TÂM PHIỀN NÃO KHÔNG THANH TỊNH, NHƯ VẬY NIỆM PHẬT CŨNG CÓ THỂ VÃNG SANH
Nguyên tác: Pháp sư Tịnh Tông
Người dịch: Nhuận Mãn Qua
Người đọc: Diệu Thảo
------------------
Tất cả những gì mà chúng ta có, nó vốn không có liên quan gì đến việc vãng sanh, nó đã không liên quan gì đến việc vãng sanh, thì cũng không tạo nên chướng ngại gì cả; còn như trong nội tâm chúng ta có nghĩ rằng nó có liên quan đến vãng sanh, vậy đã có liên quan thì sẽ có chướng ngại: “Nếu như vậy, có thể giúp tôi vãng sanh, nếu không như vậy, có thể chướng ngại tôi vãng sanh.” Thực ra tất cả đều là do chúng ta lo nghĩ quá nhiều chuyện vô ích, hoàn toàn không chướng ngại, hoàn toàn không có liên quan, chúng ta chớ gom lại thành một mớ, đó không gọi là “nhất hướng chuyên xưng” nữa.
Quay trở lại với diện mạo vốn có của nó, mây trời thế gian trôi đi, cứ để nó trôi đi; hoa vàng rơi, cứ mặc nó rơi, những điều này có liên quan gì đến vãng sanh nào ? Bạn có thể nỏi: “Ái chà! Lá cây rơi rụng rồi, nó có thể giúp tôi vãng sanh không? Có thể chướng ngại tôi vãng sanh không ?” Hoàn toàn không chướng ngại, đúng không? Lá cây đâm chồi rơi rụng có thể giúp hoặc cản trở chúng ta vãng sanh không ? Không thể.
Vậy phiền não của chúng ta cũng vậy. Phiền não khởi lên, cứ mặc cho nó khởi lên; phiền não tiêu biến, cứ mặc cho nó tiêu biến. Nó hoàn toàn không liên quan gì đến việc vãng sanh của chúng ta, nó là bộ mặt vốn có của chúng sanh phàm phu ở thế gian này, tâm của phàm phu như chúng ta vốn dĩ như vậy, chúng ta chính là phàm phu như vậy! Chúng ta có tóc, có mũi, có mắt, chúng ta niệm Phật vãng sanh với thân phận và diện mạo như vậy, đây là hình tướng bên ngoài của chúng ta, chúng ta đều là những phàm phu niệm Phật cầu vãng sanh với tâm phiền não sinh sinh diệt diệt như vậy. Vì vậy, chớ chỉ điểm nó, “xem bạn như vậy, như kia…” điều này là không cần thiết, chỉ cần lo việc niệm Phật thôi. Cứ kiên định với một con đường niệm Phật như vậy, đây gọi là “nhất hướng chuyên xưng”.
Ví dụ nói: Con người khi khát thì phải uống nước, muốn uống nước suối trong. Rồi cầm lấy bát đi múc nước uống, cái bát này có cái đẹp, có cái sứt mẻ, bất kể là bát gì, bạn cầm lấy bát nước của mình uống thì tốt rồi, bạn cầm bát gì đi lấy nước uống đều có thể giải khát được, đúng không ? Kết quả có người không phải cầm bát uống nước, mà ở đó so sánh rằng: “Bát của tôi đẹp hơn của bạn, vì vậy tôi có thể giải khát; còn bạn thì không thể giải khát.” Có người thì nói: “Đúng vậy! Bát của tôi không đẹp, bát của bạn đây là bát vàng, còn của tôi là bát đất, có thể nước tôi uống không thể giải khát được.” Điều này nói lên điều gì đây?
Căn cơ của chúng ta có chín phẩm, bát vàng đại diện cho người thượng thiện, bát đất đại diện cho người tạo ác, bát đẹp đại diện cho người trì giới, bát sứt mẻ đại diện cho người phá giới. Sáu chữ danh hiệu chính là nước suối trong sạch. Tâm chúng ta chính là cái bát, danh hiệu mới là nước.
Tâm tịnh giống như bát vàng, tâm không tịnh như bát đất. Chúng ta không phải dựa vào tâm tịnh hay không tịnh để giải quyết luân hồi sanh tử, mà là dựa vào Nam-mô A-di-đà Phật mà chúng ta niệm. Giống như chúng ta không phải dựa vào cái bát, là dựa vào nước ở trong bát mới giải khát, khi khát nước thì nên mau chóng cầm lấy bát để đựng nước.
Chúng ta là một cái bát đất sứt mẻ ----- chỉ có một cái bát đất sứt mẻ thì phải làm thế nào đây? Đựng lấy nước để uống thôi ! Uống vào cũng có thể giải khát. “Ái chà, tốn tiền đi mua bát đẹp.” Bát đẹp chưa mua được thì chết khát mất rồi. Vì vậy, chớ cứ ở đây mà lỡ mất thời gian, hiện tại là cái bát sứt mẻ, thì cứ cầm lấy nó mà đựng nước, uống vào vẫn có thể giải khát được vậy.
