TĐ:3493- Thế giới Cực Lạc lớn cỡ nào?
TĐ:3493- Thế giới Cực Lạc lớn cỡ nào?
Danh sách phát:[3401~3600] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrjdfljKrCPGuPQQvkJ_0eD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 379
*Thời gian từ: 00h23:32:14 – 00h31:59:22
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Chu mãn thế giới”, chú giải của Niệm Lão nói là “chu biến quốc trung”, là cùng một ý nghĩa. Thế giới Cực Lạc rộng lớn thế nào? Thế giới Cực Lạc không nơi nào không có, thế giới cực lạc không lúc nào không có, đúng vậy.
Những năm trở lại đây, chúng tôi đề xướng, mở rộng Tam Thời Hệ Niệm Pháp Sự của Thiền Sư Trung Phong đời triều Nguyên. Trung Phong Thiền Sư, Pháp Sự này vốn là do Ngài soạn, lời khai thị trong điều do Ngài giảng, trong khai thị Ngài cho chúng ta biết: “Tâm ta tức là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà tức là Tâm ta. Nơi đây tức là tịnh độ, tịnh độ tức là nơi đây”. Lời nói này mọi người có thể hiểu được không? Nếu quí vị đã hiểu rồi thì thật là lợi ích, nếu như vẫn chưa hiểu thì hi vọng nên chuyên tâm học Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán. Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán nếu quí vị đã hiểu rõ rồi, thì hai câu nói này quí vị đã hiểu. Hiền Thủ Quốc Sư ở trong Hoàn Nguyên Quán dạy cho chúng ta nhất thể, hiển nhất thể, đây là đại thừa giáo. Một thể tự tánh thanh tịnh viên minh, trong triết học nói là bản thể, bản thể của vũ trụ vạn hữu. Vũ trụ vạn hữu từ đâu mà có? Đều dựa vào lý thể này mà hiện ra. Thể năng sanh năng hiện, vũ trụ vạn pháp là sở sanh sở hiện. Chỉ một thể không có thể thứ hai. Thể này biến nhất thiết xứ, biến nhất thiết thời. Xứ là không gian, thời là thời gian, kỳ thực không gian và thời gian điều là giả không phải thật, chỉ có thể là thật. Thể ở đây khoa học, triết học đều đang theo đuổi, đang nghiên cứu, nhưng vĩnh viễn sẽ không tìm ra được. Vì sao vậy? Vì khoa học kỹ thuật đều cần phải có đối tượng để nghiên cứu, tức là nó phải có hiện tượng quí vị mới có thể phát hiện được, nếu không có hiện tượng thì quí vị vĩnh viễn không thể phát hiện ra nó.
Trong lúc giảng kinh chúng tôi thường nhắc nhở các bạn, tự tánh không phải vật chất, không phải vật chất thì tiền ngũ căn của chúng ta không có cách nào tiếp xúc được, chúng ta không nhìn thấy được, không nghe được, không sờ được, cũng không ngửi được. Nó không phải hiện tượng vật chất, nó không phải là hiện tượng tinh thần, thức thứ sáu “ý thức” của chúng ta kết nối không được, thức thứ sáu, thứ bảy kết nối với hiện tượng tinh thần. Nó không phải là hiện tượng tinh thần. A Lại Da thậm chí là có thể dựa vào hiện tượng tự nhiên, nhưng nó cũng không phải hiện tượng tự nhiên. Cho nên, khoa học triết học đối với nó không có cách nào khác. Nó có tồn tại hay không? Nó tồn tại. Nó thật sự tồn tại, tất cả điều là giả, chỉ nó là thật, vĩnh hằng bất diệt. Quí vị xem trong Hoàn Nguyên Quán có dạy. nó có thể khởi nhị dụng, hai tác dụng: cái thứ nhất nó có thể hiện vũ trụ, cái thứ hai nó có thể hiện chánh báo. Chánh báo là gì? Chánh báo là chính mình, y báo, chánh báo nó đều có thể hiện ra. Kỳ thực cách nói này đã nói rõ chân tướng sự thật rồi, thể biến khắp mọi nơi, chẳng phải ý chánh cũng biến khắp mọi nơi đó sao? Cõi nước của đức Phật A Di Đà sao lại không biến hiện khắp mọi nơi được? Đức Phật A Di Đà sao lại không biến khắp mọi nơi chứ? Bốn chữ A Di Đà Phật này có nghĩa là gì? Là tiếng Phạn. A dịch là Vô, Di Đà dịch là Lượng, Phật dịch là Giác. A Di Đà Phật nghĩa là gì? Nghĩa là Vô Lượng Giác. Không có điều gì bất giác, giác chính là A Di Đà Phật, mê gọi là phàm phu, một mê thì tất cả đều mê, một giác tất cả đều giác. Sao lại không phải? Trung Phong Thiền sư nói quả không sai. Ngài có thể nói ra hai câu nói này, thì Ngài không phải người tầm thường rồi. Cho nên thật sự đã rõ ràng, quay đầu nhìn lại chư vị Tổ Sư trong các tông phái ở Trung Quốc, đâu phải là người tầm thường? Ít nhất họ cũng là Pháp thân Bồ Tát, cũng có thể là Cổ Phật tái lai. Chúng sanh có cảm thì các ngài có ứng thôi.
Đọc thêm ...
Danh sách phát:[3401~3600] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrjdfljKrCPGuPQQvkJ_0eD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 379
*Thời gian từ: 00h23:32:14 – 00h31:59:22
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video(Phim) Hoạt Hình 3D [Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ].mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
“Chu mãn thế giới”, chú giải của Niệm Lão nói là “chu biến quốc trung”, là cùng một ý nghĩa. Thế giới Cực Lạc rộng lớn thế nào? Thế giới Cực Lạc không nơi nào không có, thế giới cực lạc không lúc nào không có, đúng vậy.
Những năm trở lại đây, chúng tôi đề xướng, mở rộng Tam Thời Hệ Niệm Pháp Sự của Thiền Sư Trung Phong đời triều Nguyên. Trung Phong Thiền Sư, Pháp Sự này vốn là do Ngài soạn, lời khai thị trong điều do Ngài giảng, trong khai thị Ngài cho chúng ta biết: “Tâm ta tức là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà tức là Tâm ta. Nơi đây tức là tịnh độ, tịnh độ tức là nơi đây”. Lời nói này mọi người có thể hiểu được không? Nếu quí vị đã hiểu rồi thì thật là lợi ích, nếu như vẫn chưa hiểu thì hi vọng nên chuyên tâm học Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán. Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán nếu quí vị đã hiểu rõ rồi, thì hai câu nói này quí vị đã hiểu. Hiền Thủ Quốc Sư ở trong Hoàn Nguyên Quán dạy cho chúng ta nhất thể, hiển nhất thể, đây là đại thừa giáo. Một thể tự tánh thanh tịnh viên minh, trong triết học nói là bản thể, bản thể của vũ trụ vạn hữu. Vũ trụ vạn hữu từ đâu mà có? Đều dựa vào lý thể này mà hiện ra. Thể năng sanh năng hiện, vũ trụ vạn pháp là sở sanh sở hiện. Chỉ một thể không có thể thứ hai. Thể này biến nhất thiết xứ, biến nhất thiết thời. Xứ là không gian, thời là thời gian, kỳ thực không gian và thời gian điều là giả không phải thật, chỉ có thể là thật. Thể ở đây khoa học, triết học đều đang theo đuổi, đang nghiên cứu, nhưng vĩnh viễn sẽ không tìm ra được. Vì sao vậy? Vì khoa học kỹ thuật đều cần phải có đối tượng để nghiên cứu, tức là nó phải có hiện tượng quí vị mới có thể phát hiện được, nếu không có hiện tượng thì quí vị vĩnh viễn không thể phát hiện ra nó.
Trong lúc giảng kinh chúng tôi thường nhắc nhở các bạn, tự tánh không phải vật chất, không phải vật chất thì tiền ngũ căn của chúng ta không có cách nào tiếp xúc được, chúng ta không nhìn thấy được, không nghe được, không sờ được, cũng không ngửi được. Nó không phải hiện tượng vật chất, nó không phải là hiện tượng tinh thần, thức thứ sáu “ý thức” của chúng ta kết nối không được, thức thứ sáu, thứ bảy kết nối với hiện tượng tinh thần. Nó không phải là hiện tượng tinh thần. A Lại Da thậm chí là có thể dựa vào hiện tượng tự nhiên, nhưng nó cũng không phải hiện tượng tự nhiên. Cho nên, khoa học triết học đối với nó không có cách nào khác. Nó có tồn tại hay không? Nó tồn tại. Nó thật sự tồn tại, tất cả điều là giả, chỉ nó là thật, vĩnh hằng bất diệt. Quí vị xem trong Hoàn Nguyên Quán có dạy. nó có thể khởi nhị dụng, hai tác dụng: cái thứ nhất nó có thể hiện vũ trụ, cái thứ hai nó có thể hiện chánh báo. Chánh báo là gì? Chánh báo là chính mình, y báo, chánh báo nó đều có thể hiện ra. Kỳ thực cách nói này đã nói rõ chân tướng sự thật rồi, thể biến khắp mọi nơi, chẳng phải ý chánh cũng biến khắp mọi nơi đó sao? Cõi nước của đức Phật A Di Đà sao lại không biến hiện khắp mọi nơi được? Đức Phật A Di Đà sao lại không biến khắp mọi nơi chứ? Bốn chữ A Di Đà Phật này có nghĩa là gì? Là tiếng Phạn. A dịch là Vô, Di Đà dịch là Lượng, Phật dịch là Giác. A Di Đà Phật nghĩa là gì? Nghĩa là Vô Lượng Giác. Không có điều gì bất giác, giác chính là A Di Đà Phật, mê gọi là phàm phu, một mê thì tất cả đều mê, một giác tất cả đều giác. Sao lại không phải? Trung Phong Thiền sư nói quả không sai. Ngài có thể nói ra hai câu nói này, thì Ngài không phải người tầm thường rồi. Cho nên thật sự đã rõ ràng, quay đầu nhìn lại chư vị Tổ Sư trong các tông phái ở Trung Quốc, đâu phải là người tầm thường? Ít nhất họ cũng là Pháp thân Bồ Tát, cũng có thể là Cổ Phật tái lai. Chúng sanh có cảm thì các ngài có ứng thôi.
Đọc thêm ...
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
- Tags
- tinh do phap am, tinhdophapam, phapamtinhdo