TĐ:210 - Kính Cúng Dường
TĐ:210 - Kính Cúng Dường
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL&action_edit=1
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 114
Thời gian từ: 01h40m36 - 01h46m05
1/Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/bai-dang-gan-day/tai-lieu-hoc-tap
2/Tịnh Độ Pháp Âm {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
https://onedrive.live.com/redir?resid=1611C15B57B62EB0!306&authkey=!ACHk9Nt5tgeLY5k&ithint=folder%2c
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Thuở đức Phật tại thế, mọi người biết Ngài suốt đời chẳng có trụ xứ, Thích Ca Mâu Ni Phật chẳng dựng một đạo tràng hay một ngôi chùa miếu nào, chẳng có! Cả đời chẳng làm! Khi viên tịch là ở vùng quê, trong rừng. Sau khi đức Phật khuất bóng, quý vị thấy người đời dựng đại hùng bảo điện giống như hoàng cung, tạc tượng Ngài thờ phụng trong ấy, đó là gì? Đều là khiến cho nhân dân sanh lòng kính ngưỡng đối với thầy. Có thể kính ngưỡng vị thầy ấy, cũng sẽ kính ngưỡng học trò, nẩy sanh tín tâm và hứng thú đối với kinh điển di giáo của thầy, các đệ tử đức Phật đến dạy bảo, họ sẽ hoan hỷ tiếp nhận, dụng ý ở chỗ này. Thoạt đầu, tạo lập tự viện am đường thật sự là trường học. Tự viện am đường lên lớp mỗi ngày, chúng ta giảng kinh là lên lớp. Chẳng phải chỉ là một vị thầy, mà những vị thầy thật sự thân hành ngôn giáo, trong đại tự viện có mấy chục vị, tiểu tự viện đại khái cũng có chừng mười vị, cho nên các vị ấy dạy học chẳng gián đoạn. Có lắm lúc, thuận theo yêu cầu của học trò, đặc biệt mở khóa học cho họ. Điện đường là phòng học, mỗi điện đường đều mở lớp, giống như trường học. Nhưng học trò chẳng thể môn nào cũng học, không thể được! Cổ nhân Trung Quốc dạy học, nhấn mạnh "giáo chi đạo, quý dĩ chuyên" (đạo giáo dục là cốt yếu tinh chuyên), tuy câu này do tổ tiên đề ra, nhưng Phật giáo tuân thủ, nên quý vị học kinh giáo chỉ có thể học một môn, chẳng thể học rất nhiều môn [cùng một lúc].
Giống như hiện thời chúng ta buổi sáng trong hai tiếng đồng hồ học kinh Vô Lượng Thọ ở đây, phòng học sát vách giảng kinh Kim Cang, quý vị nghe tôi giảng ở đây xong, lại sang bên kia nghe kinh Kim Cang, có được hay không? Không được! Quý vị chỉ có thể học một thứ, chẳng thể đồng thời học rất nhiều thứ. Học một thứ xong, học xong một khoa mục, học hoàn tất một khoa mục này rồi, quý vị có thể chọn một khoa mục khác, lại có thể chọn một bộ kinh khác để tu. Khoa mục này học chưa xong, chẳng thể học khoa thứ hai! Thâm nhập một môn sẽ đắc Định. Do Giới đắc Định, Giới là quy củ, nghiêm ngặt tuân thủ quy củ, tâm người ấy thanh tịnh bèn có thể đắc Định. Thời gian Định đã lâu, lại nghe kinh hằng ngày, bất ngờ một lúc nào đó, hoát nhiên đại ngộ, tức là khai ngộ, đấy mới là mục tiêu học tập. Do vậy, mục tiêu học tập của chúng ta, thứ nhất là đắc tâm thanh tịnh, thứ hai là đắc định, thứ ba là khai ngộ, đạt đến khai ngộ sẽ là viên mãn. Sau khi khai ngộ, bất luận là kinh giáo nào hoặc giảng đường của người nào đều hoan nghênh quý vị đến nghe. Trước khi khai ngộ, không được! Quý vị chỉ có thể học một môn, chẳng thể học hai môn. Đấy là Kính Cúng Dường, hãy hiểu ý nghĩa chân thật của sự cung kính.
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL&action_edit=1
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 114
Thời gian từ: 01h40m36 - 01h46m05
1/Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/bai-dang-gan-day/tai-lieu-hoc-tap
2/Tịnh Độ Pháp Âm {có thể xem Video & Download MP3 + MP4 =
https://onedrive.live.com/redir?resid=1611C15B57B62EB0!306&authkey=!ACHk9Nt5tgeLY5k&ithint=folder%2c
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Thuở đức Phật tại thế, mọi người biết Ngài suốt đời chẳng có trụ xứ, Thích Ca Mâu Ni Phật chẳng dựng một đạo tràng hay một ngôi chùa miếu nào, chẳng có! Cả đời chẳng làm! Khi viên tịch là ở vùng quê, trong rừng. Sau khi đức Phật khuất bóng, quý vị thấy người đời dựng đại hùng bảo điện giống như hoàng cung, tạc tượng Ngài thờ phụng trong ấy, đó là gì? Đều là khiến cho nhân dân sanh lòng kính ngưỡng đối với thầy. Có thể kính ngưỡng vị thầy ấy, cũng sẽ kính ngưỡng học trò, nẩy sanh tín tâm và hứng thú đối với kinh điển di giáo của thầy, các đệ tử đức Phật đến dạy bảo, họ sẽ hoan hỷ tiếp nhận, dụng ý ở chỗ này. Thoạt đầu, tạo lập tự viện am đường thật sự là trường học. Tự viện am đường lên lớp mỗi ngày, chúng ta giảng kinh là lên lớp. Chẳng phải chỉ là một vị thầy, mà những vị thầy thật sự thân hành ngôn giáo, trong đại tự viện có mấy chục vị, tiểu tự viện đại khái cũng có chừng mười vị, cho nên các vị ấy dạy học chẳng gián đoạn. Có lắm lúc, thuận theo yêu cầu của học trò, đặc biệt mở khóa học cho họ. Điện đường là phòng học, mỗi điện đường đều mở lớp, giống như trường học. Nhưng học trò chẳng thể môn nào cũng học, không thể được! Cổ nhân Trung Quốc dạy học, nhấn mạnh "giáo chi đạo, quý dĩ chuyên" (đạo giáo dục là cốt yếu tinh chuyên), tuy câu này do tổ tiên đề ra, nhưng Phật giáo tuân thủ, nên quý vị học kinh giáo chỉ có thể học một môn, chẳng thể học rất nhiều môn [cùng một lúc].
Giống như hiện thời chúng ta buổi sáng trong hai tiếng đồng hồ học kinh Vô Lượng Thọ ở đây, phòng học sát vách giảng kinh Kim Cang, quý vị nghe tôi giảng ở đây xong, lại sang bên kia nghe kinh Kim Cang, có được hay không? Không được! Quý vị chỉ có thể học một thứ, chẳng thể đồng thời học rất nhiều thứ. Học một thứ xong, học xong một khoa mục, học hoàn tất một khoa mục này rồi, quý vị có thể chọn một khoa mục khác, lại có thể chọn một bộ kinh khác để tu. Khoa mục này học chưa xong, chẳng thể học khoa thứ hai! Thâm nhập một môn sẽ đắc Định. Do Giới đắc Định, Giới là quy củ, nghiêm ngặt tuân thủ quy củ, tâm người ấy thanh tịnh bèn có thể đắc Định. Thời gian Định đã lâu, lại nghe kinh hằng ngày, bất ngờ một lúc nào đó, hoát nhiên đại ngộ, tức là khai ngộ, đấy mới là mục tiêu học tập. Do vậy, mục tiêu học tập của chúng ta, thứ nhất là đắc tâm thanh tịnh, thứ hai là đắc định, thứ ba là khai ngộ, đạt đến khai ngộ sẽ là viên mãn. Sau khi khai ngộ, bất luận là kinh giáo nào hoặc giảng đường của người nào đều hoan nghênh quý vị đến nghe. Trước khi khai ngộ, không được! Quý vị chỉ có thể học một môn, chẳng thể học hai môn. Đấy là Kính Cúng Dường, hãy hiểu ý nghĩa chân thật của sự cung kính.