TĐ:2533- Pháp Thế Gian, Xuất Thế Gian đều Coi Trọng Nhân Duyên

167 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
TĐ:2533- Pháp thế gian, xuất thế gian đều coi trọng nhân duyên
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpbWa51Buwk0GViSLlfHtqQ
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:02-039-490
Thời gian từ: 00h36:55:27 - 00h41:43:01
Bài giảng Việt Ngữ Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVTGRpb1hXUzRNSWc&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEEgrid
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw/

“Nhân duyên nguyện lực, xuất sanh thiện căn, thôi phục nhất thiết ma quân, tôn trong phụng sự chư Phật, vi thế minh đăng, tối thắng phước điền, thù thắng kiết tường, kham thọ cúng dường, hách dịch hoan hỷ, hùng mãnh vô úy, thân sắc tướng hảo, công đức biện tài, cụ túc trang nghiêm, vô dữ đẳng giả”.
Đoạn này trong chú giải của Hoàng Niệm Tổ nói: Đoạn này nói rộng hơn, rõ ràng hơn công đức chân thật của Bồ Tát.
“Nhân duyên nguyện lực”_nhân duyên, Ngụy Dịch gọi là nhân lực, duyên lực. Hai sức mạnh này, trong Tịnh Ảnh Sớ nói: Nhân lực và duyên lực là pháp môn đầu tiên, hàng sơ học đều phải nương theo. Quá khứ tu được tất cả thiện hạnh, có thể sanh quả báo thiện ngày nay, gọi là nhân lực. Đây là nhân, nhân là những gì tu được trong quá khứ. Gần gũi thiện tri thức để nghe chánh pháp, gọi là duyên lực.
Nhân duyên đầy đủ, sẽ thành tựu sự tu học cho chúng ta. Nếu không có nhân duyên, chúng ta không biết bắt đầu học từ đâu. Vì thế mỗi người đồng tu, quý vị nghe đến Phật A Di Đà liền sanh tâm hoan hỷ. Nghe đến bộ kinh này, hoặc là nghe Kinh A Di Đà, nghe đến Tịnh độ có thể sanh tâm hoan hỷ, đều là trong đời quá khứ từng học qua. Trong đời quá khứ không có thiện căn, đời này sẽ khó khăn hơn, quý vị không tin tưởng. Vấn đề này nếu quý vị quan sát tường tận một chút, người không học Phật không tính. Người học Phật, ngay cả người xuất gia, họ học pháp môn khác, không tin vào Tịnh độ. Là do nguyên nhân gì? Trong quá khứ không có nhân, đời này gặp thiện tri thức, nghe được bộ kinh này, họ cũng không tin. Họ không thích nghe, không nghe nổi, hai tiếng đồng hồ chỉ nghe vài phút là đi. Có đấy, mà còn không ít.
Vì vậy pháp thế xuất thế gian, đều coi trọng nhân duyên, pháp thế gian cũng không ngoại lệ. Trong đời quá khứ từng làm, đời này làm hình như mọi việc như ý, rất thuận lợi. Trong đời quá khứ chưa từng làm, cảm thấy rất xa lạ, nên làm rất khó khăn. Phải cần một thời gian dài, mới dần dần quen thuộc. Chúng ta tu học Tịnh độ cũng không ngoại lệ, duyên lớn mạnh còn có cách.
Category
Trích đoạn Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa