Tại sao lại Học Phật, học rất bận rộn, mệt mỏi, vất vả, phiền não. Tại sao lại tham sống sợ chết ?

6 Views
Đại Nguyện Nguyện 18 trong 48 Đại Nguyện của Phật A Di Đà : Nếu con được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin tưởng, muốn sanh về cõi nước con chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì con chẳng trụ ở Ngôi Chánh Giác, trừ kẻ phạm năm tội nghịch và gièm chê Chánh Pháp. Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật Lời Khuyên Tịnh Độ (Ấn Quang Đại Sư) “ Ấn Quang từ Tây qua Ðông, từ Bắc xuống Nam, qua lại hơn vạn dặm, gặp gỡ nhiều người. Trong số đó, lắm kẻ bình nhật tự vỗ ngực là bậc thông Tông, thông Giáo, coi Tịnh Ðộ như uế vật, chỉ sợ nó làm bẩn lây đến mình. Lúc lâm chung, đa số chân loạn tay cuống, kêu cha gào mẹ. Trong số ấy, có những người trì giới niệm Phật già giặn, chắc thật, dù Tín Nguyện chưa đến mức cùng cực, tướng lành chẳng hiện, nhưng đều an nhiên mạng chung. Vì sao như vậy? Là vì tâm thuỷ trong lặng, do phân biệt nên xao động, đục ngầu, sóng thức trào dâng. Do Phật hiệu nên tâm thuỷ ngưng lặng. Bởi thế, kẻ thượng trí chẳng bằng kẻ hạ ngu, biến quá khéo thành vụng về lớn vậy!”
Published
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM, THANH TỊNH, BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH.

Chủ giảng: Cô Lưu Tố Vân
Trích đoạn khai thị...Tập 23 - 24

Sau khi nghe pháp kiên quyết từ bỏ hết thảy, thể hiện tâm xuất ly chân thật, đây là căn bản của việc học đạo. Mặc dù một người đang hoằng pháp lợi sanh, giảng kinh thuyết pháp, nhưng sâu thẳm trong nội tâm vẫn luôn hòa trộn với thanh sắc tài lợi, công danh phú quý, danh tiếng địa vị, thân bằng quyến thuộc thành một khối, không thể xuất ly, nếu muốn thành đạo thì bạn hãy đợi đến năm con lừa đi !

Cửa Phật vốn cõi Tịnh
Hiện nay nhiều ô nhiễm
Người có chút lương tâm
Thực sự không nỡ nhìn
Trà trộn cửa Phật nhiều
Không phải thật học Phật
Có tiền rất dễ dàng
Thoải mái mà ăn uống
Chúng sanh trồng phước điền
Bạn tặng họ sa mạc
Hạt giống không nảy mầm
Nợ này ghi sổ trước
Cúng dường của mười phương
Sao có thể tham chấp
Nợ thì sẽ phải trả
Sớm muộn không tránh khỏi
Ăn cơm của nhà Phật
Không làm việc nhà Phật
Nói bạn trà trộn vào
Tự mình kiếm chỗ ngồi
Cửa Phật không giảng kinh
Lấy gì độ chúng sanh
Toàn nhờ làm kinh sám
Lo người chết không lo người sống
Cửa Phật phải chỉnh đốn
Chuyện này là tất nhiên
Nếu còn không chỉnh đốn
Cửa Phật loạn thành tổ
Nhất định phải thanh trừ
Những kẻ trà trộn vào
Cửa Phật là cõi tịnh
Sao cho phép làm càng
Còn không mau hối cải
Ba đường đang đợi đó
Bạn là đệ tử Phật
Làm theo lời Phật dạy
Minh sư chỉ dạy bạn
Không hề sai chút nào
Khuyên người mau giác tỉnh
Dùng chân tâm học Phật
Chư Phật rất từ bi
Không bỏ rơi người nào
Nếu bạn không hối cải
Đức Phật cũng hết cách
Nói lời đại chân thật
Đợi bạn công kích tôi
Vi Đà Tôn Thiên hiện oai thần
Giơ cao kiếm pháp chém quần ma.
Trên thế gian này, có ai không tranh danh, có ai không chạy theo lợi? Trong biển người mênh mông, khó mà tìm được người thanh nhàn. Người đời bận rộn chẳng phải đều vì tranh danh đoạt lợi sao? Tại sao xã hội hiện nay lại động loạn ? Tranh danh trục lợi là điều không thể tránh khỏi của chúng sanh trong lục đạo. Nhưng danh lợi phải lấy sao cho đúng đạo, điều này do Thánh Hiền xưa dạy cho chúng ta, nếu như lấy không đúng đạo thì tuyệt đối không thể tiếp nhận. Ngày nay không còn đạo nữa, tranh danh trục lợi không từ thủ đoạn, cả xã hội đều loạn rồi. Do nguyên nhân gì mà loạn tới mức độ này ?
Hơn một thế kỷ gần đây, khoa học kỹ thuật phát triển rồi, người phương Đông hoài nghi lời dạy của tổ tiên, vứt bỏ trí huệ chân thật của tổ tiên; người phương Tây tuyên bố Thượng đế đã chết, không cần tôn giáo nữa, đây là nguyên nhân căn bản khiến trái đất hiện nay động loạn. Văn minh phương Đông dựa vào lời dạy của Thánh Hiền, văn minh phương Tây hoàn toàn dựa vào tôn giáo, hiện tại cả hai đều bị vứt bỏ, xã hội có thể không loạn sao ? Chúng ta đã phải chịu khổ mà vẫn chưa mau chóng tỉnh ngộ sao ? Chẳng lẽ chúng ta nhất định phải chịu hết khổ cực mới có thể tỉnh ngộ sao ?
Chúng sanh mạt pháp khó giáo hóa
Không nghe lời thật nghe lời giả
Bị lừa bị gạt không giác tỉnh
Lúc nào mới có thể về nhà
Lão pháp sư thượng Tịnh hạ Không
Tận tình khuyên bảo giảng Phật pháp
Sáu mươi mấy năm không gián đoạn
Nhưng mà mấy ai nghe hiểu được
Năm tháng vô tình vội vã qua
Còn lại được bao nhiêu ngày tháng
Đại hạn trước mắt mới giác tỉnh
Nào ngờ lúc đó đã muộn rồi
Hôm nay bắt đầu cũng chưa muộn
Bồ Tát từ bi không nỡ bỏ
Thuyền pháp khởi hành không đợi khách
Nhất định đừng để mình sót lại

Rất nhiều người khi nghĩ đến cái chết đều cảm thấy rất đáng sợ. Xưa nay trong ngoài nước đều có hiện tượng này. Có mấy ai không sợ chết? Người học Phật cũng không ngoại lệ. Tại sao con người lại tham sống sợ chết? Bởi vì không hiểu chân tướng của sống chết. Nếu như biết được chân tướng của sống chết thì sẽ không tham sống, cũng không sợ chết. Tham sống sợ chết là vọng niệm, là vọng tưởng. Mọi người nghĩ thử xem, tham sống có thể sống sao? Sợ chết có thể không chết sao? Phàm phu lục đạo sống trong vọng tưởng, đây là chuyện rất khổ. Người niệm Phật nhất định phải ghi nhớ, tuyệt đối không được tham sống sợ chết. Người nước ngoài nghiên cứu về cái chết, kết luận của họ là con người sẽ không chết, mà cái gì chết? Là thân thể. Thân thể có sống chết, thân thể không phải là chính mình. Hiện nay, người nước ngoài đã thừa nhận có linh hồn, họ cho rằng linh hồn là chính mình. Chúng ta nói theo Phật pháp, linh hồn vẫn không phải là chính mình, chính mình thật sự là g ì? Chính mình thật sự là tự tánh, đó mới là chính mình thực sự. Vậy thì linh hồn là chuyện như thế nào? Linh hồn là trạng thái điên đảo mê hoặc của bản tánh. Sau này nói linh hồn là chính mình, vậy cũng đã tiến bộ rất nhiều rồi.
Vì vậy, chúng ta nhất định phải biết: tự tánh là chính mình thực sự, không sanh không diệt, không đến không đi, đây là cái tôi thật sự. Thân thể này giống như quần áo rách vậy, phải đổi một bộ mới; giống như căn nhà lâu ngày sắp bị sập, phải đổi một căn nhà mới. Nên thân thể thường có thể thay đổi. Từ vô lượng kiếp đến nay, không biết chúng ta đã thay đổi bao nhiêu lần rồi, điều này có gì đáng sợ ? Điều này có gì ghê gớm chứ ?
Category
Hòa Thượng Tịnh Không