Hiện tại bạn là một người không có trí tuệ, là người mà đến kinh A-di-đà cũng không thuộc, phiền não chồng chất tâm không thạnh tịnh, bạn chính là cái bát sứt mẻ như vậy, vậy cứ với căn cơ như thế mà niệm Nam-mô A-di-đà Phật, thì bạn cũng có thể vãng sanh! “Ái chà, tôi muốn tụng kinh Địa Tạng, muốn tụng phẩm Phổ Môn, muốn học ngồi thiền, hàng phục phiền não…” Vậy thì không kịp đâu! Hãy mau mau niệm Nam-mô A-di-đà Phật, vậy là tốt rồi.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Người dịch: Nhuận Mãn Qua
Người đọc: Diệu Thảo
------------------
Tất cả những gì mà chúng ta có, nó vốn không có liên quan gì đến việc vãng sanh, nó đã không liên quan gì đến việc vãng sanh, thì cũng không tạo nên chướng ngại gì cả; còn như trong nội tâm chúng ta có nghĩ rằng nó có liên quan đến vãng sanh, vậy đã có liên quan thì sẽ có chướng ngại: “Nếu như vậy, có thể giúp tôi vãng sanh, nếu không như vậy, có thể chướng ngại tôi vãng sanh.” Thực ra tất cả đều là do chúng ta lo nghĩ quá nhiều chuyện vô ích, hoàn toàn không chướng ngại, hoàn toàn không có liên quan, chúng ta chớ gom lại thành một mớ, đó không gọi là “nhất hướng chuyên xưng” nữa.
Quay trở lại với diện mạo vốn có của nó, mây trời thế gian trôi đi, cứ để nó trôi đi; hoa vàng rơi, cứ mặc nó rơi, những điều này có liên quan gì đến vãng sanh nào ? Bạn có thể nỏi: “Ái chà! Lá cây rơi rụng rồi, nó có thể giúp tôi vãng sanh không? Có thể chướng ngại tôi vãng sanh không ?” Hoàn toàn không chướng ngại, đúng không? Lá cây đâm chồi rơi rụng có thể giúp hoặc cản trở chúng ta vãng sanh không ? Không thể.
Vậy phiền não của chúng ta cũng vậy. Phiền não khởi lên, cứ mặc cho nó khởi lên; phiền não tiêu biến, cứ mặc cho nó tiêu biến. Nó hoàn toàn không liên quan gì đến việc vãng sanh của chúng ta, nó là bộ mặt vốn có của chúng sanh phàm phu ở thế gian này, tâm của phàm phu như chúng ta vốn dĩ như vậy, chúng ta chính là phàm phu như vậy! Chúng ta có tóc, có mũi, có mắt, chúng ta niệm Phật vãng sanh với thân phận và diện mạo như vậy, đây là hình tướng bên ngoài của chúng ta, chúng ta đều là những phàm phu niệm Phật cầu vãng sanh với tâm phiền não sinh sinh diệt diệt như vậy. Vì vậy, chớ chỉ điểm nó, “xem bạn như vậy, như kia…” điều này là không cần thiết, chỉ cần lo việc niệm Phật thôi. Cứ kiên định với một con đường niệm Phật như vậy, đây gọi là “nhất hướng chuyên xưng”.
Ví dụ nói: Con người khi khát thì phải uống nước, muốn uống nước suối trong. Rồi cầm lấy bát đi múc nước uống, cái bát này có cái đẹp, có cái sứt mẻ, bất kể là bát gì, bạn cầm lấy bát nước của mình uống thì tốt rồi, bạn cầm bát gì đi lấy nước uống đều có thể giải khát được, đúng không ? Kết quả có người không phải cầm bát uống nước, mà ở đó so sánh rằng: “Bát của tôi đẹp hơn của bạn, vì vậy tôi có thể giải khát; còn bạn thì không thể giải khát.” Có người thì nói: “Đúng vậy! Bát của tôi không đẹp, bát của bạn đây là bát vàng, còn của tôi là bát đất, có thể nước tôi uống không thể giải khát được.” Điều này nói lên điều gì đây?
Căn cơ của chúng ta có chín phẩm, bát vàng đại diện cho người thượng thiện, bát đất đại diện cho người tạo ác, bát đẹp đại diện cho người trì giới, bát sứt mẻ đại diện cho người phá giới. Sáu chữ danh hiệu chính là nước suối trong sạch. Tâm chúng ta chính là cái bát, danh hiệu mới là nước.
Tâm tịnh giống như bát vàng, tâm không tịnh như bát đất. Chúng ta không phải dựa vào tâm tịnh hay không tịnh để giải quyết luân hồi sanh tử, mà là dựa vào Nam-mô A-di-đà Phật mà chúng ta niệm. Giống như chúng ta không phải dựa vào cái bát, là dựa vào nước ở trong bát mới giải khát, khi khát nước thì nên mau chóng cầm lấy bát để đựng nước.
Chúng ta là một cái bát đất sứt mẻ ----- chỉ có một cái bát đất sứt mẻ thì phải làm thế nào đây? Đựng lấy nước để uống thôi ! Uống vào cũng có thể giải khát. “Ái chà, tốn tiền đi mua bát đẹp.” Bát đẹp chưa mua được thì chết khát mất rồi. Vì vậy, chớ cứ ở đây mà lỡ mất thời gian, hiện tại là cái bát sứt mẻ, thì cứ cầm lấy nó mà đựng nước, uống vào vẫn có thể giải khát được vậy.
Hiện tại bạn là một người không có trí tuệ, là người mà đến kinh A-di-đà cũng không thuộc, phiền não chồng chất tâm không thạnh tịnh, bạn chính là cái bát sứt mẻ như vậy, vậy cứ với căn cơ như thế mà niệm Nam-mô A-di-đà Phật, thì bạn cũng có thể vãng sanh! “Ái chà, tôi muốn tụng kinh Địa Tạng, muốn tụng phẩm Phổ Môn, muốn học ngồi thiền, hàng phục phiền não…” Vậy thì không kịp đâu! Hãy mau mau niệm Nam-mô A-di-đà Phật, vậy là tốt rồi.
Nam-mô A-di-đà Phật.
- Category
- Dharma