TĐ:685-Xa lìa hư ngụy điên đảo , tức là công đức chân thật

64 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
TĐ:685-Xa lìa hư ngụy điên đảo , tức là công đức chân thật
Danh sách phát:[501~700]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoi22RlhqWh3peARX_iQ3ME
Danh sách phát:[301~500] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrH7VywuhabTR6EbcPheheD

Danh sách phát~1: [Trọn bộ 02-039- 001~300]
https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrWiWdvFOql5MiLNDPPgimq
Danh sách phát~2: [Trọn bộ 02-039- 301~600]
https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpjQ4ciTMj6SGbNjBxTSeoJ

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 327
Thời gian từ: 00h01h44:02 - 00h07:09:09
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org

“Cố viễn ly hư nguỵ điên đảo, thị vi chân thật công đức”. Cái gì là hư ngụy điên đảo? Trong giáo lý đại thừa, Đức Thế Tôn thường nói vọng tưởng phân biệt chấp trước. Vọng tưởng là hư ngụy, phân biệt chấp trước chính là điên đảo. Viễn ly là đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước buông bỏ hết. Đây chính là công đức chân thật. Hay nói cách khác, công đức chân thật là nhất niệm bất sanh. Vì sao nhất niệm bất sanh là công đức chân thật? Nhất niệm bất sanh là chân tâm. Chân tâm vốn không dao động, chân tâm vốn tự thanh tịnh. Chân tâm vốn tự đầy đủ, có thể sanh ra muôn pháp. Đây là công đức chân thật.
Buông bỏ hư nguỵ điên đảo không phải là vô tưởng định. Điều này nhất định phải hiểu cho rõ ràng minh bạch. “Cái gì tôi cũng không nghĩ đến”, đây là vô tưởng định. Tại sao? Trong tâm có “cái gì tôi cũng không muốn”. Nhưg thật sự ta vẫn là đang muốn_muốn cái gì cũng không muốn đó. Cho nên đây là giả chứ không phải là thật. Vô tưởng định cũng rất đáng sợ. Họ ở cõi trời Sắc giới. Tứ thiền, Đệ tứ thiền, Tứ thiền thiên. Tứ thiền có cửu thiên, trong đó có trời vô tưởng. Định này tu thành công, sẽ vãng sanh đến đó. Thiên này là Thiên nhân, đều là cái gì cũng không muốn, nhập vào Vô tưởng định. Họ không thể ra khỏi tam giới, không thể ra khỏi luân hồi. Sau khi định công mất đi, vẫn phải luân hồi trong lục đạo. Điều này chúng ta nhất định phải biết. Viễn ly hư nguỵ điên đảo, đây là chân công phu. Điều này cần phải luyện, nhưng luyện ở đâu? Chính là trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc của, trong cách đối nhân xử thế tiếp vật của chúng ta.
Trong Phật pháp nói, lục căn chúng ta tiếp xúc cảnh giới lục trần. Đầu phải luyện không chấp trước. Tôi nhìn rất rõ ràng, nghe rất rõ ràng không còn chấp trước. Và từ chổ này bắt đầu luyện. Luyện thành công không chấp trước rồi thì thật đáng nể. Không chấp trước luyện thành công thì thật là không còn chấp trước. ...Đọc thêm
Category
Trích đoạn Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa