng người này rất nhiều, chúng ta đã thấy đó. Người khác có nhìn thấy, cũng không cần phải để trong lòng, mà quay lại hỏi bản thân mình, mình làm được chưa ? Ngày nay Đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn tôi, tôi có thật sự sanh tâm hoan hỷ không? Thật sự muốn đi theo Ngài không? Thật sự buông bỏ thân tâm thế giới trước mặt chăng? Danh lợi thân tình triệt để buông bỏ được chăng? Tất cả đều đến để khảo nghiệm chúng ta, rốt cuộc chúng ta có thật sự tu tập hay không? Thật tu thì thật được vãng sanh. Bộ kinh này hay, hội tập hay, chú giải hay, dẫn chứng 193 bộ kinh luận, làm chứng minh cho chú giải, lại dẫn chứng rất nhiều tây phương, đông độ, tây phương là nói về cổ Ấn độ, các vị cao tăng để làm chứng, hy hữu khó gặp, chúng ta gặp được, có đầy đủ nhân duyên. Vấn đề ở chỗ thiện căn phước đức, thiện căn là chân tín, có thể lý giải, phước đức là chân tu. Bí quyết của việc chân tu, không gì khác ngoài việc buông bỏ, không buông bỏ thì chẳng phải là chân tu, triệt để buông bỏ đó chính là chân tu. Tất cả ngoại duyên đều buông bỏ, khiến cho trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật, ngoài câu A Di Đà Phật ra thì không có gì hết, đó gọi là chân tu, hạng người này cũng chính là Long tượng pháp môn.
Nếu là mê thì bạn phải chịu tai nạn, sau khi giác ngộ thì có thể hóa giải được tai nạn, triệt để giác ngộ thì tai nạn không còn nữa, đó chính là cảnh giới không tương đồng. Cho nên pháp môn không gì sánh bằng là niệm Phật, ở đây nói về pháp môn, tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, pháp môn nào là số 1 ? Pháp môn niệm Phật, hơn nữa cho chúng ta biết là trì danh niệm Phật, là số 1 trong số 1. Bạn không thâm nhập thì không hiểu được, sau khi thâm nhập mới hiểu được, pháp môn này vô cùng thù thắng. Chúng ta cũng học, học nhiều năm như thế nhưng chẳng có hiệu quả gì, nguyên nhân vì sao vậy? Vì bạn không biết niệm. Vì sao người khác có hiệu quả mà bạn lại không có? Tối hôm qua có một bạn đưa cho tôi xem một cái đĩa, Lưu Tố Vân giảng, khi cô ấy giảng đĩa đó là 62 tuổi, năm nay cô ấy 66 tuổi, giảng 4 năm về trước. Cô ấy đi ra nơi đâu cũng tuyên dương pháp môn Tịnh độ, nói lên tâm đắc trong việc tu tập của mình, điều này cho thấy cô ấy biết niệm, cô ấy báo cáo với mọi người, cuộc đời mình chỉ có một bộ kinh Vô Lượng Thọ, một câu A Di Đà Phật bốn chữ này thôi. Cô ấy tin mình chắc chắn sẽ sanh về Tịnh độ, không có niệm thứ hai, cô ấy không nghĩ gì hết, thiên kinh vạn luận vô lượng pháp môn, cô ấy không đụng đến, cô ấy tri túc thường lạc, những thứ tôi có quá đủ rồi, những thứ khác tôi không cần, không có tâm tham. Cho nên thời gian học Phật không dài, công phu không sâu, kinh luận biết được rất ít, nhưng mà khi giảng giải với mọi người thì rõ ràng mạch lạc, thao thao bất tuyệt, có thể liên tục giảng 7,8 tiếng đồng hồ. Đó là gì vậy? Là cô ấy biết niệm! Chúng ta ngày nay thì sao ? Chúng ta ngày nay không biết niệm. Tâm không chuyên, ý không kiên quyết, lòng tin mơ hồ không rõ ràng, người ta thật là chân tín thiết nguyện, nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Cô ấy đi con đường này, thời gian không lâu, bạn xem cô ấy giảng giải rõ ràng mạch lạc, cô ấy thực hành công phu thiết thực, đó là một người học Phật, là một tấm gương tốt.
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng
Chúng ta ngày nay không biết niệm.Tâm không chuyên, ý không kiên quyết, lòng tin mơ hồ không rõ ràng..
Đạo Phật thường nói là bậc thượng thượng căn, thế nào là bậc thượng thượng căn? Người phiền não nhẹ là thượng thượng căn, người tâm địa thanh tịnh bình đẳng là thượng thượng căn. Cho nên nhất định bạn không được xem thường các ông già, bà già, thường những người này lại là bậc thượng thượng căn, nếu có nhân duyên tiếp xúc, thì họ thật sự khế nhập được, bất luận là nhập sâu hay cạn, nhưng họ đã khế nhập được, cho nên họ được thọ dụng, một câu danh hiệu Phật họ khế nhập, họ quyết định được vãng sanh. Không nói đến phẩm vị cao thấp, nhưng họ được sanh Tịnh độ. Vì sao vậy? Vì họ giữ khăng khăng, không có nhị niệm. Thời gian niệm Phật không cần nhiều, 3 năm 5 năm thì được tự tại vãng sanh, được thật sự khế nhập. Những người trung hạ căn, tu tịnh độ, tu 20 năm, 30 năm, 40 năm, 50 năm, hỏi họ có nắm chắc được vãng sanh chăng ? Không nắm chắc. Vì sao vậy ? Vì không khế nhập. Ngày ngày niệm Phật, hữu khẩu vô tâm, không thể tương ứng, hàng ngày cũng ở trong niệm Phật đường, niệm ngàn tiếng vạn tiếng, nhưng không tương ưng, khi lâm chung vẫn còn sợ chết, hạng người này rất nhiều, chúng ta đã thấy đó. Người khác có nhìn thấy, cũng không cần phải để trong lòng, mà quay lại hỏi bản thân mình, mình làm được chưa ? Ngày nay Đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn tôi, tôi có thật sự sanh tâm hoan hỷ không? Thật sự muốn đi theo Ngài không? Thật sự buông bỏ thân tâm thế giới trước mặt chăng? Danh lợi thân tình triệt để buông bỏ được chăng? Tất cả đều đến để khảo nghiệm chúng ta, rốt cuộc chúng ta có thật sự tu tập hay không? Thật tu thì thật được vãng sanh. Bộ kinh này hay, hội tập hay, chú giải hay, dẫn chứng 193 bộ kinh luận, làm chứng minh cho chú giải, lại dẫn chứng rất nhiều tây phương, đông độ, tây phương là nói về cổ Ấn độ, các vị cao tăng để làm chứng, hy hữu khó gặp, chúng ta gặp được, có đầy đủ nhân duyên. Vấn đề ở chỗ thiện căn phước đức, thiện căn là chân tín, có thể lý giải, phước đức là chân tu. Bí quyết của việc chân tu, không gì khác ngoài việc buông bỏ, không buông bỏ thì chẳng phải là chân tu, triệt để buông bỏ đó chính là chân tu. Tất cả ngoại duyên đều buông bỏ, khiến cho trong tâm chỉ có một câu A Di Đà Phật, ngoài câu A Di Đà Phật ra thì không có gì hết, đó gọi là chân tu, hạng người này cũng chính là Long tượng pháp môn.
Nếu là mê thì bạn phải chịu tai nạn, sau khi giác ngộ thì có thể hóa giải được tai nạn, triệt để giác ngộ thì tai nạn không còn nữa, đó chính là cảnh giới không tương đồng. Cho nên pháp môn không gì sánh bằng là niệm Phật, ở đây nói về pháp môn, tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, pháp môn nào là số 1 ? Pháp môn niệm Phật, hơn nữa cho chúng ta biết là trì danh niệm Phật, là số 1 trong số 1. Bạn không thâm nhập thì không hiểu được, sau khi thâm nhập mới hiểu được, pháp môn này vô cùng thù thắng. Chúng ta cũng học, học nhiều năm như thế nhưng chẳng có hiệu quả gì, nguyên nhân vì sao vậy? Vì bạn không biết niệm. Vì sao người khác có hiệu quả mà bạn lại không có? Tối hôm qua có một bạn đưa cho tôi xem một cái đĩa, Lưu Tố Vân giảng, khi cô ấy giảng đĩa đó là 62 tuổi, năm nay cô ấy 66 tuổi, giảng 4 năm về trước. Cô ấy đi ra nơi đâu cũng tuyên dương pháp môn Tịnh độ, nói lên tâm đắc trong việc tu tập của mình, điều này cho thấy cô ấy biết niệm, cô ấy báo cáo với mọi người, cuộc đời mình chỉ có một bộ kinh Vô Lượng Thọ, một câu A Di Đà Phật bốn chữ này thôi. Cô ấy tin mình chắc chắn sẽ sanh về Tịnh độ, không có niệm thứ hai, cô ấy không nghĩ gì hết, thiên kinh vạn luận vô lượng pháp môn, cô ấy không đụng đến, cô ấy tri túc thường lạc, những thứ tôi có quá đủ rồi, những thứ khác tôi không cần, không có tâm tham. Cho nên thời gian học Phật không dài, công phu không sâu, kinh luận biết được rất ít, nhưng mà khi giảng giải với mọi người thì rõ ràng mạch lạc, thao thao bất tuyệt, có thể liên tục giảng 7,8 tiếng đồng hồ. Đó là gì vậy? Là cô ấy biết niệm! Chúng ta ngày nay thì sao ? Chúng ta ngày nay không biết niệm. Tâm không chuyên, ý không kiên quyết, lòng tin mơ hồ không rõ ràng, người ta thật là chân tín thiết nguyện, nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu. Cô ấy đi con đường này, thời gian không lâu, bạn xem cô ấy giảng giải rõ ràng mạch lạc, cô ấy thực hành công phu thiết thực, đó là một người học Phật, là một tấm gương tốt.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không