THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG CHỦ GIẢNG TẬP 20

40 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
THÁI THƯƠNG CẢM ỨNG THIÊN Tập 20
người giảng PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG
Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore ,Thời gian: 1999
Cẩn dịch: Viên Đạt cư sĩ, Vọng Tây cư sĩ
trang download file gốc : http://www.tinhkhongphapngu.vn/
Nghe Đầy Đủ Danh Sách Phát Trang youtube : http://www.youtube.com/watch?v=lZCQt0...
Dưỡng tâm chân thành, tâm thanh tịnh của chính mình. Tâm thanh tịnh chính là xả bỏ tất cả chấp trước, buông bỏ thị phi nhân ngã, những thứ này không để ở trong lòng thì tâm bạn liền được thanh tịnh.
Dưỡng tâm bình đẳng của chính mình, lìa khỏi tất cả vọng tưởng phân biệt, rời khỏi tất cả thị phi cao thấp thì tâm liền bình đẳng. Tâm thanh tịnh, bình đẳng chính là tâm chân thành, là tâm giác ngộ. Đem cái tâm này nhìn tất cả chúng sanh, nhìn tất cả vạn vật, lòng thương yêu tự nhiên liền lưu lộ ra. Cho nên, đề kinh Vô Lượng Thọ vì chúng ta nêu ra cương lĩnh tu hành là năm chữ: "Thanh Tịnh - Bình Đẳng - Giác". Pháp môn Tịnh Độ chính là dựa trên thanh tịnh, bình đẳng mà hạ công phu. Thanh tịnh, bình đẳng là giác. Giác chính là chân thành, giác chính là từ bi. Đây là dưỡng tâm.

Mỗi giờ, mỗi phút, niệm niệm quan tâm đến tất cả chúng sanh, nhất là chúng sanh khổ nạn. Phạm vi của khổ nạn rất sâu, rất rộng. Trong xã hội ngày nay, người có địa vị, có tiền của, họ cũng đang khổ nạn (việc này phần đông người thế gian lơ là). Họ khổ nạn ở chỗ nào vậy? Sau khi chết rồi họ liền đọa tam đồ, họ làm sao mà không khổ, làm sao mà không gặp nạn? Những người này mê muội trong ngũ dục lục trần, không thể tự giác ngộ. Họ học Phật, thực tế mà nói, kiểu học Phật của họ là tiêu khiển Phật pháp, bỡn cợt Phật pháp, đối với Phật pháp không biết một tí gì, họ không có duyên phận nghe kinh, nghiên cứu giáo lý. Duyên phận của họ ở trong hí trường thế gian. Người thế gian thấy hạng người này sống rất hạnh phúc, có không ít người ngưỡng mộ, thảy đều là sai lầm! Những ngày tháng hoan lạc đó của họ có thể qua được mấy ngày? Sau khi qua hết rồi thì họ luân lạc đến ba đường ác. Sự việc này Phật Bồ Tát nhìn thấy rất rõ ràng, đây là chúng sanh khổ nạn. Cho nên loại khổ nạn này không thấy được, còn những cái khổ thiếu hụt cơm áo ở trước mắt thì rất rõ ràng, rất dễ thấy.

Những người đại phú đại quí không biết học Phật, không hiểu được tu tâm, trong khoảng chớp mắt là đọa tam đồ. Loại khổ nạn này bạn không thể thấy được, nên mọi người chúng ta bỏ sót mất. Những người bây giờ bần cùng hạ tiện, nhưng họ một ngày từ sớm đến tối biết niệm Phật. Chúng ta mở to mắt ra mà xem, qua vài năm nữa thì họ vãng sanh đến Tây Phương Cực Lạc làm Phật, làm Bồ Tát, họ không có khổ nạn. Người thế gian điên đảo, họ chỉ nhìn thấy trước mắt, không nhìn vào chiều sâu. Nếu chúng ta không học Phật, không có tu dưỡng thì cũng không biết, chúng ta làm gì có thể nghĩ đến những sự việc này?
Category
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên