TĐ:134- Ba Giai đoạn Tu Hành, Thanh Tịnh - Bình Đẳng - Giác

153 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
TĐ:134- Ba giai đoạn tu hành, Thanh Tịnh - Bình Đẳng - Giác
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoYDyd4deLiJiHReSbgi3LL&action_edit=1
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK - tập, 081
Thời gian từ: 01h03:17:01 - 01h06:46:26
Pháp Âm Việt Download MP3 - MP4 & DivX https://drive.google.com/folderview?id=0Bz7kUyTNUpcVSzN3MWFjSTNrY2s&pageId=105671716380981671179&tid=0Bz7kUyTNUpcVUWZLUm5hT3dfbEE#grid
Nguồn Việt Ngữ: http://niemphat.net/cacbaimoidang.htm
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Pháp Âm Tịnh Độ {có thể xem Video & Download MP3 = https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org/danhsachphat-tinhdophapam

Nay chúng ta nói Trang Nghiêm là "mỹ hảo" (đẹp đẽ), Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác là điều chúng ta tu học.
Tôi cũng có một cách giảng riêng khác với cách giảng của cụ Hoàng, tôi nghĩ cách tôi nói khiến cho mọi người dễ hiểu hơn. Tôi đem [tựa đề kinh] phối hợp với ba giai đoạn tu học là A La Hán, Bồ Tát, và Phật. Buông chấp trước xuống, chẳng còn chấp trước hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian, tâm thanh tịnh hiện tiền; đấy là A La Hán. Bước thứ nhất là quý vị khôi phục tâm thanh tịnh. Tiến hơn bước nữa là buông phân biệt xuống, chẳng còn có ý niệm phân biệt, tâm quý vị đắc định. Chẳng còn phân biệt là tâm bình đẳng hiện tiền; đấy là Bồ Tát. A La Hán còn có phân biệt, Bồ Tát chẳng phân biệt. Cuối cùng, khởi tâm động niệm đều không có, sự giác ngộ ấy chính là Phật Đà. Vì thế, "thanh tịnh, bình đẳng, giác" là ba tầng tu học theo thứ tự, ba giai đoạn. Bậc thượng thượng căn bỏ ngay, đoạn ngay khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước, Lục Tổ Huệ Năng trong Thiền Tông là người như vậy. Ngài có thể buông xuống ngay lập tức, nên thành Phật, phàm phu bèn thành Phật. Vì thế, nói theo lý luận, phàm phu thành Phật cần bao nhiêu thời gian? Một niệm! Trong một niệm, phàm phu có thể thành Phật. Quý vị nghĩ xem, trong một niệm chúng ta có thể tiêu diệt tội nghiệp hay không? Quý vị chẳng hiểu rõ ư? Hễ một niệm giác thì mầm mống tội lỗi đã tạo trong vô lượng kiếp sẽ chẳng còn nữa, đều tiêu hết, thành Phật rồi!
Trong kinh, đức Phật có nêu một tỷ dụ: "Phòng tối ngàn năm". Căn phòng ấy tối tăm cả ngàn năm, chẳng hề có ánh đèn chiếu tới. Phòng tối ngàn năm tỷ dụ điều gì? Tỷ dụ thời gian quý vị tạo tác tội nghiệp rất dài, tội rất nặng, nhưng thắp một ngọn đèn sẽ chiếu sáng, tối tăm chẳng còn nữa! Vì thế, chúng ta hiểu đạo lý này, buông khởi tâm động niệm xuống sẽ thành Phật. Trong kinh Đại Thừa, khởi tâm động niệm được gọi là "căn bản vô minh".
Category
Trích đoạn Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa