Tâm Vốn Thanh Tịnh. Chân-tâm không có suy nghĩ, không có tạp niệm. Tất cả Pháp Từ Tâm Tưởng Sanh.

11 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 38
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014 (Giảng lần thứ 4) Tập 479
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng

Lúc đó, đức Phật trụ thế 79 năm, người Trung Hoa nói tuổi ta là 80, người nước ngoài nói theo tuổi thật, thì năm 79 tuổi Ngài nhập Bát-niết-bàn, rời khỏi chúng ta. Lúc ở đời, Ngài vì chúng ta mà biểu diễn, Ngài là hoàng tử, nếu như không xuất gia, thì Ngài sẽ làm vua. Mười chín tuổi từ bỏ ngôi vua, tại sao vậy? Bởi Ngài thấy có vấn đề không thể giải quyết được, thấy được sanh lão bệnh tử, khi tuổi đã lớn thì cũng không thể thoát được đại hạn này, đó là mấu chốt. Ngài hướng đến rất nhiều người để thỉnh giáo, có thể vượt qua được hay không? Có tín đồ của những tôn giáo, là người tu hành, người xuất gia, Ngài đều học qua tất cả tôn giáo của Ấn Độ, lúc bấy giờ Ấn Độ cũng là đất nước của triết học, Ngài cũng học qua những học phái đó, nhưng không có học phái tôn giác nào giải quyết vấn đề này được, nên Ngài xả bỏ đi những gì đã học trong 12 năm.
Đó cũng là làm tấm gương cho chúng ta xem, để chúng ta học tập theo Ngài. Năm 19 tuổi xuất gia, là buông xuống phiền-não-chướng, năm 30 tuổi, thì buông xuống sự cầu học, không học nữa, không học tôn giáo nữa, cũng không học triết học nữa, là buông xuống sở-tri-chướng. Buông xuống hai loại chướng ngại này, vậy Ngài làm thế nào? Ngài nhập định, trong tâm thật sự làm được một niệm không sanh, trở về đến tự-tánh. Tự-tánh là dạng như thế nào? Đại sư Huệ Năng nói với chúng ta, khi ngài đã khai ngộ, khai ngộ tức là thấy được chân-tâm, minh tâm kiến tánh, thấy được bản-tánh, bản-tánh chính là chân-tâm. Hai tâm này của chúng ta: một là chân-tâm, hai là vọng-tâm. Về vọng-tâm, hiện nay chúng ta dùng chính là vọng-tâm. Vọng-tâm ở đâu ? Là ở trong chân-tâm; chân-tâm ở đâu ? Chân-tâm ở trong vọng-tâm. Chân vọng là một thể, chân vọng không thể chia ra được, chư vị phải biết điều này. Tâm luân hồi là vọng-tâm.
Đại sư Huệ Năng nói rất hay, ‘nào ngờ tự-tánh, vốn không dao động’, đó là nói rõ chân-tâm của chúng ta không động, chính là đại định. Đại định trên quả địa Như Lai, chính là chân-tâm, từ trước đến giờ chưa từng động. Đại sư Huệ Năng nói, nào ngờ tự-tánh, vốn không dao động, chưa từng động qua, chưa từng lay động. Nó ở nơi đâu? Nó ở nơi nào, đó là ý nghĩ của vọng rồi, là nghi ngờ của vọng-tâm, chân-tâm thì không có. Chân-tâm không có suy nghĩ, không có tạp niệm, nói với quý vị: chánh niệm cũng không có. Chánh niệm, tà niệm đều là tà; chánh niệm, tà niệm đều là chánh, có thể nói thông được hay không? Có thể giảng thông được, vì là một thể. Nói với chúng ta: toàn bộ vũ trụ, tất cả vạn pháp, là cùng một thể với chính mình. Vũ trụ ở đâu? Ở trong tâm ta. Tâm ta ở nơi đâu? Tâm ta ở trong vũ trụ. Dao động chính là vọng-tâm, không dao động chính là bày ra của chân-tâm. Chân vọng nhất như, chân ở trong vọng, vọng ở trong chân, có thể chia ra được không? Không chia ra được, vì chia ra thì sai rồi. Chẳng những không chia ra được, mà nói cũng không được, nói là phương tiện nói. Quý vị thật sự có thể đem tất cả những điều đã nói đã nghe buông xuống, thì quý vị mới khế nhập được cảnh giới. Khế nhập cảnh giới đây chính là chứng được tự-tánh, minh tâm kiến tánh.
Hiện nay chúng ta là đang động, động nhưng làm cho nó bất động, trở về bất động, là kiến tánh rồi. Tu thế nào ? Trên tổng cương lĩnh để nói, mắt tu ở trong sắc, mắt thấy sắc ở bên ngoài, thấy được rõ rõ ràng ràng, minh minh bạch bạch, đó gọi là trí huệ. Trí huệ Bát-nhã của tự-tánh vốn đầy đủ, là như như bất động, không có khởi tâm, không có động niệm, không có phân biệt, không có chấp trước, đó là tự-tánh. Đã có một ý niệm khởi lên, thì khởi tâm động niệm rồi, là vọng-tâm, không phải chân-tâm, rất là rõ ràng rất là sáng tỏ. Chân có tác dụng của chân, vọng có tác dụng của vọng, tác dụng của vọng như thế nào? Tác dụng của vọng, là hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức, chính là dùng vọng để hóa độ chúng sanh. Bên trong của chân chính là Thường-tịch-quang. Thường, là không dứt, vĩnh hằng không dứt, không có sanh diệt gọi là thường, có sanh có diệt là vô thường, không sanh không diệt gọi là thường; tịch là không có ý niệm; quang là một vùng ánh sáng; Thường-tịch-quang Tịnh-độ của Thế giới Cực Lạc, chúng ta đến được nơi đó, thì nhất định chứng được Thường-tịch-quang, rốt ráo viên mãn thành Phật.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không