TĐ:3556- Nguyên nhân không thể “trì giới” lâu bền

12 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
TĐ:3556- Nguyên nhân không thể “trì giới” lâu bền
Danh sách phát:[3401~3600] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrjdfljKrCPGuPQQvkJ_0eD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 411
*Thời gian từ: 00h11:08:10 – 00h22:49:26
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Vì sao giới này không thể trì giữ? Không những giới, ngày cả thập thiện nghiệp cũng không làm được. Điều này khiến chúng ta phải quan sát tỉ mỉ, tư duy tường tận. Thực sự hiểu rõ chúng ta đã sơ suất điều căn bản. Căn bản chính là ba cái gốc Nho Thích Đạo. Vì Phật Giáo Trung Quốc từ nửa cuối đời nhà Đường về sau, đã không học Tiểu thừa nữa. Nhà Đường thời kỳ đầu như vào niên đại Trinh Quán, vẫn còn Tiểu thừa Câu Xá Tông, Thành Thật Tông. Tu học Phật Pháp, Phật nói rất rõ, không học Tiểu thừa trước rồi sau học Đại Thừa không phải đệ tử Phật. Không tuân thủ lời giáo huấn của Phật, thì Phật pháp dần dần sẽ suy diệt.

Từ nửa đời Đường đến nhà Thanh gần 1300 năm, trong khoảng một ngàn ba trăm bốn trăm năm, quí vị nhìn xem tông môn, giáo môn xuất hiện biết bao chư vị cao tăng thạc đức. Từ đây có thể chứng minh những điều Tổ sư chúng ta làm là đúng đắn. Nho giáo, Đạo giáo là văn hóa bản địa Trung Quốc, nó tương thông mật thiết với Đại Thừa. Từ Nho giáo, Đạo giáo vào Đại Thừa rất dễ dàng. Đây là điểm đặc sắc của Phật Giáo Trung Quốc. Nếu như chúng ta không có nền tảng Nho Đạo, lại không học Tiểu thừa, thì Đại Thừa có tu học như thế nào, cũng chỉ dừng lại ở phạm vi tri thức, chứ không khai trí tuệ.
Hơn một trăm năm trở lại đây không ít người tu hành tại gia xuất gia, chưa nghe nói có người nào khai ngộ. Điều này do Đàm Hư lão pháp sư nói, suốt đời ngài không những chưa từng thấy, mà nghe cũng chưa từng nghe đến. Nhưng người đắc định vẫn có, không có người khai ngộ. Từ sau lớp những vị tiền bối này, tức từ Đàm Hư pháp sư trở về sau, cũng chính là sau chiến tranh Trung Nhật, người đắc định cũng không còn nữa, chứ đừng nói đến khai ngộ. Chúng ta nghiên cứu nguyên nhân của nó có lẽ đều do sơ suất việc giáo dục căn bản, chắc chắn trước kháng chiến, khoảng năm dân quốc thứ 20 trở về trước. Thông thường người Trung Quốc, chúng ta muốn nói đến người có học, đối với ba cái gốc Nho Thích Đạo vẫn còn khá coi trọng, chúng tôi sinh trưởng ở nông thôn, vẫn còn dính dáng một tí. Đô thị có những thay đổi lớn, thời gian xảy ra thay đổi cũng sớm, ở nông thôn sản sinh thay đổi, dân quốc năm thứ 20 về sau không còn nữa, trường tư thục không còn. Sau khi chiến tranh Trung Nhật xảy ra, toàn xã hội bị động loạn, người già tuy cũng biết, nhưng không còn kịp nữa, không có thời gian để dạy, đến ngày nay thật không dễ để khôi phục lại. Khó ở chỗ nào? Khó ở chỗ bản thân chúng ta không thể làm gương cho mọi người. Bản thân chúng ta lúc nhỏ học chưa tốt, không thể trở thành gương tốt. Không thể trở thành gương tốt, muốn cho đời sau học tốt, quí vị nghĩ xem khó khăn biết bao? Cho nên chúng tôi muốn vì thế hệ sau mà hóa trang, thì cũng hóa trang được để làm ảnh hưởng đến họ, đó chính là nghĩ ra một biện pháp xây dựng ngôi trường liên thông, thầy giáo phải hóa trang, hóa trang cho thật giống, thầy giáo nếu như hóa trang không giống, sẽ không dạy nên học trò được. Thầy giáo muốn cải trang cho thật giống, họ cũng rất vất vả, họ rất cực khổ. Nhưng công đức không thể nghĩ bàn. Thực sự là cứu được truyền thống văn hóa xưa, làm cho chánh pháp đã bị diệt phục hưng trở lại. Làm chánh pháp cửu trú công đức này vô lượng vô biên. Trong ngôi trường liên thông này thầy giáo đều là Phật Bồ Tát tái lai, họ không phải là người phàm. Chúng ta thật lòng cầu nguyện, nhất định sẽ có cảm ứng. Thực sự có thể làm cho xã hội khôi phục đến an định hòa bình, cũng chính là đại đa số người coi trọng giới luật, coi trọng xã hội an toàn hơn hẳn lợi ích cá nhân, sự việc này mới có thể làm được thành công. Nếu như đều đem lợi ích cá nhân đặt lên hàng đầu, an toàn xã hội là thứ yếu, an toàn quốc gia thứ yếu hơn nữa, thì việc khôi phục này vô cùng khó khăn.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không
Tags
tinh do phap am, tinhdophapam, phapamtinhdo