The Ushnisha Vijaya Dharani / PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ RA NI - thần chú mật tông

80 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
các bạn có thế xem toàn bộ video cua tôi tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=K1JJdkYI1SY&list=PLlvCXfi3ISgTS6casiIxeuFsTLimpm3o2

các bạn yêu mến thì like và đăng kí kênh của tôi để có thêm nhiều video mới nhé
Phật Đỉnh Tôn Thắng -mật tông - The Ushnisha Vijaya Dharani
Theo truyền thống Mật Giáo thì Phật Đỉnh Tôn Thắng là một trong 5 Phật Đỉnh
của viện Thích Ca thuộc Thai Tạng Giới Mạn Đà La (Garbhadhātu-maṇḍala) có tên
là Trừ Chướng Phật Đỉnh (Vikīraṇa-uṣṇīṣa) biểu thị cho Đỉnh Thần Thông không có
chỗ sợ hãi (vô sở úy) của Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai (Śākyamuṇi Tathāgata).
Phật Đỉnh này có Chủng Tử là HRŪṂ ( ), Tam Muội Gia Hình là “Hoa Sen bên
trên có dựng móc câu”. Tôn này có công năng nhiếp phục, làm tiêu trừ mọi nghiệp
cấu của tất cả chúng sinh và khiến cho chúng trở thành thanh tịnh. Trong 5 Phật Đỉnh
hóa hiện từ đỉnh kế của Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai thì Phật Đỉnh này là thù thắng
nhất cho nên hệ Mật Giáo dùng Phật Đỉnh Tôn Thắng làm Bản Tôn cho Pháp tu trì về
Tức Tai, trị bệnh… và xưng là Tôn Thắng Pháp.
_Truyền thống Hoa Văn ghi nhận vào đời Đường Cao Tông, niên hiệu Nghi
Phượng, năm đầu tiên (676) có vị Tam Tạng của nước Kế Tân tên là Phật Đà Ba Lợi
(Buddhapāli) đi đến Trung Hoa. Trong dịp lễ bái thánh tích ở núi Ngũ Đài, Ngài gặp
một ông lão khuyên bảo nên trở về Thiên Trúc lấy Kinh Bản Phật Đỉnh Tôn Thắng
Đà La Ni đem truyền cho dân chúng Trung Hoa. Đến niên hiệu Vĩnh Thuận thứ hai
(683) Ngài đi đến Trường An, được vua ban sắc là Nhật Chiếu Tam Tạng Pháp Sư
cùng với vị quan tên Đỗ Hành Khải cùng dịch ra để lưu truyền.
Sau này các bậc Đạo Sư, học giả cũng phân biệt dịch Kinh này như:
Đời Đường, Đỗ Hành Khải dịch Phật Đỉnh Tôn Thắng Đà La Ni Kinh (1 quyển)
Đời Đường, Pháp Sùng biên soạn Phật Đỉnh Tôn Thắng Đà La Ni Kinh Sớ (2
quyển). Sau đó lại chú thích Phạn Bản Phật Đỉnh Tôn Thắng Đà La Ni của ngài Bảo
Tư Duy
Đời Hậu Chu, Trí Xứng dịch Tôn Thắng Đà La Ni kèm với Niệm Tụng Công
Đức Pháp (đã bị thất lạc)
Đời Đường, Thiên Trúc Tam Tạng Địa Bà Ha La dịch Tối Thắng Phật Đỉnh Đà
La Ni Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Kinh (1 quyển)
Đời Đường, Địa Bà Ha La (Divākara: Nhật Chiếu) lại trùng dịch Phật Đỉnh Tôn
Thắng Đà La Ni Kinh (1 quyển)
Đời Đường, Tam Tạng Sa Môn Nghĩa Tịnh dịch Phật Đỉnh Tôn Thắng Đà La Ni
Kinh (1 quyển)
Đời Đường, Tam Tạng Thiện Vô Úy (Śubhākara-siṃha) dịch Tôn Thắng Phật
Đỉnh Tu Du Già Pháp Nghi Quỹ (2 quyển)
Đời Đường, Tam Tạng Kim Cương Trí (Vajra-jñāna) dịch Phật Đỉnh Tôn
Thắng Đà La Ni (1 bản)
Đời Đường, Tam Tạng Sa Môn Đại Quảng Trí Bất Không (Amogha) dịch Phật
Đỉnh Tôn Thắng Đà La Ni Niệm Tụng Nghi Quỹ Pháp (1 quyển)
Đời Đường, Tam Tạng Bất Không lại ghi chú nghĩa của Phật Đỉnh Tôn Thắng
Đà La ni (1 bản)
Đời Tống, Thi Hộ (Śīlapāla) dịch Tôn Thắng Đại Minh Vương Kinh (1 quyển)
Đời Tống, Truyền Pháp Đại Sư Pháp Thiên (Dharma Deva) dịch Tôn Thắng
Phật Đỉnh Đà La Ni (1 bản) và Phật Thuyết Nhất Thiết Như Lai Ô Sắt Nị Sa Tối Thắng
Tổng Trì Kinh (1 quyển)
Ngoài các Kinh Bản này ra, còn lưu truyền rất nhiều bản Phật Đỉnh Tôn Thắng
Đà La Ni của Ngài Nghệ Không, Vũ Triệt…., các bản Gia Cú Linh Nghiệm chép tay
được phát hiện ở Động Đôn Hoàng. Nhân đây Pháp Tu Tôn Thắng đã được truyền
rộng qua Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản… .....
The Ushnisha Vijaya Dharani / PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ RA NI - mật tông
#thần_chú_mật_tông
#the_Ushnisha_Vijaya_Dharani
#phật_đảnh_tôn_thắng_đà_na_ri
Category
Buddhist music